Thực trạng kim ngạch thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu: Danh mục các nhà cung cấp hàng hóa cho công ty:

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng (Trang 35 - 40)

TNHH LD CHÍ HÙNG 2.1 Khái quát về công ty TNHH LD Chí Hùng :

2.2.2.1.1 Thực trạng kim ngạch thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu: Danh mục các nhà cung cấp hàng hóa cho công ty:

Danh mục các nhà cung cấp hàng hóa cho công ty:

Số thứ tự Tên nhà cung cấp Phương thức thanh toán

1 M & M International Co., LTD T/T trả sau 365 ngày

2 Grand International Co., LTD T/T trả sau 60 ngày

3 Fuller Investment Co., LTD T/T trả sau 45 ngày

4 Hanyoung Global Group T/T trả sau 60 ngày

5 Frama HongKong LTD T/T trả sau 30 ngày

6 Royal Tech Company Limited T/T trả sau 90 ngày

7 Blue Garden Holdings Limited T/T trả sau 90 ngày

8 Bayer Material LTD D/P trả ngay

9 Prime Asia LTD T/T trả trước 30%

10 Trust Chemical Co., LTD T/T trả trước 30%

11 Redway Co., LTD T/T trả trước 30%

… …

Đây là những đối tác cung cấp hàng hóa thường xuyên, có mối quan hệ mật thiết và làm ăn lâu dài với công ty, nên giữa công ty với họ rất tin cậy lẫn nhau. Do vậy các hợp đồng chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán là T/T trả sau và công ty sẽ dựa theo từng hợp đồng đã ký sẽ thanh toán theo nhóm nhà cung cấp nào sẽ T/T trước, nhóm nào sẽ T/T trả sau.

Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu theo các phương thức thanh toán quốc tế giai đoạn 2007 – 2009 như sau:

Bảng 03

ĐVT: USD

Các hình thức thanh toán

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % 1 2 3 4 5 6 T/T trả sau 41,595,978.85 78,44 48,133,190.37 84,42 24,157,406.17 81,41 T/T trả trước 10,940,784.40 20,63 7,977,420.94 13,99 4,883,583.04 16,46 D/P 490,989.60 0,93 903,488.15 1,59 631,942.40 2,13 Tổng 53,027,752.85 100 57,014,099.46 100 29,672,931.61 100 Bảng 04 Bảng so sánh kim ngạch TTQT hàng nhập khẩu 2007-2009 ĐVT: USD SS năm 2008/2007 SS năm 2009/2008 Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối

%7=3-1 8=3/1 9=5-3 10=5/3 7=3-1 8=3/1 9=5-3 10=5/3 T/T trả sau +6,537,211.52 115,72 -23,975,784.20 50,19 T/T trả trước -2,963,363.46 72,91 -3,093,837.90 61,22 D/P +412,498.55 184,01 -271,545.75 69,94 Tổng +3,986,346.61 107,52 -27,341,167.85 52,04

Nguồn: phòng kế toán công ty

Dưới đây là các biểu đồ tỷ trọng phương thức thanh toán quốc tế từng năm như sau:

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng các phương thức TTQT hàng nhập khẩu năm 2007

Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng các phương thức TTQT hàng nhập khẩu năm 2009

Nhìn vào bảng kim ngạch 03 và 04 cùng với các biểu đồ từ 3.1-3.3 cho ta thấy phương thức thanh toán chủ yếu là phương thức chuyển tiền T/T trả sau. Cả 3 năm từ 2007 đến 2009 giá trị T/T trả sau chiếm tỷ trọng cao hơn so với T/T trả trước và nhờ thu. Năm 2007 tỷ lệ T/T trả sau chiếm 78,44% trong tổng số các phương thức thanh toán, cao gấp 3 lần so với T/T trả trước trong khi đó D/P chiếm tỷ trọng 0,93% và T/T trả trước chiếm 20,63%. Năm 2008 T/T trả trước chiếm 13,99%, nhờ thu chiếm 1,59% và T/T trả sau vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 84,42% trong tổng số. So sánh năm 2008 với năm 2007 thì thanh toán hàng nhập theo các phương thức tăng dần cụ thể T/T trả sau tăng 6,537,211.52 USD, nhờ thu tăng 412,498.55 USD và T/T trả trước giảm 2,963,363.46 USD. Năm 2009 T/T trả sau giảm một nửa so năm 2008 từ 48,133,190.37USD xuống còn 24,157,406.17 USD và T/T trả trước, nhờ thu cũng giảm giá trị nhưng phần tỷ trọng lại tăng so với năm 2008. Nguyên nhân của việc giảm giá trị thanh toán của năm 2009 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 tác động đến tình hình nhập khẩu của

công ty, giá trị nhập khẩu hàng hóa giảm so với năm 2008 vì nhu cầu sản xuất bị thu hẹp lại do số lượng đơn đặt hàng bị giảm nên kim ngạch thanh toán hàng nhập khẩu bị giảm đáng kể.

Theo như số liệu của các biểu đồ trên ta thấy có sự chênh lệch tỷ trọng giữa các phương thức thanh toán, T/T chiếm đến 98% tỷ trọng trong khi đó D/P chỉ chiếm 2% tỷ trọng. Sở dĩ có sự chênh lệch tỷ trọng trên là do công ty nhập khẩu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thiết bị làm giày chủ yếu là do một công ty bên Đài Loan cung cấp và chỉ nhập khẩu một số ít nguyên liệu vật liệu theo hợp đồng nhập khẩu tại chỗ. Các hợp đồng nhập khẩu từ công ty Đài Loan cũng như các công xuất khẩu tại chỗ được công ty đàm phán chọn phương thức thanh toán là T/T. Nếu công ty mua hàng và chọn phương thức thanh toán L/C thì sẽ không có lợi cho công ty Chí Hùng. Tỷ trọng thanh toán bằng phương thức D/P chỉ chiếm phần trăm rất ít trong toàn bộ tỷ trọng là vì có một mặt hàng hóa chất sử dụng trong ngành giày công ty phải nhập khẩu từ thị trường Châu Âu. Do đó công ty ký hợp đồng nhập khẩu hàng hóa này với công ty Bayer Material của Đức. Vì nhà cung cấp Châu Âu rất thận trọng trong khâu thanh toán nên trong hợp đồng thương mại phương thức thanh toán được chọn là phương thức D/P. Với sản phẩm này công ty chỉ nhập khẩu với số lượng rất thấp nên tỷ trọng thanh toán D/P cũng chiếm rất ít. Một yếu tố nữa thể hiện sự chênh lệch tỷ trọng giữa T/T và D/P là phí thanh toán bằng D/P cao hơn T/T, trong khi điện chuyển tiền T/T chỉ tính một lần phí khi giao dịch nhưng D/P lại được tính hai lần đó là một lần tính phí thông báo nhờ thu và một lần khi thanh toán sẽ tính thêm phí chuyển tiền. Trong thanh toán bằng D/P có điểm bất lợi là công ty phải chấp nhận thanh toán thì mới nhận chứng từ hàng hóa để làm thủ tục hải quan nhận hàng, nếu không thanh toán thì không thể nhận chứng từ và bộ chứng từ nhờ thu sẽ bị trả lại cho người bán. Chính vì tính phức tạp của D/P nên công ty sử dụng T/T là chiếm tỷ trọng cao nhất.

Ý nghĩa của việc chọn phương thức T/T đối với công ty là: an toàn trong việc giao nhận hàng hóa theo đúng số lượng, chất lượng theo đơn đặt hàng của công ty và công ty hiển nhiên được chiếm dụng vốn từ các khoản nợ ngắn hạn phải trả cho

nhà cung cấp.T/T trả sau đối với công ty là một điều kiện thuận lợi vì công ty luôn nhận hàng trước sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm rồi thì mới thanh toán sau.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng (Trang 35 - 40)