Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên * Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nâng cao chất lượng tín dụng pdf (Trang 43 - 45)

* Nguyên nhân khách quan:

- Do xuất phát từ đặc điểm địa bàn hoạt động trình độ dân trí ở đây rất thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu chủ yếu sản xuất dưới dạng tiểu nông, chưa phát triển sản xuất hàng hoá, mặt khác khả năng tiếp thu cơ chế thị trường và khoa học kỹ thuật rất hạn chế, hộ nông dân chưa có ý thức về SXKD sử dụng đất đai lao động, đồng vốn để vươn lên tích luỹ làm giàu chưa nhiều. Đây cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho Ngân hàng trong công tác cho vay, mở rộng đầu tư.

- Thị trường cho nông nghiệp nhất là tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cực kỳ khó khăn, chưa gắn được vùng sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp với khu bảo quản chế biến sản phẩm, chưa tạo ra được thị trường ổn định để người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất.

- Vốn tự có tham gia trong quá trình SXKD dịch vụ của hộ nông dân gần như không có gì, chủ yếu bằng vốn vay Ngân hàng, vì vậy tỷ lệ sinh lời từ sản xuất nông nghiệp bị phụ thuộc vào thiên nhiên làm cho nông dân hạn chế đầu tư ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay của Ngân hàng.

- Đại bộ phận khách hàng có nhu cầu vay lớn chưa đáp ứng được vì còn phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo khoản vay, vì các hộ làm trang trại tài sản thế chấp rất thấp nhưng vốn đầu tư ban đầu rất lớn.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Trong công tác tiếp thị: Mặc dù trên địa bàn huyện chỉ có một Nhno&ptnt Sơn Động không có NHTM khác cạnh tranh vì vậy cán bộ tín dụng thanh toán viên trong phong cách giao tiếp chưa được tốt, còn ỷ lại chưa tạo được uy tín lớn trong lòng khách hàng.

- Là một Ngân hàng có địa bàn rộng lớn song số lượng cán bộ làm công tác cho vay còn thấp 13/ 27 cán bộ, vì vậy xảy ra hiện tượng quá tải trong cho vay kinh tế hộ của một cán bộ tín dụng, đây là một vấn đề cần quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp. Hiện tại có những cán bộ tín phụ trách 2 xã lớn với dư nợ trên 11 tỷ, quản lý từ 800 - 1.200 hộ việc quản lý vốn vay rất khó khăn.

- Chưa thực sự đi sâu phân tích tài chính và biện pháp đảm bảo nợ vay và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Việc thay đổi địa bàn của cán bộ tín dụng duy trì thường xuyên (2 năm thay đổi địa bàn một lần) nên chưa giám sát chặt chẽ được địa bàn.

Để khắc phục những mặt còn hạn chế trên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có nhiều biện pháp khác nhau, tuỳ vào điều kiện, tình trạng kinh doanh của từng Ngân hàng mà chúng ta đưa ra những giải pháp khả thi. Trên cơ sở thực tế và tình trạng khó khăn ở Nhno&ptnt Sơn Động tôi xin đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại nhno&ptnt Sơn Động trong thời gian tới.

Chương3: giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng của nhno&ptnt sơn động.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nâng cao chất lượng tín dụng pdf (Trang 43 - 45)