Hiện nay công tác thống kê vẫn chưa được đánh giá đúng với khả năng và tầm quan trọng của nó. Vì thể việc tiến hành thu thập tài liệu, phân tích và nghiên cứu thống kê chưa được thực hiện đầy đủ. Đi kèm với nó là tình trạng số liệu còn rất sơ sài, chậm chạp thể hiện rõ nét: Tổng cục Thống kê là cơ quan chuyên về công tác thống kê lớn nhất trong cả nước mới chỉ thu thập được tài liệu về các doanh nghiệp công nghiệp trong những năm gần đây (từ năm 2000), trong đó số liệu cần thiết cũng không đầy đủ. Hiện nay mới có số liệu sơ bộ cho các doanh nghiệp công nghiệp năm 2007. Sự chậm trễ này làm giảm giá trị những con số thống kê đi rất nhiều. Một trong những lý do dẫn đến sự chậm trễ và không thường xuyên này là do kinh phí eo hẹp và đội ngũ
cán bộ thống kê có chuyên môn rất khan hiếm. Chính vì thế Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn về tài chính cho công tác thống kê.
Các doanh nghiệp cần có một phòng thống kê hoặc có các cán bộ thống kê có trình độ chuyên môn về thống kê để phân tích tình hình hoạt động doanh nghiệp trong những năm trước và đưa ra các kê hoạch, chiến lược cho những năm sắp tới. Rõ ràng vai trò của thông tin ngày càng quan trọng, dặc biệt là trong thời kỳ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ như hiện nay. Một trong các yếu tố giúp các doanh nghiệp thành công là nắm được thông tin cần thiết, xử lý hiệu quả và sử dụng kịp thời, đây cũng là điều kiện quan trọng để ra các quyết định sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả, đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vì tính cấp thiết như vậy, cho nên việc thành lập phòng thống kê tại doanh nghiệp.
Việc tạo dựng đội ngũ cán bộ thống kê cũng giữ một vai trò rất quan trọng. Có thể sử dụng một nguồn lao động mới (các sinh viên thống kê mới ra trường) hoặc có thể đào tạo lại từ nguồn nhân lực bên trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tiến hành đào tạo lại thì có thể tổ chức những lớp học về nghiệp vụ, mời các chuyên gia về thống kê giảng dạy.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp công nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của khu vực doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền kinh tế. Sản xuất công nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm, tuy nhiên do gặp phải nhiều thách thức nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp vẫn chưa cao.
Qua việc phân tích thực trạng cũng như phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp, em đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời cũng hi vọng trong thời gian tới các doanh nghiệp này sẽ làm ăn có hiệu quả hơn, phát triển với tốc độ cao hơn, thúc đẩy vào sự phát triển chung của cả nước.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS. TS. Phạm Ngọc Kiểm đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề này.
Danh mục tài liệu Tham khảo:
1. GS. TS. Phạm Ngọc Kiểm - PGS. TS. Nguyễn Công Nhự (2004), giáo trình thống kê kinh doanh, NXB Thống kê.
2. PGS. TS. Nguyễn Công Nhự (2004), giáo trình thống kê công nghiệp, NXB Thống kê.
3. GS. TS. Nguyễn Thành Độ - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Quản trị kinh doanh , NXB đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Niên Giám Thống kê năm 2005, 2006, 2007.
5. Tổng cục Thống kê (2008), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2005, 2006, 2007, NXB Thống kê.
6. Website Tổng cục Thống kê. 7. Website Vietnamnet.vn