0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN (Trang 29 -56 )

Bảng 3:Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây

TT T ài sản Năm 2005(đ) Năm 2006(đ) Năm 2007(đ)

1 Tổng tài sản 144.535.282.667 353.480.553.01 407.824.288.936

8 2 Tài sản lưu động 121.923.520.849 317.001.547.17 2 363.694.184.028 3 Tổng nguồn vốn 144.535.282.667 353.480.553.01 8 407.824.288.936 4 Nguồn vốn chủ sở hữu 38.002.311.676 43.856.886.214 55.420466.289 5 Lợi nhụân trước

thuế

11.009.220.120 11.875.769.731 18.905.147.702

6 Lợi nhuận sau

thuế

9.467.929.304 10.194.635.038 16.258.427.024 (Nguồn: Phòng kinh doanh)

Qua bảng số liêu của bảng trên ta thấy:

Năm 2006 so với 2005:Tổng tài sản tăng tuyệt đối 208.954.271.351đ, tăng tương đối 144,56%. Tài sản lưu động tăng tuyệt đối 195.069.026.323đ, tăng tương đối 159,98%. Lợi nhuận sau thuế tăng tuyệt đối 726.705.734đ, tăng tương đối 107, 67%

Năm 2007 so với 2006: Tổng tài sản tăng tuyệt đối 54.343.735.918đ, tăng tương đối 53,73%. Tổng tài sản lưu động tăng tuyệt đối 46.692.633.856đ tăng tương đối 14,73%. Lợi nhuận sau thuế tăng tuyệt đối 6.063.791.986đ tăng tương đối 54,48%

Như vậy qua các năm các chỉ tiêu: tổng tài sản, tài sản lưu động, lợi nhuận sau thuế đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Chứng tỏ công ty đã và đang khẳng định hình ảnh vị thế của mình trong tâm trí khách hàng đồng thời công ty cũng làm ăn có hiệu quả.

Bảng 4 : Doanh thu ba năm gần đây.

STT Năm Doanh thu(triệu đồng) Quy đổi ra USD(triệu đô)

1 2005 122.545 7,691

3 2007 370.885 23,180 (Nguồn phòng kinh doanh)

Qua bảng trên ta thấy doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng tuyệt đối là 35.15 trđ tăng tương đối 2,87%. Doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng tuyệt đối 213.185 trđ, tăng tương đối 135,14%.

Sở dĩ có sự tăng doanh thu qua từng năm là do công ty đã ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, tăng cường việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau

Bảng 5: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo khoản mục.

Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) 1. DTBTP 11,739 9.58% 3,275 2.08% 3,016 0.81% 2. DTCCDV 49,593 40.47% 53,435 33.88% 62,812 16.94% 3. DTKDHH 61,212 49.95% 100,989 64.04% 305,057 82.25% TDT 122,544 100.00% 157,699 100.00% 370,855 100.00%

(Nguồn phòng kinh doanh)

Bảng 6: Lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Khoản mục

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) 1.Lợi nhuận BHTP 901 8.18% 325 2.74% 1297 0.08% 2. Lợi nhuận CCDV 9,371 85.12% 5,465 46.02% 4247.4 26.12% 3. Lợi nhuận KDHH 1,709 15.52% 8,602 72.44% 6,558.7 40.34% 4. Lợi nhuận từ HĐTC & HDK -972 -8.83% -2,517 -21.20% 5,323 32.74% Tổng LN 11,009 100.00% 11.875 100.00% 16.258 100.00%

Bảng 7: Chi phí kinh doanh theo khoản mục.

Yếu tố

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị % Doan h thu Giá trị % Doan h thu Giá trị % Doan h thu GVH B 95,394,603,273 77.84 123,212,141,453 78.13 108,989,603,483 88.70 CP BH 1,057,548,375 0.86 806,727,464 0.51 130,271,483 0.11 CP QLD N 14,112,779,720 11.52 19,289,040,946 12.23 5,107,509,575 4.16 CP HĐT C 1,193,197,019 0.97 2,551,070,702 1.62 2,027,092,273 1.56 TCP 111,758,128,38 91.20 145,858,980,565 92.49 116,254,476,814 94.61 (Nguồn phòng kinh doanh)

Qua bảng trên ta thấy: Doanh thu qua các năm đều tăng, chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả và uy tín trên thị trường. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng, và lợi nhuận sau thuế. Công ty hoạt động hiệu quả và không có gì bất bình thường.

Nguyên nhân của sự tăng doanh thu là do: phần dịch vụ của công ty tăng mạnh(tư vấn, bảo trì,bảo dưỡng, ứng cứu thông tin, lắp ráp…) nên lợi nhuận của công ty cũng tăng đáng kể.

Về chi phí: Chi phí giá vốn hàng bán tăng thì doanh thu cũng tăng đáng kể, tuy nhiên mức độ tăng không ổn định qua các năm. Là do sự biến động của thị trường, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

IV. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯƠNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA.

1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Công ty có thị trường rộng khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Công ty đã và đang thiết lập, duy trì mối quan hệ vững chắc với số lượng lớn các khách hàng và đối tác nước ngoài, đó là những tổ chức DN cụ thể:

- 64 bưu điện tỉnh thành trong cả nước: như bưu điện An Giang, Bình Dương, Hà Giang, Hoà Bình, Kiên Giang, Kon Tum, Lạng Sơn,...

- Các công ty khai thác dịch vụ viễn thông đầu ngành như:VMS, VNT, VTI, GPC….Công ty là đối tác thi công toàn bộ công trình lắp đặt các trạm BTS mở rộng mạng lưới điện thoại di động trên cả nước

- Bộ quốc phòng, Bộ công an, ngành điện lực, ngành đường sắt, khối ngân hàng, ngành hàng không, một số công ty phần mềm nước ngoài.

Khách hàng chính của công ty. Hiện nay CT-IN là đối tác tin cậy của rất nhiều tập đoàn viễn thông tin học lớn trên thế giới như: Motorola, Siemen, Compaq, IBM,.... và các công ty viễn thông di động trong nước như: Mobilephone, VinaPhone, Viettel....

Sau khi thực hiện cổ phần hoá (năm 2001), Công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện (CT-IN) là đơn vị thành viên của VNPT mạnh dạn đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, CT-IN đã không ngừng nâng cao năng lực và chất lượng các dịch vụ, khẳng định được uy tín, thương hiệu của mình trên thị trường Viễn thông - CNTT trong nước và quốc

tế. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty không ngừng được mở rộng và phát triển.

Năm 2008, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và Việt Nam có nhiều biến động bất lợi, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều DN, CT-IN vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định, với doanh thu đạt 500 tỉ đồng, tăng gần 1.5 lần so với năm 2007 (370 tỉ đồng), đạt lợi nhuận 30 tỉ đồng và cổ tức duy trì mức 15%/năm. Mục tiêu của CT-IN trong năm 2009 là đạt doanh thu khoảng 1000 tỉ đồng

Mặc dù mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, CT-IN vẫn là DN dẫn đầu, chiếm khoảng 60% thị phần dịch vụ xây lắp, tích hợp hệ thống hạ tầng cơ sở mạng di động cho các nhà khai thác GSM lớn như Vinaphone và Mobifone, cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống di động CDMA cho các nhà khai thác như S-Fone, EVN Telecom. Thương hiệu của CT-IN cũng đang từng bước “vươn” ra thị trường quốc tế với việc ngày càng nhiều Tập đoàn, DN lớn của thế giới như Motorola, Siemens, NEC, Nortel, Fujitsu, Cisco... tin tưởng lựa chọn là đối tác cho những dự án của mình.

Ngay từ đầu năm 2008, CT-IN đã đặt ra mục tiêu đẩy mạnh kinh doanh sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật viễn thông, trong đó trở thành nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ truyền dẫn chính cho 2 mạng di động Vinaphone và Mobifone thông qua việc thực hiện trọn gói tất cả các khâu và phấn đấu đạt doanh số trên 40 triệu USD trong vòng 2 năm tới.

Về thiết bị BTS/BSC, CT-IN hướng tới mục tiêu duy trì vị trí là đối tác xây lắp thiết bị hạ tầng cơ sở mạng di động số 1 tại Việt Nam cả về thị phần và chất lượng, chiếm ít nhất 30% trên tổng số 10.000 trạm thuộc các dự án mạng Vinaphone, Mobifone và 60% mạng HTmobile. Bên cạnh đó, thời gian qua, CT-IN vẫn không ngừng nỗ lực để trở thành nhà cung cấp hàng đầu về các hệ thống - thiết bị mạng đa dịch vụ băng rộng và NGN với doanh số trên 10 triệu USD/năm.

Năm 2008 cũng là năm CT-IN triển khai thành công các dự án lớn như: mạng lõi IP core cho Bưu điện Trung Ương; Metro Ethernet cho VT Hà nội, Viễn thông TP.HCM và 50% VT các tỉnh, thành phố còn lại; tăng cường đầu tư cho các dự án công nghệ mới như mạng truyền tốc độ cao GPON, truyền hình hội nghị chất lượng cao Telepresence,...

Song song với việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, CT-IN đã và đang xây dựng và phát triển các ứng dụng CNTT, bao gồm tích hợp hệ thống và phát triển phần mềm, từng bước khẳng định vị trí là nhà cung cấp phần mềm có uy tín cho các nhà khai thác Bưu chính - Viễn thông.

Trong năm qua, Công ty đã triển khai thành công hệ thống đối soát cước của Amdocs cho VTN; nâng cấp đưa ra các phiên bản mới và của các gói phần mềm ứng dụng trong quản lý văn bản AIS, ERP, chăm sóc khách hàng, chính phủ điện tử và dịch vụ giá trị gia tăng; triển khaiđề án kinh doanh “Tích hợp hệ thống và quản trị dịch vụ VNPT IMS” nhằm phát triển thêm khách hàng trên nền tảng mạng lưới của Tập đoàn.

2. Hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty CT-IN Bảng 8 : Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng Năm/ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 DTT từ bán hàng và cung ứng dịch vụ 122.545 157.700 370.885 422.500

Qua bảng trên ta thấy, có sự gia tăng về doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm. Rõ nét nhất là năm 2007 so với 2006 tăng tuyệt đối 213.185 triệu đồng, tăng tương đối 135%. Năm 2008 so với 2007 DTT tăng tương đối 51.615, tăng tương đối 15%. Sở dĩ có sự tăng chênh lệch

giữa các năm lớn như vậy là do: Năm 2008 kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước có những thay đổi đáng kể, nền kinh tế đã và đang có dấu hiệu của suy thoá; do ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ.

Biểu đồ 1: Sự gia tăng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm:

Bảng 9. Chi phí về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm.

Đơn vị: đồng Năm/ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Chi phí bán hàng và cung ứng dịch vụ 1.057.548.37 5 745.810.10 9 806.727.46 4 926.355.105

Qua bảng trên ta thấy, có sự tăng giảm không đều giữa các năm. Năm 2006 thì giảm nhiều so với năm 2005. Năm 2007 lại tăng trở lại, và năm 2008 thì tăng so với 2007, tuyệt đối là 119.627.641 và tăng tương đối là 14,828%. Nguyên nhân của sự thay đổi chi phí là do các chi phí có liên quan tới chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng và giảm phụ thuộc vào giá cả thị trường và giá cả của đại lý, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh.

2.1 Phát triển thị trường tiêu thụ theo mặt hàng:

Mặt hàng tiêu thụ đơn giản hay phong phú có ý nghĩa lớn đối với vấn đề tiêu thụ trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mở rộng mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nếu công ty kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng sẽ ảnh hưởng không tốt tới tình hình sản xuất kinh doanh tiêu dùng của bên mua, đồng thời ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Việc phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng sẽ giúp công ty biết được mặt hàng nào bán được, mặt hàng nào không bán được, thị trường đang cần mặt hàng nào. Từ đó có khuynh hướng kinh doanh hiệu quả. Nguyên tắc phân tích tiêu thụ theo mặt hàng là không được lấy mặt hàng tiêu thụ quá mức bù cho mặt hàng không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Công ty áp dụng phương pháp so sánh trực tiếp.

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch = Giá trị sản lượng hàng hóa trong giới hạn kế hoạch tiêu thụ/ Giá trị sản lượng tiêu thụ kế hoạch

Bảng 10: Tình hình tiêu thụ một số mặt hàng của công ty năm 2008.

Đơn vị Triệu đồng

Tên mặt hàng Giá trị tiêu thụ

Thiết bị và dịch vụ truyền dẫn 6.987 Dịch vụ tích hợp hệ thống di

động 6.293

Thiết bị mạng lõi 64.325

Thiết bị thông tin 58.360

Tăng âm 409

Điện thoại 7.564

Cơ khí 568

Thiết bị cảnh báo 300

Nhận xét:

Giá trị tiêu thụ theo mặt hàng của công ty có sự chênh lệch. Đó là do công ty có một số mặt hàng chủ đạo và một số mặt hàng mở rộng. Điều này đòi hỏi công ty cần chú ý duy trì khả năng tiêu thụ một số mặt hàng chủ lực và nâng cao năng lực tiêu thụ một số mặt hàng mở rộng.

2.2 Phát triển thị trường tiêu thụ theo khách hàng:

Khách hàng chính của công ty là các công ty tin học, Tập đoàn bưu chính viễn thông, các công ty khai thác dịch vụ viễn thông đầu ngành như:VMS, VNT, VTI,... Bộ quốc phòng, Bộ công an, ngành điện lực, ngành đường sắt, khối ngân hàng, ngành hàng không, một số công ty phần mềm nước ngoài. Đồng thời công ty luôn luôn tìm tòi, mở rộng và phát triển lượng khách hàng mới.

Bảng 11. Tình hình tiêu thụ của một số khách hàng chính của CT-IN.

Đơn vị Triệu đồng.

Tên khách hang Giá trị tiêu thụ

Tập đoàn bưu chính viễn thông 50.063

Bưu điện các tỉnh thành 260.025 Công ty VMS 26.536 Bộ quôc phòng 60.352 Bộ công an 26.358 Một số công ty phần mềm nước ngoài 150.654 Mobile phone 24.536 Vina Phone 32.568 Viettel 26.539

Nhận xét: Tình hình tiêu thụ của một số khách hàng chính của công ty có sự chênh lệch nhau nhưng không nhiều. Điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng tới khách hàng truyền thống và khách hàng mới.

2.3 Phát triển thị trường tiêu thụ theo khu vực địa lý.

Công ty có thị trường khắp các tỉnh thành trong cả nước như các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, An Giang, Bình Dương, Hà Giang, Kiên Giang, Kon Tum... và một chi nhánh đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện công ty cũng đã và đang thực hiện mở rộng thị trường theo khu vực địa lý, với mục tiêu là sẽ bán các sản phẩm và cung ứng dịch vụ tới tận tay người tiêu dùng trên khắp mọi miền của Tổ Quốc.

3. Phân tích hình thức tiêu thụ của công ty và phương thức thanh toán của công ty CT-IN:

3.1.Các hình thức tiêu thụ của công ty:

Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của DN nói chung và của Công ty CT-IN nói riêng. Việc lựa chọn hình thức tiêu thụ thông qua kênh phân phối là vấn đề quan trọng được công ty đặc biệt quan tâm. Với đặc điểm kinh doanh của công ty không chỉ sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực Tin Học & Viễn Thông mà còn cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực Tin Học & Viễn Thông. Do đó càng thấy được vai trò quan trọng của việc xác định đúng đắn các kênh phân phối góp phần giảm chi phí bán hàng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

Hiện nay công ty thực hiện tiêu thụ sản phẩm qua hai hình thức kênh phân phối chính.

- Áp dụng kênh phân phối trực tiếp( Cấp 0)

Áp dụng hình thức tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối này có nghĩa là : sản phẩm mà công ty sản xuất sẽ trực tiếp được bán cho người tiêu dùng cuối cùng mà không qua bất kỳ một khâu trung gian nào. Công ty đã sử dụng rất hiệu quả kênh phân phối này, khi ký kết và bán hàng cho khách hàng công

ty đã vận chuyển và có dịch vụ trước trong và sau khi bán rất có hiệu quả. Kết quả tiêu thụ thông qua kênh phân phối này:

Năm 2005: Chiếm 65% lượng bán. Năm 2006: Chiếm 70% lượng bán Năm 2007: Chiếm 69% lượng bán. Năm 2008: Chiếm 75% lượng bán - Áp dụng kênh phân phối gián tiếp ( Cấp 1):

Áp dụng hình thức tiêu thụ sản phẩm qua kênh phân phối này có nghĩa là: công ty bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng thông qua những người mua trung gian (nhà bán buôn, nhà bán lẻ). Hình thức tiêu thụ này được áp dụng để tiêu thụ các sản phẩm của công ty tại các chi nhánh ở miền Trung và miền Nam. Kết quả tiêu thụ thông qua kênh phân phối này:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN (Trang 29 -56 )

×