hiện nay.
16. Cách thức quản lý.
Công ty mới chuyển sang công ty cổ phần ban lãnh đạo công ty đã bắt tay ngay vào công việc, đầu tư máy móc thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất nhưng do chưa thích nghi với cơ chế quản lý mới vẫn còn mang theo cơ chế quản lý của nhà nước nên số bộ phận làm việc gián tiếp còn cồng kềnh nên hiệu quả công việc không cao gây tốn kém chi phí quản lý, lãng phí nguồn nhân lực.
IV. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Khóa Minh Khai. Minh Khai.
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2003 đến 2007.
Những năm qua, tuy gặp không ít khó khăn nhất định nhưng với bề dày kinh nghiệm và sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã khắc phục được những tồn tại và đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua biểu trên ta có thể thấy doanh thu của Công ty trong những nămqua đều tăng với tỷ lệ đáng kể đặc biệt là từ năm 2005 đến năm 2006, đây là dấu hiệu đáng mừng đối với Công ty, nó cho thấy các chính sách mà Công ty đưa ra là đúng đắn và phù hợp với đặc điểm của Công ty cũng như nhu cầu của thị trường. Được biểu hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Khóa Minh Khai từ 2003 đến 2007.
Đơn vị: 1.000đ
TT Chỉ tiêu vốn kinh doanh
Năm
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Doanh thu 14.044.882 16.038.752 20.001.321 22.782.534 25.072.600 2 Gía vốn háng 12.352.698 14.017.219 17.544.533 20.195.232 21.762.325
bán 3 Lợi nhuận gộp 1.692.184 2.021.532 2.456.768 2.587.302 3.310.275 4 CP bán hàng 234.229 350.319 575.582 593.164 763.028 5 CP quản lý DN 1.793.505 13.097.544 1.304.875 1.269.569 1.392.231 6 LN từ HĐKD -35.550 575.669 576.310 724.569 1.115.016 7 Thu nhập HĐKD 52 0 10.62 1.523 2.013 8 CP hoạt động TC 0 480.784 476.259 412.325 512.683 9 LN từ HĐTC 52 -480.784 -475.197 -410.802 -510.670 10 TN bất thường 105.821 0 0 104.236 0 11 CP bất thường 0 0 0 69.312 0 12 LN bất thường 105.821 0 0 31.924 0 13 Tổng LNTT 70.323 92.884 101.112 345.691 355.654 14 Thuế TNDN 17.580 23.221 25.278 96.793 99.583 15 LN sau thuế 52.742 69.663 75.834 248.898 256.071
(nguồn phòng tàii chính kế toán) Chi phí bán hàng là khoản chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động bán hàng của Công ty và cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Năm 2003, chi phí bán hàng là 234.239(nđ), năm 2004 là 350.319 (nđ), năm 2007 tăng lên 763.028 (nđ) như vậy tăng 30.7%. Nhìn chung, chi phí bán hàng qua các năm đều tăng đáng kể, điều này cho thấy hàng năm Công ty không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng này là khá cao so với tốc độ tăng doanh thu.
Công ty cần nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất, từ đó có thể tăng được phần lợi nhận sau thuế một cách đáng kể. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2003 là 70.323 (nđ), cho đến năm 2007 là 355,654(nđ) tăng 19.77%, gấp 51 lần. Lợi nhuận sau thuế năm 2003 là 52.724(nđ), cho đến năm 2007 là 256.071(nđ) tăng 20,59%, gấp 4.86 lần. Lợi nhuận là sự thể hiện rõ ràng nhất cho hoạt động kinh doanh của công ty, cho thấy Công ty làm ăn có hiệu quả hay không. Vì vậy có thể thấy Công ty cổ phần khoá Minh Khai qua các năm đều có lãi và tăng trưởng đều thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận. Đây là kết quả của sự cố gắng
nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty nhằm phát triển không ngừng hoạt động kinh doanh của Công ty trong hiện tại và tương lai.
2. Cách thức phân phối lợi nhuận.
- Giá trị cổ phần nhà nước là: 3.485.660.000 đồng (Ba tỷ bốn trăm tám mươi năm triệu sáu trăm sáu mươi nghìn đồng), chiếm 52,81% vốn điều lệ.
- Giá trị cổ phần khác là: 3.114.340.000 đồng ( Ba tỷ một trăm mười bốn triệu ba trăm bốn mươi nghìn đồng), chiếm 47,19% vốn điều lệ.
Công ty tuân thủ những quy định của nhà nước về phân phối lợi nhuận, phần lớn trong tổng số tiền trích lập quỹ để dành cho quỹ đầu tư phát triển.
Bảng 8: Cách thức phân phối lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuế
Trích lập các quỹ của DN Trừ các khoản chi phí đã phát sinh Bù các khoả n lỗ năm trước Trả tiền phạt vi phạm Quỹ dự phòng TC 10% Quỹ đầu tư phát triển 58% Chia lãi cổ phần 22% Quỹ khen thưởng phúc lợi
V. Đánh giá tổng quát khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Khóa Minh Khai.
1. Những kết quả đạt được.
- Công ty có một hệ thống đại lý rộng khắp trên thị trường miền bắc và một số ở miền trung, miền nam.
- Chất lượng sản phẩm ngày càng cao giup cho công ty có thể cạnh tranh với các công ty khác.
- Luôn thay đổi cơ cấu mặt hàng theo tỷ trọng sản phẩm có mức tiêu thụ nhanh,lợi nhuận cao.
- Những năm gần đây công ty đã cố gắng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại thay thế những máy móc lạc hậu,chưa đồng bộ.
- Doanh thu từ hoat động xuất khẩu chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu. - Công ty đã cố gắng bám sát thị trường, thực hiện các biện pháp xâm nhập và phát triển thị trường, không những cố gắng duy trì thị trường mà còn mở rộng sang các thị trường mới.
- Công ty thực hiện chế độ kiểm tra kiểm soát thường xuyên thông qua các báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý về các hoạt động của chi nhánh, xí nghiệp, đơn vị trực thuộc, cửa hàng để giám đốc và các phòng chức năng liên quan kịp thời có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp nhằm đảm bảo đạt được những mục tiêu đã đề ra.
- Phát triển những sản phẩm mới ,mẫu mã mới phù hợp thị trường.
2. Những hạn chế và nguyên nhân.
2.1 Những hạn chế.
- Thị phần của công ty còn nhỏ(công ty khóa Việt Tiệp đã có uy tín lâu năm và
đã tạo được thói quen tiêu dùng cho khách hàng khi nói tới sản phẩm khóa)
- Công ty để bạn hàng chiếm dụng vốn quá lớn và nợ đọng kéo dài sẽ làm hao hụt vốn.
- Máy móc cũ, chưa đồng bộ làm tăng chi phí và gây khó khăn trong việc hoàn thành đúng tiến độ sản xuất.
- Khâu thiết kế sản phẩm còn nhiều hạn chế và mang tính bị động,chưa có sự sáng tạo trong các mẫu mã.
- Chính sách đối với cán bộ công nhân viên chưa thật sự mang tính đòn bẩy và tạo động lực cho người lao động.
- Việc xây dựng chiến lược chưa thực sự khoa học chỉ mang tính định hướng chung chưa mang tính cụ thể và mới chỉ dừng lại ở ban lãnh đạo chưa có sự đóng góp của các thành viên trong công ty.
- Công tác phân tích nhu cầu thị trường chưa đươc quan tâm đúng mức đôi khi bị ảnh hưởng của cơ chế cũ.
2.2 Nguyên nhân.
2.2.1 Nguyên nhân chủ quan.
Lãnh đạo công ty phải đảm nhận quá nhiều công việc nên thời gian dành cho viêc xây dựng và thực hiện chiến lược còn hạn chế.
Do công ty mới chuyển đổi từ mô hình công ty nhà nước sang công ty cổ phần nên gây ra nhiều khó khăn vì chưa thich nghi được với môi trường và phương thức kinh doanh mới.
Phòng kinh doanh của công ty phải thưc hiện quá nhiều công việc từ marketing đến giao hàng,tim kiếm thị trường… nên hiệu quả không cao.
Đội ngũ cán bộ có khả năng phân tích,đánh giá,dự báo thị trường còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn.
2.2.2 Nguyên nhân khách quan.
Nhiều công ty nước ngoài vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh khiến cho thông tin không chính xác hoặc thay đổi quá nhanh khiến chậm trễ trong việc ra quyết định .
Chính sách vay vốn đầu tư khó khăn không chỉ đối với doanh nghiệp .
Việt Nam ra nhâp WTO đang là thách thức rất lớn khi có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, nó tạo ra một thị trường sôi động cạnh tranh khốc liệt và đầy rủi ro. Những doanh nghiệp này thường là những doanh nghiệp đã thành công trên thị trường, có kinh nghiệm quản lý,vốn lớn và phương thức bán hàng chuyên nghiệp,sử dụng các công cụ truyền thông hiệu quả. Đây không chỉ là khó khăn riêng của khóa minh khai mà là khó khăn chung của tất cả các doanh nghiệp khi mở cửa hội nhập.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁ MINH KHAI.
I. Định hướng phát triển thị trường.
1. Định hướng phát triển kinh tế thị trường.
Đã là nền kinh tế thị trường thì giá cả phải theo thị trường. Giá trong nước được hình thành bởi nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố cấu thành quan trọng như nhiên, nguyên liệu đầu vào, tỷ giá tiền tệ,... mà ta đang phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Thị trường thế giới năm qua lại có nhiều biến động và giá tăng không ngừng nên đã ảnh hưởng nhiều đến những cố gắng kiềm chế lạm phát của Chính phủ.
Ngoài ra, giá cả còn phụ thuộc vào năng suất lao động, chi phí sản xuất ra sản phẩm hay nói tổng quát hơn là trình độ của nền kinh tế. Và nếu thẳng thắn nhìn nhận thì đây là khuyết điểm thuộc về mặt chủ quan. Dự trữ ngoại tệ tăng cho thấy 2 mặt của một vấn đề, thứ nhất do đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào nước ta tăng rất mạnh, điều này rất đáng mừng nhưng cũng lo vì khi đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển ngoại tệ thành VND để đầu tư, Việt Nam không thể để nền kinh tế bị đô-la hóa
nên buộc phải mua ngoại tệ vào. Trong quá trình điều hành, Chính phủ chưa lường hết được là khi đưa VND ra mua ngoại tệ thì chính sách tiền tệ để rút tiền trở lại thế nào. Điều hành cung - cầu tiền tệ lưu thông phải bằng chính sách tiền tệ như phát hành trái phiếu, tín phiếu, tăng dự trữ bắt buộc… chứ không thể bằng mệnh lệnh hành chính. Những việc này Chính phủ đã thực hiện quyết liệt, song vẫn sự chậm trễ trong khi nền kinh tế biến chuyển rất nhanh.
Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm trước Quốc hội. Bức tranh như thế có cái được, cái chưa được, nhưng theo tôi cái được lớn hơn, cụ thể là nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng nhanh và bền vững, 21/23 chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch.
Nhiều ý kiến cũng lo ngại về tình hình nhập siêu, nhưng nếu phân tích sâu thì nhập siêu hàng tiêu dùng chưa tới 1%, còn lại là nhập nguyên, nhiên vật liệu. Tăng trưởng kinh tế cao thì điều này cũng dễ hiểu, nhưng Chính phủ cũng đã đặt ra những yêu cầu cho việc tăng trưởng các ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất nguyên vật liệu trong nước để thời gian tới tránh nhập siêu lớn.
Với những thành công, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ tính ra sao nếu Việt Nam tiếp nhận lượng vốn đầu tư được dự báo là ngày càng lớn trong thời gian tới?
Năm nay, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lên tới 13-14 tỷ USD là không phải dễ dàng. Nhưng khi báo cáo Quốc hội, Chính phủ không thỏa mãn với kết quả đó. Nếu chúng ta làm tốt hơn thì đầu tư trực tiếp còn có thể lớn hơn, ODA còn giải ngân được nhiều hơn, hoặc giải ngân của ngân sách nhà nước có thể còn cao hơn. Vấn đề của chúng ta là tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm tốt hơn, phải quyết liệt cải cách thủ tục hành chính hơn nữa.
Chính phủ đang thực hiện chính sách một cách tích cực và chủ động. Chẳng hạn, đối với ngành công nghiệp ôtô, trước đây chúng ta bảo hộ rất nhiều cho ngành này, nhưng chúng ta cam kết hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới chúng ta đang dần mở cửa thị trường ô tô, giảm dần thuế nhập khẩu (từ mức thuế suất thuế nhập khẩu ô tô du lịch 90% xuống còn 60% hiện nay). Chúng ta thực hiện lộ trình giảm thuế dần dần vừa để bình ổn thị trường trong nước nhưng cũng tạo điều kiện cho liên doanh sản xuất, lắp ráp xe ôtô trong nước cũng như doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe trong nước vươn lên
cùng với việc nội địa hóa vì chỉ có tăng tỷ lệ nội địa hóa các nhà sản xuất xe ôtô mới được hưởng các chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ.
Hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường là cả một quá trình, chúng ta phải vừa làm, vừa dò, rút kinh nghiệm để tìm bước đi. Trong quá trình này, có cái thành công, nhưng cũng có cái có thể nói là chưa thành công, thậm chí là thất bại, nhưng đây là sự trả giá trong quá trình phát triển và là một quy trình vận động biện chứng, Chính phủ nhìn thẳng vào sự thật, cái được thì phát huy, cái gì vướng mắc, xuất hiện khó khăn thì phân tích rõ nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục; cái gì chưa được phải rút kinh nghiệm để không mắc phải trong quá trình điều hành. Trong quá trình điều hành luôn luôn có mâu thuẫn là mong muốn luôn vượt trên khả năng thực hiện. Đây cũng là quy luật của sự phát triển bởi chỉ có mong muốn cao mới cố gắng để thực hiện./.
2. Định hướng phát triên kinh tế Việt Nam đến năm 2010
Kế hoạch 5 năm Phát triển Kinh tế Xã hội 2006-2010 của Chính phủ Việt Nam hướng đến hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững. Khu vực kinh tế hướng đến mục tiêu tăng trưởng GDP thực đạt bình quân 7.5-8.0 % cho giai đoạn 2006-2010. Các chính sách xã hội và môi trường hướng đến tạo nền tảng bền vững cho tăng trưởng kinh tế. Theo đánh giá của Nomura, những mục tiêu và chính sách cụ thể xác lập cho kế hoạch năm năm có tính thực tiễn cao, là cơ sở cho niềm tin của khối nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nếu lượng vốn nước ngoài đổ vào quá lớn có thể đem đến sức ép tăng giá liên tục của đồng VN trên thị trường tiền tệ. Nếu như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải can thiệp vào quá trình này, có thể có rủi ro với việc đẩy tính thanh khoản lên quá cao, gây ra tình trạng lạm phát giá trị tài sản.
Kế hoạch năm năm hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững dựa trên ba nhóm chính sách cơ bản là kinh tế, xã hội và môi trường
Mục tiêu tăng trưởng GDP thực bình quân 7.5-8.0 % cho giai đoạn 2006-2010 theo Nomura là khả thi, dựa trên ba cơ sở vốn nước ngoài đổ vào; xu hướng đầu tư cơ sở hạ tầng do khối tư nhân chủ đạo; và sự hình thành của các kênh tài trợ vốn.
Trên góc độ xã hội, các chính sách hướng đến cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo, đồng thời giảm tốc độc tăng trưởng dân số. Theo Nomura, mục tiêu chính sẽ là tiến đến cân bằng giữa ba vùng đất nước.
Kế hoạch năm năm này cũng chú trọng nhiều và vấn đề môi trường, giải quyết những vấn đề như giá gạo tự nhiên tăng cao và vấn đề ô nhiễm.
Nomura đánh giá chung những mục tiêu đặt ra là có tính thực tiễn và thu hút được niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt cùng sự kiện gia nhập WTO, lượng vốn nước ngoài đổ vào VN ngày càng lớn, cả vốn đầu tư trực tiếp và vốn gián tiếp đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên ở đây có một tác động khác là lượng vốn đổ vào quá lớn có thể tạo sức ép tăng giá tiền đồng. Nếu Ngân hàng Nhà nước can thiệp, bán đồng VN nhằm duy trì vị thế cạnh tranh hàng xuất khẩu thì có thể dẫn đến rủi ro từ tính thanh