Điều chỉnh một tỷ lệ dự trữ bắt buộc hợp lý trong điều kiện bình thường:

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương chỉ nhánh Trà Vinh (Trang 54 - 56)

- Số món Số tiền (1.000USD)

a. Điều chỉnh một tỷ lệ dự trữ bắt buộc hợp lý trong điều kiện bình thường:

Cán cân thanh toán của Việt Nam đã dần đi ổn định ngoại tệ ở hầu hết các ngân hàng đã đảm bảo khả năng thanh toán cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy nhiên, do tỷ

lệ dự trữ bắt buộc của NHNN quy đinh còn cao trong khi lãi suất cho vay theo mặt bằng theá giới là thấp so với VND (thường bằng SIBOR 3 tháng + tối đa 1,5%/năm = 7%/năm, trong khi VND là 12%/năm), nên các NHTM chưa mặn mà lắm với việc huy động vốn bằng ngoại tệ, dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ còn thấp. Chính vì vậy để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngoại tệ, NHNN cần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống sao cho phù hợp. Nhưng hiện nay, NHNN đang tăng tỷ lệ DTBB nhằm thắc chặt tín dụng và kiềm chế lạm phát, điều này sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và thanh toán XNK nói riêng.

b. Cần có chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt và chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ, phản ứng kịp thời với những biến động của thị trường XNK:

Tỷ giá là một trong các nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động XNK của các doanh nghiệp và do đó có ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của các doanh nghiệp. NHNN cần phải theo dõi sát sao sự biến động tỷ giá trên thị trường trong nước, quốc tế cũng như tình hình hoạt động XNK để có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Hiện nay, chúng ta đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết, vì vậy NHNN rất có điều kiện can thiệp vào thị trường ngoại hối. Tuy nhiên cần chú trọng điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá trong thời gian dài, không đưa ra các quyết định thay đổi liên tục, gây tâm lý bất ổn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó hạn chế tối đa các biện pháp hành chính can thiệp vào tỷ giá, nắm bắt các thông tin về thương mại quốc tế, về tỷ giá các loại ngoại tệ trên thế giới và tin học hóa các dữ liệu nhằm xác định về tỷ giá chính xác, sát thực tế trong việc điều hành tỷ giá ngắn hạn cũng như dài hạn. Dần dần tiến đến thả lõng tỷ giá USD như các loại ngoại tệ khác.

c. Cần ban hành một số văn bản pháp lý cần thiết điều chỉnh hoạt động TTQT cũng như dần hoàn chỉnh thị trường hối đoái tại các NHTM:

NHNN cần ban hành các quy chế về chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu, hối phiếu,… và các quy chế quy định rõ ràng nghĩa vụ và quyền lợi của Ngân hàng đối với người hưởng lợi để tránh các tranh chấp có thể xảy ra hoặc để làm cơ sở cho việc giải quyết và xét xử khi có tranh chấp xảy ra.

Chính vì vậy, NHNN cần hoàn thiện khung pháp chế, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT, ban hành quy định về TTQT để các ngân hàng có căn cứ thực hiện, nhất là khi có tranh chấp xảy ra.

Sau khi gia nhập WTO, một số ngân hàng thương mại lớn của nước ngoài sẽ thành lập hoặc mở Chi nhánh tại Việt Nam, do vậy NHNN nhanh chóng nghiên cứu, định hướng và xây dựng lộ trình phát triển các sản phẩm dịch vụ kinh doanh ngoại hối mà các ngân hàng lớn trên thế giới đã thực hiện, từng bước tạo điều kiện cho các NHTM trong nước đủ sức cạnh tranh và hội nhập khi đã gia nhập WTO.

d. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và hoàn thiện thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng:

NHNN cần kết hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động TTQT đồng thời xây dựng các phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT của NHTM theo luật pháp nước ta và các chuẩn mực quốc tế. Từ đó tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NHTM trong nghiệp vụ TTQT cũng như nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT cho toàn bộ hệ thống NHTM bằng cách xây dựng một hệ thống công nghệ hiện đại, nối mạng các ngân hàng ở trong nước và ngân hàng nước ngoài, đảm bảo thu thập được những thông tin quản trị cần thiết kịp thời làm cơ sở cho những quyết định kinh doanh của các ngân hàng ngày càng an toàn và hiệu quả.

3.3.1.3. Từ phía Ngân hàng Công thương Việt Nam:

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương chỉ nhánh Trà Vinh (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)