I. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Quốc tế
2. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang trong đơn vị
Sản phẩm dở dang sau quá trình sản xuất rượu bao gồm: rượu tinh, nguyên liệu pha chế, than dư, vỏ chai, nhãn mác,…
Việc đánh giá sản phẩm dở dang là một trong những nhân tố quyết định đến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm hoàn thành trong kì. Đánh giá sản phẩm dở dang là đánh giá phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kì phải chịu được thực hiện sau khi có sự kiểm kê sản phẩm dở dang. Ban kiểm kê tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang về mặt số lượng, lập biên bản và báo cáo kiểm kê gửi lên phòng tài vụ công ty để kế toán giá thành có căn cứ đánh giá giá trị sản phẩm sản xuất.
Doanh nghiệp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính và giá trị nguyên vật liệu phụ còn dư nằm tại phân xưởng.
Tổng giá trị
SPDD =
Giá trị NVL chính nằm
trong SPDD +
Giá trị NVL phụ còn dư nằm tại phân xưởng
Giá trị NVL chính nằm trong SPDD =
sản lượng NVL chính
nằm trong SPDD x
giá xuất kho NVL chính (theo phương pháp BQ cả kì dự trữ)
Giá trị nguyên vật liệu phụ còn dư nằm tại phân xưởng là giá trị nguyên vật liệu phụ xuất kho ( theo phương pháp bình quân cả kì dự trũ) nhưng chưa được sử dụng.
Ví dụ: Tại ngày cuối kỳ xác định được có 100 lít cồn đang được sử dụng nằm trong sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất, giá mỗi lít cồn nhập về là 19 058 đồng. Bên cạnh đó, kiểm kê được giá trị sản phẩm phụ xuất dùng cho phân xưởng nhưng chưa đi vào sản phẩm sản xuất bao gồm: than hoạt tính,
phẩm màu, cát, đá,… là 500 000 đồng. Khi đó ta tính được tổng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng:
100 x 19 058 + 500 000 = 2 405 800 (đồng).