I.Lựa chọn phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
1.Nguyên tắc lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê.
Lựa chọn phương pháp phân tích thống kê thích hợp là một khâu rất quan trọng đối với quá trình nghiên cứu thống kê, giúp cho công việc nghiên cứu đi đúng hướng đạt hiệu quả chính xác hơn. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại đòi hỏi phải sản xuất kinh doanh có lãi. Muốn vậy phải nghiên cứu tình hình thực tế của Doanh nghiệp đặt trong bối cảnh thực tế để từ đó xác định phương hướng mục tiêu trong sản xuất kinh doanh và tìm ra giải pháp trong mỗi vấn đề cụ thể. Lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê thích hợp chính là mô hình hoá toán học trong các vấn đề cần phân tích theo mục tiêu nghiên cứu thống kê, chỉ bằng cách này ta mới có khả năng ứng dụng rộng rãi các phương pháp phân tích thống kê nhiều chiều, ứng dụng lý thuyết điều khiển, lý thuyết dự đoán…Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức muốn đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biệ pháp sử dụng các điều kiện có sẵn về các nhân tài vật lực. Muốn vậy Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức cần phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng biến động của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở của việc phân tích thống kê kết quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, muốn việc phân tích đạt kết quả cao thì phải lựa chọn phương pháp phân tích thống kê phù hợp, thoả mãn các yêu cầu sau:
Lựa chọn phương pháp phân tích thống kê phải hướng tới mục đích nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu thống kê kết quả sản xuất kinh doanh, vì vậy phương pháp phân tích được lựa chọn phải phản ánh được nhiệm vụ nghiên cứu, đó là phải phản ánh được xu thế, quy luật thời vụ, quy luật về mối liên hệ phụ thuộc, đo mức độ biến động của hiện tượng tìm ảnh hưởng của các nhân tố, vai trò các nhân tố và tiến hành dự báo.
Đảm bảo tính hướng đích là hướng tới nhiệm vụ cần nghiên cứu. Các phương pháp được lựa chọn phải xoay quanh nhiệm vụ nghiên cứu. . Từ nhiệm vụ phân tích để tìm ra đối tượng phân tích, lựa chọn các chỉ tiêu phân tích, công cụ phân tích…
Xác định rõ nhiệm vụ phân tích thì mới giải quyết được các vấn đề cần thiết liên quan tới đề tài. Vì vậy, đảm bảo tính hướng đích trong lựa chọn phương pháp sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu thống kê đạt hiệu quả cao.
1.2.Đảm bảo tính hệ thống
Việc phân tích nghiên cứu càng đi sâu càng phong phú nên thường muốn phân tích kỹ một vấn đề nào đó cần phải sử dụng một số phương pháp khác nhau. Các phương pháp thống kê được lựa chọnkhi đã đảm bảo tính hướng đích thì phải đảm bảo tính hệ thống. Như ta thấy một phương pháp phân tích thống kê đưa ra không thể một lúc có thể giải quyết hết các nhiệm vụ cần nghiên cứu. Mỗi phương pháp có một ưu điểm riêng và chỉ giải quyết được những nhiệm vụ tương ứng. Vì vậy khi lựa chọn các phương pháp phân tích thống kê phải đảm bảo tính hệ thống tức là phương pháp này bổ xung cho phương pháp kia để cùng giải quyết hết các nhiệm vụ cần nghiên cứu.
1.3.Đảm bảo tính khả thi
Căn cứ vào nguồn tài liệu, số liệu kết hợp với phương pháp phân tích đã lựa chọn phải làm sao để đảm bảo rằng phân tích theo các phương pháp đó là thực hiện được khả năng đi đúng hướng.
1.4.Đảm bảo tính hiệu quả
Ngiã là các phương pháp phân tích đã được lựa chọn phải làm sao cho kết quả chính xác mà đạt mục đích nghiên cứu.
2.Lựa chọn phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
2.1.Nhu cầu và tính cần thiết cần phải lựa chọn phương pháp thống kê để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Hiện nay, Công ty Hữu Hạn Kỹ thuật chính xác Ngọc Đức cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào đều có nhu cầu thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì bộ phận quản lý của đơn vị có thể kiểm soát được tính hình sản xuất kinh doanh đang phát triển với tiến độ như thế nào, từ đó để đề ra những chính sách phù hợp kịp thời.
Để có thể hoạch định được phương hướng, chiến lược phát triển cho công ty trong thời gian tiếp theo thì doanh nghiệp cần phải biết được tình hình hoạt động của Doanh nghiệp mình hiện nay như thế nào, những nhân tố nào ảnh hưởng tới biến động đó?Trong đó những nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất, nhân tố nào ảnh hưởng ít. Từ đó doanh nghiệp có thể đi sâu vào phân tích và có thể dự đoán được tình hình hoạt động của Doanh nghiệp cũng như kế hoạch hoạt động của Doanh nghiệp trong các năm tiếp theo.
Con số thống kê là những con số biết nói vì vậy với những thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh được báo cáo và phân tích bằng các phương pháp thống kê một cách rõ ràng thì kế hoạch đưa ra sẽ có sức thuyết phục hơn, có độ tin cậy cao hơn.
2.2.Một số phương pháp thống kê vận dụng thích hợp để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức
Xuất phát từ nhu cầu thông tin phục vụ cho quản lý của Công ty, chúng ta cần vận dụngnhững phương pháp thống kê để phân tích biến động của kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian và theo xu thế phát triển, cần phân tích lý giải những nhân tố ảnh hưởng đền kết quả sản xuất kinh doanh từ đó dự đoán cho những năm tiếp theo. Cụ thể:
Phương pháp phân tích dãy số thời gian là phương pháp thống kê nghiên cứu đặc điểm sự biến động của hiện tượng theo thời gian, từ đó rút ra xu hướng biến độngchung và có thể dự đoán sự phát triển của hiện tượng theo thời gian.Vận dụng
phương pháp này cho phép chúng ta biết được xu hướng biến động và tíhn quy luật phát triển của kết quả sản xuất kinh doanhtheo thời gian đồng thời dự đoán cho những năm tiếp theo.
Phương pháp hồi quy theo thời gian là một phương pháp dùng để biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng. Ngoài các nhân tố chủ yếu, cơ bản quyết định xu hướng biến động của hiện tượngcòn có những nhân tố ngẫu nhiên gây ra những sai lệch khỏi xu hướng. Xu hướng này được biểu hiện là một sự tiến triển nào đó kéo dài theo thời gian. Phương pháp hồi quy theo thời gian dựa trên cơ sở dãy số thời gian từ đó tìm ra một hàm số ( gọi là phương trình hồi quy )phản ánh xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian , qua hàm xu thế đó có thể dự báo cho thời gian tới. Vận dụng phương pháp này chúng ta có thể tìm ra hàm xu thế của kết quả sản xuất kinh doanh từ đó dự báo kết quả cho những năm tiếp theo.
Phương pháp chỉ số cho phép phân tích vai trò ảnh hưởng biến động từng nhân tố đến biến động chung của toàn bộ hệ thống phức tạp. Trong phân tích kinh tế doanh nghiệp, thống kê thường sử dụng hệ thống chỉ số tổng hợp. Cụ thể ở đây chúng ta sẽ sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng giá trị sản xuất ( GO), Doanh thu (G)và lợi nhuận (M). Từ đó, có thể đưa ra những biện pháp, chính sách thích hợp để phát huy những nhân tố tích cực và đẩy lùi những nhân tố tiêu cực có ảnh hưởng không tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý.
II.Đặc điểm vận dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức.
1.Đặc điểm vận dụng phương pháp dãy số thời gian vào phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
1.1. Khái niệm về dãy số thời gian.
Dãy số thời gian là một dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Một dãy số thời gian được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và chỉ tiêu.Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm…Độ dài giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số bình quân.Trị số của chỉ tiêu được sắp xếp theo thời gian gọi là mức độ của dãy số.
Căn cứ vào mật độ của dãy số có thể chia dãy số thời gian ra các loại sau: - Dãy số số tuyệt đối
- Dãy số số tương đối. - Dãy số số bình quân.
1.1.1. Dãy số số tuyệt đối:
Là dãy số mà các mức độ của dãy số là số tuyệt đối. Dãy số tuyệt đối chia làm hai loại:
- Dãy số thời kỳ biểu hiện quy mô của hiện tượng trong một độ dài (khoảng) thời kỳ nhất định.Các mức độ của dãy số thời kỳ là những số tuyệt đối thời kỳ, do đó độ dài của khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các trị số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài hơn.
- Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định.Mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một bộ phận mức độ của hiện tượng tại thời điểm trước. Vì vậy việc cộng các trị số của các chỉ tiêu không có giá trị phản ánh quy mô của hiện tượng.
1.1.2. Dãy số số tương đối
Là dãy số mà các mức độ của dãy số là số tương đối.
Ví dụ: Tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp của một địa phương từ năm 2000 đến 2005.Hay cơ cấu sản xuất công nghiệp của địa phương qua các năm.
1.1.3.Dãy số bình quân
Là dãy số mà các mức độ của nó là những số bình quân.
Ví dụ: Năng suất lúa bình quân của địa phương A qua các năm từ 2000 đến 2005.
Yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số nhằm phản ánh sự phát triển khách quan của hiện tượng qua thời gian.Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (đặc biệt đối với dãy số thời kỳ).
1.2. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian 1.2.1 Mức độ bình quân qua thời gian
Nói lên mức độ đại diện của hiện tượng trong suốt thời gian cần nghiên cứu. 1.2.1.1. Đối với dãy số thời kỳ.
Gọi yi (i=1,2,3…n) là các mức độ của dãy số thời kỳ thì mức độ bình quân qua thời gian được tính theo công thức sau:
y = n
y y
y1+ 2 +...+ n
Trong đó yi ( i = 1,2,…,n ) là các mức độ của dãy số thời kỳ.
Những số liệu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu Hạn kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức là dãy số thời kỳ, vì vậy áp dụng công thức trên ta có thể tính mức độ bình quân theo thời gian đối với các chỉ tiêu GO, DT, LN. Kết quả trên sẽ cho ta biết mức độ đại biếu của tất cả các mức độ GO, DT, LN trong giai đoạn mà chúng ta nghiên cứu.
1.2.1.2. Đối với dãy số thời điểm.
- Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. Ta giả thiết là các lượng biến biến động tương đối đều đặn trong khoảng thời gian của dãy số có công thức để tính mức độ trung bình theo thời gian là một dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau là:
y= 1 2 / ... 2 / 2 1 1 − + + + − n y y y y n n
Trong đó yi ( i = 1,2,…,n ) là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau.
- Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau đây:
y= n n n t t t t y t y t y + + + + + ... ... 2 1 2 2 1 1
Vì dãy số thời gian về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức mà chúng ta thu thập được là dãy số thời kỳ nên với các công thức trên chúng ta không áp dụng tính toán và phân tích.
1.2.2. Lượng tăng ( hoặc giảm ) tuyệt đối
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu mức độ của hiện tượng tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại mang dấu âm (-).
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có:
- Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối liên hoàn: là chênh lệch giữa mức độ của một thời kỳ nào đó với mức độ của thời kỳ liền trước nó.
∂i = yi – yi-1
- Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối định gốc: phản ánh sự thay đổi của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài, hay là chênh lệch giữa mức độ đầu của một thời kỳ nào đó và mức độ của kỳ được chọn làm gốc cố định.
∆i = yi – y1 ( i = 1,2 …, n)
- Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân: Đại diện cho các lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối từng kỳ .
σ = 1 ... 2 1 − + + n n σ σ σ = −1 ∆ n n
Ta vận dụng các công thức trên để tính lượng tăng (giảm) tuyệt đối, định gốc, lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối bình quân cho các chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hữu hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức và từ đó có thể thấy được mức độ tăng giảm tuyệt đối của kết quả sản xuất kinh doanh giữa các năm với nhau, cụ thể ở đây chúng ta sẽ thấy mức chênh lệch của GO, DT, LN giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu.
1.2.3. Tốc độ phát triển
Phản ánh qua thời gian hiện tượng nghiên cứu đã phát triển với tốc độ cụ thể là bao nhiêu ( nhanh hay chậm và xu hướng sự phát triển như thế nào?).
1.2.4. Tốc độ phát triển liên hoàn ( từng kỳ)
Phản ánh sự phát triển của hiện tượng ở thời gian i so với thời gian i-1. ti = yi / yi-1
1.2.5. Tốc độ phát triển định gốc
Phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong khoảng thời gian dài. Ti = yi /y1
Giữa tốc độ phát triển liên hoàn và phát triển định gốc có mối liên hệ sau đây : Thứ nhất: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc.
t2t3…tn = Tn hay ∏n ti
2 = Ti
Thứ hai: Thương của các tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó
Ti / Ti-1 = ti
1.2.6. Tốc độ phát triển bình quân
Là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn hay nhịp điệu phát triển điển hình của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu. Xuất phát từ quan hệ tích nên để tính tốc độ phát triển bình quân thì phải dùng bình quân nhân:
t = n−1 1 2... n t t t =n−1Tn = 1 1 − n n y y
Chú ý: Chỉ nên tính chỉ tiêu này đối với những hiện tượng qua thời gian phát triển theo xu hướng nhất định.
Khi phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chính Xác Ngọc Đức ta vận dụng các công thức trên để tính tốc độ phát