d) Thực hiện Marketing-mix:
2.1.2 Thực trạng của ngành may trong tiến trình hội nhập:
Với những gì được coi là lợi thế và ưu đãi lớn cho ngành may mặc thì đáng nhẽ ngành may mặc phải phát triển lớn mạnh và có sức cạnh tranh lớn nhưng thực tế ngành may mặc chỉ phát triển trên những con số về tổng sản lượng xuất khẩu hay tỉ trọng xuất khẩu. Nhiều nhận định cho rằng ngành may mặc Việt Nam chưa đứng trên đôi chân của mình bởi chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành vẫn là gia công cho các trung gian thương mại và các nhà phân phối tại các thị trường mục tiêu theo các đơn đặt hàng nước ngoài.
Ngoài ra, ngành may mặc chưa có một quy trình khép kín từ thượng nguồn (nguyên vật liệu đầu vào) đến mẫu mã thiết kế, sản xuất thành phẩm quy mô công nghiệp, kênh phân phối và xây dựng thương hiệu. Mà chỉ chủ yếu gia công thành phẩm, bán thành phẩm theo đơn đặt hàng để hưởng lợi nhuận từ phần giá trị gia tăng không là mấy. Trong khi ngành may mặc nước ta có thể tự chủ về nguồn nguyên liệu nhờ là một nước nông nghiệp có truyền thống trồng dâu nuôi tằm, trồng bông và nguồn tài nguyên về than đá, dầu mỏ phong phú, song hơn 70% nguyên liệu cho các ngành may mặc gồm các loại vải và phụ kiện cũng như máy may và dây chuyền may mặc đều phải nhập khẩu.
Hơn nữa công nghệ thiết kế mẫu của ngành may còn chưa phát triển. Một nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp may chỉ chăm chăm vào gia công nên không quan tâm đến việc thiết kế mà phụ thuộc vào kiểu cách mẫu mã được đặt sẵn. Song nguyên nhân quan trọng và cũng thiếu tính chiến lược lâu dài là nguồn lực về con người trong thiết kế còn rất kém. Đặc biệt là nhà tạo mẫu công nghiệp.
Do những yếu kém kể trên nên các sản phẩm của Việt Nam sản xuất thường kém chất lượng, mẫu mã và tỷ lệ sản phẩm lỗi trong sản xuất là rất cao. Vì vậy khả năng cạnh tranh là gần như không có. Điều đó còn làm cho các sản phẩm Việt Nam dần bị mất bóng trên thị trường nội địa và bị các đối thủ cạnh tranh nước ngoài nhảy vào. Đặc biệt thị trường sản phẩm cấp trung và giá rẻ còn bị các doanh nghiệp nước ngoài lĩnh
hết thị phần. Các doanh nghiệp may mặc Việt Nam có thương hiệu được biết đến trên thị trường Việt Nam chủ yếu đang định vị ở cấp cao, một ít ở cấp trung nhưng chỉ đáp ứng được 7% nhu cầu của thị trường trong nước.
Thị trường quốc tế chủ yếu là gia công dưới tên, thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài, thị trường trong nước thì yếu kém. Đó là thực trạng đáng buồn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Những gì đang và đã xảy ra là do doanh nghiệp may còn chưa quan tâm đến thương hiệu. theo nghiên cứu cho đến nay thì doanh nghiệp may mặc chưa có một chiến lược thương hiệu được xây dựng đồng bộ và mang tính chiến lược nên đó là điều dĩ nhiên khi ngành may vẫn là ngành chỉ tăng trưởng trên những con số.