Phải thực sự đổi mới tư duy trong quan niệm, quan điểm, hành động về vốn và hệ thống tài chính nói chung theo xu hướng thị trường hoá

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TẠI TP.VIỆT TRÌ (Trang 53 - 55)

- Về đường sông:

3.2.5.3.Phải thực sự đổi mới tư duy trong quan niệm, quan điểm, hành động về vốn và hệ thống tài chính nói chung theo xu hướng thị trường hoá

động về vốn và hệ thống tài chính nói chung theo xu hướng thị trường hoá toàn bộ.

- Phải xem nguồn lực, nguồn vốn không phải chỉ đơn thuần là tiền mặt. Ngược lại phải xem xét nguồn vốn bao hàm cả vật chất và phi vật chất biểu hiện bằng tiền (nhưng là nền kinh tế phi tiền mặt với những công cụ thanh toán hiện đại nhất trên mạng lưới thanh toán hoà nhập với khu vực và trên toàn cầu )

- Phải xem xét nguồn vốn trong nước, nội lực là quyết định. Song cần phải phát triển tư duy về mặt này, trong toàn cảnh hội nhập và toàn cầu hoá. Tại đây cần có thêm quan điểm: “nội lực hoá nguồn ngoại lực”. Điều này rất dễ nhận thấy ở 2 điểm: một là thu hút tối đa hoá đầu tư của nước ngoài; hai là cùng với vốn vay nước ngoài phải gắn chặt với hiệu quả cải biến tiếp thu công nghệ mới, đáp ứng phát triển công nghệ truyền thống có lựa chọn mang lại hiệu quả kinh tế cao thông qua xuất khẩu và thặng dư cán cân thanh toán. Phát triển tư duy về mặt này phải đi đôi với hai phương châm : “ Khơi trong đi đôi với hút ngoài ” và hội nhập hoá nguồn nội lực, nguồn vốn vào khu vực và toàn cầu “.

- Tối đa hoá, thương mại hoá nguồn vốn, nguồn lực, chấm dứt tư duy bao cấp và cơ chế “ xin - cho “ còn rơi rớt lại trong hệ thống báo cấp trước đây. Phát triển tư duy này cần tiếp tục phân biệt rạch ròi vai trò quản lý nhà nước của cơ quan công quyền, của hệ thống cai trị và vai trò kinh doanh tự trang trải, tự cân đối và sinh lời của các doanh nghiệp , các tập đoàn kinh doanh. Nhà nước hoạt động theo luật định, vạch chính sách và kiểm soát hoạt động của thị trường.

- Cần định vị và xác định vai trò huy động vốn trước hết thuộc về hệ thống thị trường tài chính tiền tệ nhằm phục vụ yêu cầu và mục tiêu của công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Phải xem hệ thống thị trường tài chính tiền tệ là hạ tầng mềm đặc biệt của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Vì lẽ đó phát triển tư duy này cần thiết

phải hiện đại hoá ngay hệ thống thị trường này trước hết là đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TẠI TP.VIỆT TRÌ (Trang 53 - 55)