Giải pháp thứ nhất là các doanh nghiệp cần tăng cường thâm nhập, tìm hiểu về nhu cầu, đặc điểm, xu hướng tiêu dùng của thị trường nông sản Hoa Kỳ. Từ đó đưa ra những bước đi, chiến lược đúng đắn thể thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất của thị trường Hoa Kỳ là một thị trường có sự bảo hộ cho nông nghiệp rất lớn bằng những rào cản thuế quan, phi thuế quan bởi vậy để có thể tiếp cận với thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần có những chiến lược cụ thể, có đội ngũ nhân viên có năng lực, am hiểu thị trường Hoa Kỳ để có những bước đi đúng đắn khi tiến vào thị trường Hoa Kỳ.
Giải pháp thứ hai là các doanh nghiệp cần ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm xuất khẩu. Hoa Kỳ có những yêu cầu về chất lượng, vệ sinh, đóng gói sản phẩm rất khắt khe do đó các doanh nghiệp nên chú trọng việc đầu tư, sử dụng công nghệ hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói hàng nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Thứ ba là cần phát triển hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng đươc hưởng thuế MFN, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, rau quả,... Các doanh nghiệp nên xác định đúng mặt hàng có thế mạnh, có nhiều khả năng phát triển tại thị trường Hoa Kỳ để có nhiều cơ hội và khả năng phát triển hoạt động kinh doanh của mình tại Hoa Kỳ.
Thứ tư là đẩy mạnh hoạt động xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình trên thị trường Hoa Kỳ. Muốn tồn tại và phát triển tại thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng của mình đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo uy tín của sản phẩm tại tại thị trường Hoa Kỳ.
Giải pháp thứ năm là nắm vững các quy định, luật pháp, tiêu chuẩn của Hoa Kỳ về nhập khẩu nông sản, từ đó sẽ tránh được những thất bại không đáng có khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.
Giải pháp thứ sáu đối với doanh nghiệp là phát triển hoạt động quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm rau quả của mình trên thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ nhân viên marketing, xúc tiến bán hàng cho doanh nghiệp mình đồng thời tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm tại thị trường Hoa Kỳ.
KẾT LUẬN
Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành sản xuất và xuất khẩu hàng hóa nói chung, hàng nông sản nói riêng. Đối với Việt Nam hiện nay, thâm nhập được thị trường Hoa Kỳ là một bước đi quan trọng để phát triển nền kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Nhưng bên cạnh là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thì Hoa Kỳ cũng là một thị trường hết sức khó tiếp cận với những biện pháp bảo hộ tinh vị và là thị trường có tính cạnh tranh rất khốc liệt. Đây chính là trở ngại lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản, một mặt hàng có sức nhạy cảm lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hàng nông sản Việt Nam cũng có những thuận lợi nhất định khi xâm nhập thị trường Hoa Kỳ, nhất là sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định Thương mại, đem lại sự bình đẳng cho hàng nông sản Việt Nam khi cạnh tranh với các quốc gia khác đang hoạt động tại thị trường Hoa Kỳ, đồng thời giảm bớt một số rào cản thuế quan và phi thuế quan cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Thông qua đề tài nghiên cứu này có thể thấy được những bước tiến của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản sang Hoa Kỳ thời gian qua, đặc biệt là sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết. Chúng ta có thể thấy được những thành tựu mà hoạt động xuất khẩu nông sản của chúng ta đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại. Từ đó sẽ thấy được tiềm năng, cơ hội và những khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và qua đó có thể đưa ra một số giải pháp đối với Nhà nước cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hàng nông sản để hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ ngày càng thành công.
Hy vọng thông qua bài nghiên cứu này với những gợi ý về các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản cùng với những tiềm năng, nguồn lực mà Việt Nam có được sẽ góp phần phát triển hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, “Số liệu Thống kê ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1996 - 2000”, NXB Nông nghiệp.
2. Bộ Tài chính Mỹ - Tổng cục Hải quan, Xuất khẩu sang thị trường Mỹ (2001), “Hướng dẫn chi tiết về Thương mại và Thủ tục Hải quan cho hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ”.
3. TS. Hồ Sĩ Hưng, Nguyễn Việt Hùng (2003), “Cẩm nang về xâm nhập thị trường Mỹ), NXB Thống Kê, Hà Nội.
4. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 09 (114)/2007 5. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 4/2000
6. Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 53/2001 7. Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 146/2009
8. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 322, tháng 3/2005 9. Tạp chí Thương mại số 27/2005
10. Các website:
http://www.countryoforiginlabel.org/ http://www.aphis.usda.gov/
http://www.gipsa.usda.gov
http://www.mofahcm.gov.vn (Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao) http://tinkinhte.vnweblogs.com
http://vneconomy.vn (Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam)
http://thitruongcaosu.net (Blog Thông tin thị trường cao su, giá cao su) http://dddn.com.vn/ (Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp điện tử)
http://agro.gov.vn (Trung tâm Thông tin PTNNNT | Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT)
http://www.vicofa.org.vn (Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam) http://www.vietfood.org.vn (Hiệp hội Lương thực Việt Nam) http://www.vitas.org.vn (Hiệp hội Chè Việt Nam)