B. Vốn chủ sở hữu 16,781 38,256 67,
2.2.4.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh(BCKQKD)
Trong khi phân tích BCKQKD, công ty chú ý đến phân tích sự biến động của doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế. Mục đích của việc phân tích doanh thu là công ty có thể theo dõi công đoạn tiêu thụ sản phẩm của mình và qua đó xem xét chính sách bán hàng của công ty có hiệu quả hay không. Hơn thế nữa, việc phân tích sự biến động của giá vốn hàng bán sẽ giúp công ty phân tích được sự biến động của các khoản chi phí trực tiếp, từ đó có biện pháp quản lý chi phí một cách tối ưu nhất. Tương tự như vậy, việc phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ phục vụ cho việc đưa ra một kế hoạch hoạt động có thể giảm thiểu chi phí tời mức tối đa cho doanh nghiệp. Và cuối cùng, việc phân tich khoản mục “lợi nhuận sau thuế” sẽ giúp cho công ty đánh giá được kết quả hoạt động của mình trong cả kỳ kinh doanh và tính toán tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng với tốc độ chậm dần do chính sách bán hàng chưa thực sự hiệu quả. Công ty chưa có nhiều chính sách thu hút khách hàng mua nhiều sản phẩm của công ty như chính sách bán hàng trả chậm…Tuy nhiên, do công ty chủ yếu xây dựng mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn nên công ty cũng gặp khó khăn trong việc thực hiện chính sách bán hàng trả chậm, vì nhằm mục đích thu hồi vốn nhanh.
Giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý đều giảm theo các năm là một kết quả khả quan cho công ty, bởi lẽ mục tiêu cắt giảm chi phí tới mức tối đa của công ty đã phát huy hiệu quả. Từ đó sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí nguồn vốn của mình trong quá trình kinh doanh.
2.2.4.3. Phân tích các tỷ số tài chính
Công ty tiến hành phân tích các nhóm tỷ số như: Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm tỷ số về khả năng hoạt động, nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn và nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi.
Công ty sử dụng các tỷ số tài chính về khả năng thanh toán để so sánh chỉ tiêu này qua các năm để có cái nhìn sâu sắc, chính xác về thực trạng tài chính của công ty hơn là chỉ nhìn vào các con số tuyệt đối trên bảng báo cáo tài chính. Các tỷ số công ty thường dùng trong phân tích khả năng thanh toán là tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành, tỷ số về khả năng thanh toán nhanh và nhóm tỷ số về khả năng thanh toán tức thời.
Bảng 2.7. Khả năng thanh toán của công ty
Đơn vị: lần
Năm
Khả năng thanh toán 2006 2007 2008
1. Khả năng thanh toán hiện hành 2,19 5,11 11,41
2. Khả năng thanh toán nhanh 1,06 1,86 4,31
3. Khả năng thanh toán tức thời 0,66 1,48 3,89
Nguồn Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I
Khả năng thanh toán của công ty tăng dần theo các năm, trong đó, đáng chú ý nhất là khả năng thanh toán hiện hành. Khả năng thanh toán hiện hành tăng đột biến trong năm 2008 do khoản mục tiền và hàng tồn kho tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn. Điều này do công ty nắm giữ quá nhiều tiền mặt và nguyên vật liệu
trong kho dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn,vì vậy công ty nên thay đổi chính sách quản lý tiền mặt và hà tồn kho cho hợp lý trong thời gian tới, có thể dùng tiền đầu tư mua sắm thiết bị hay mở rộng sản xuất và ước tính chính xác số nguyên vật liệu trong kho, từ đó có kế hoạch dự trữ nguyên, nhiên vật liệu cho phù hợp.
Công ty phân tích các nhóm chỉ số về khả năng cân đối vốn nhằm đánh giá cơ cấu tài chính của công ty, qua đó xem xét mức độ công ty sử dụng các nguồn tài trợ như thế nào để tối đa hoá giá trị doanh nghiệp cũng như tối thiểu hoá chi phí. Một khả năng cân đối vốn sẽ tạo cho doanh nghiệp có một cơ cấu vốn tối ưu đồng thời tạo nên sự cân bằng giữa tác động của rủi ro và lợi tức. Dựa trên tầm quan trọng của việc nghiên cứu cơ cấu vốn, công ty tiến hành phân tích hệ số nợ, tỷ lệ cơ cấu tài sản.
Bảng 2.8. Khả năng cân đối vốn của công ty
Đơn vị: %
Khả năng cân đối vốn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Hệ số nợ 32,17 15,28 7,24
2. Tỷ lệ cơ cấu tài sản 70,38 78,06 82,67
Nguồn Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I
Công ty sử dụng chủ yếu nguồn vốn chủ sở hữu để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh nên tỷ trọng nợ của công ty không lớn. Điều này cũng chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của công ty trong thời gian qua tương đối tốt.
Để phân tích khả năng hoạt động, công ty tập trung nghiên cứu các chỉ số như: chỉ số vòng quay tiền, vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản cố định và hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Năm
Khả năng hoạt động 2006 2007 2008
1. Vòng quay tiền 7,62 4,84 2,65
2. Vòng quay khoản phải thu 12,34 18,86 24,45
3. Vòng quay hàng tồn kho 4,72 2,77 1,87
4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 18,66 19,83 18,83
5. Hiệu suất sử dụng tài sản 1,40 1,09 0,73
Nguồn Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm dần do công ty dự trữ quá nhiều trong kho và tốc độ tăng của hàng tồn kho nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Và tương tự như vậy, chỉ số vòng quay khoản phải thu tăng dần theo thời gian do các khoản phải thu của công ty giảm dần trong khi doanh thu bán hàng lại không ngừng tăng lên,đây có thể là dấu hiệu tốt đối với công ty trong thời gian tới. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty giảm dần cho thấy tốc độ tăng của tài sản lớn hơn rất nhiều so với doanh thu, cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của công ty trong thời gian qua là chưa tốt, do đó, công ty cần thay đổi chính sách quản lý và sử dụng tài sản cho phù hợp hơn.
Cuối cùng, công ty sử dụng các chỉ số ROE, ROA để phân tích khả năng sinh lãi của mình. Tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết kết quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu, tức là lợi nhuận tạo ra cho các cổ đông. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết khả năng sinh lợi từ việc sử dụng tổng tài sản của công ty, tỷ số này càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả.
Bảng 2.10. Khả năng sinh lợi của công ty
Đơn vị: %
Năm
1. ROE 16,95 7,94 4,80
2. ROA 11,50 6,73 4,45
Nguồn Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I
Cả hai chỉ số ROE và chỉ số ROA của công ty đều giảm cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu hay một đồng tài sản đều giảm xuống. Trong năm 2006, một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu tạo ra 16,95 đồng lợi nhuận nhưng năm 2007 chỉ tạo ra 7,94 đồng lợi nhuận và năm 2008 là 4,8 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân của sự sụt giảm hai chỉ số này là tốc độ tăng của tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế.
Đó là tất cả nội dung của công tác phân tích tài chính tại công ty và qua đây chúng ta cũng có thể thấy rằng hoạt động phân tích tài chính của công ty chưa thực sự đầy đủ và chưa nhận được sự quan tâm thích đáng do đó công tác phân tích chưa đạt được hiệu quả cao.