Kế toán CP sử dụng MTC

Một phần của tài liệu THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XÂY LẮP VÀ BẤT ĐỘNG SẢN TIẾN PHÁT 14 (Trang 28)

Nội dung

Cũng như các DN xây lắp khác, việc sử dụng MTC là rất cần thiết, không thể thiếu và chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty. Việc tăng cường trang thiết bị, máy móc sẽ giúp Công ty giảm được đáng kể nguồn lao động sống và tăng năng suất lao động đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công, góp phần không nhỏ vào việc hạ giá thành SP và nâng cao uy tín của Công ty đối với các nhà đầu tư. Dựa trên quá trình thi công, khi nhu cầu sử dụng MTC phát sinh, Đội trưởng đội thi công sẽ báo cáo tình hình với Giám đốc Công ty.

Căn cứ vào tình hình thực tế mà Giám đốc đề ra quyết định điều động máy, nếu máy của Công ty không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của công trình thì sẽ phải thuê máy ngoài. Với điều kiện nguồn lực hiện tại, khi thi công các công trình Công

ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát không phải thuê máy từ

bên ngoài.

Danh mục thiết bị thi công của Công ty gồm có: Máy san, máy ủi, máy xúc, máy lu bánh lốp, lu tĩnh, lu rung, cần cẩu tự hành, máy bơm xăng, máy trộn bê tông, máy khoan, máy đầm bàn, đầm cóc, đầm dùi, máy hàn điện, máy phát điện, máy mài, máy cắt uốn thép…

Từ nhu cầu sử dụng MTC sẽ phát sinh CP sử dụng MTC, khoản CP này sẽ góp phần tạo nên giá thành công trình xây lắp. Như đã trình bày ở trên thì CP sử dụng MTC bao gồm 2 bộ phận là:

- CP thường xuyên sử dụng MTC gồm: lương chính, lương phụ của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy…, CP vật liệu, CP CCDC, CP khấu hao TSCĐ, CP dịch vụ mua ngoài, các CP bằng tiền khác.

- CP tạm thời sử dụng MTC gồm: CP sửa chữa lớn MTC, CP công trình tạm thời cho MTC (lều, lán, đường ray chạy máy…). CP sử dụng tạm thời phát sinh trước được tập hợp vào TK 142 – “Chi phí trả trước ngắn hạn” sau đó được phân bổ dần vào TK 623 – “Chi phí sử dụng máy thi công”

Nếu phân loại theo nội dung kinh tế thì CP sử dụng MTC gồm 6 loại:

- CP nhân công: gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, MTC, không phản ánh các khoản trích

theo lương của công nhân sử dụng MTC. Các khoản trích theo lương này được hạch toán vào TK Chi phí sản xuất chung

- CP vật liệu: đó là các CP nhiên liệu, vật liệu khác phục vụ MTC như

xăng, dầu Diezen…

- CP dụng cụ SX: là CP về CCDC lao động liên quan đến hoạt động của MTC

- CP khấu hao MTC

- CP dịch vụ mua ngoài: như thuê ngoài sửa chữa xe, MTC, CP điện nước sử dụng cho MTC…

- Các CP bằng tiền khác: phục vụ cho hoạt động của xe, MTC

Đối với các CP không thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình như CP bảo dưỡng MTC sử dụng cho nhiều công trình… thì được phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức phù hợp là theo giờ máy sử dụng hoặc CP NVLTT.

Tài khoản sử dụng

TK được Công ty sử dụng để hạch toán và tổng hợp CP sử dụng MTC là TK

623 – “Chi phí sử dụng MTC”. TK này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng

mục công trình để tập hợp các khoản CP sử dụng MTC phát sinh tại công trình, hạng mục công trình đó.

Các TK khác liên quan đến quá trình tập hợp và kết chuyển CP sử dụng MTC: - TK 152 – Nguyên vật liệu

- TK 153 – Công cụ, dụng cụ - TK 154 – Chi phí SXKD dở dang - TK 214 – Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 334 – Phải trả người lao động - Các TK khác:

+ TK 111 – Tiền mặt + TK 112 – TGNH

+ TK 331 – Phải trả người bán,

+ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ…

Quy trình ghi sổ kế toán

Căn cứ vào các chứng từ kế toán gốc: Hóa đơn GTGT, Bảng thanh toán tiền lương hàng tháng, Bảng tính và phân bổ khấu hao máy thi công… của Công trình xây dựng Đường Tân Mai, Kế toán CP và tính giá thành SP ghi vào Sổ chi tiết TK

623 – “Chi phí sử dụng máy thi công” (Phụ lục 9), định kỳ ghi vào CTGS (Phụ lục 10a) và Sổ Cái TK Chi phí sử dụng máy thi công (Phụ lục 10b) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 623: 80.967.000 Có TK 152: 2.923.500 Có TK 111: 3.205.300 Có TK 214: 3.117.400 Có TK 334: 23.250.000 Có …….. 2.2.4. Kế toán CP SXCNội dung

Khi thi công công trình, ngoài các khoản CP trên còn có các khoản CP SXC, phục vụ quá trình thi công của các đội, bao gồm các khoản sau:

- Lương chính, lương phụ và phụ cấp lương nhân viên quản lý đội xây dựng - Các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định (22%) của nhân viên quản lý đội và công nhân trực tiếp tham gia xây lắp

- CP khấu hao TSCĐ không phải MTC dùng chung cho hoạt động của đội

- CP vật liệu, CCDC (cuốc, xẻng…) sử dụng chung cho đội, phục vụ quản lý công trường

- Các CP khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động của đội như CP điện nước tại công trường…

CP SXC phát sinh có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì được hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.

Trường hợp CP SXC có liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì Kế toán sẽ tập hợp chung và phân bổ theo tiêu thức phù hợp: lương nhân công trực tiếp. Đối với Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến

Phát khoản CP này thường chiếm từ 5 – 10%. Đây cũng là một khoản CP quan trọng

nên Kế toán và các bộ phận trong Công ty phải có nhiệm vụ sử dụng hiệu quả và quản lý tốt khoản CP này.

Tài khoản sử dụng

TK mà Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát sử dụng để hạch toán CP SXC đó là TK 627 – “Chi phí Sản xuất chung”. TK 627 được chi tiết thành các TK cấp 2 theo từng công trình thực hiện.

Các TK liên quan gồm:

- TK 334 – Phải trả người lao động - TK 338 – Phải trả, phải nộp khác - TK 214 – Khấu hao TSCĐ

- TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - Các TK khác như:

+ TK 111 – Tiền mặt + TK 112 – TGNH

+ TK 331 – Phải trả người bán

+ TK 133 – thuế GTGT đầu vào được khấu trừ…

Quy trình ghi sổ kế toán

Hàng tháng căn cứ vào Bảng chấm công của từng đội, Kế toán lập Bảng

thanh toán tiền lương quản lý và Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (Phụ lục 11). Căn cứ vào các chứng từ kế toán gốc: Hóa đơn GTGT, Bảng thanh toán

tiền lương quản lý hàng tháng, Bảng kê trích nộp các khoản theo lương, Phiếu xuất kho vật tư, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ… của Công trình xây dựng Đường Tân Mai Kế toán CP và tính giá thành SP ghi vào Sổ chi tiết TK 627 –

“Chi phí sản xuất chung” (Phụ lục 12a), định kỳ ghi vào CTGS (Phụ lục 12b)

Nợ TK 627: 71.267.100 Có TK 111: 14.239.300 Có TK 152: 12.970.000 Có TK 331: 16.842.000 Có TK 334: 5.536.600 Có……… 2.2.5. Kế toán tổng hợp CPSX và đánh giá SPDD

Vì SP xây lắp của Công ty thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư, quy trình sản xuất liên tục, phức tạp nên đối tượng tập hợp CPSX được xác định là từng công trình hoặc hạng mục công trình (tùy theo giá trị của hợp đồng xây dựng). Do vậy, phương pháp tập hợp CPSX là phương pháp trực tiếp cho từng công trình hoặc hạng mục công trình: CPSX thực tế phát sinh tại công trình nào thì được kết chuyển vào giá thành của công trình đó. Cụ thể mỗi một đối tượng tập hợp CP theo công trình sẽ được theo dõi trên Bảng Tổng hợp chi phí sản

xuất, tương ứng với các khoản mục CP: NVLTT, NCTT, SXC và Sử dụng MTC.

TK được sử dụng để tập hợp CPSX là TK 154 – “Chi phí sản xuất kinh

doanh dở dang”. Để phục vụ cho công tác kế toán và công tác quản lý nói chung,

TK này được chi tiết theo từng công trình hoặc hạng mục công trình. Kế toán ghi

Sổ chi tiết Chi phí SXKD dở dangcho từng công trình (Phụ lục 13a) đồng thời lập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CTGS (Phụ lục 13b) và Sổ Cái TK 154 – Chi phí SXKD dở dang. (Phụ lục 13c).

Định kỳ hàng tháng, căn cứ vào CTGS đã lập, Kế toán CP và tính giá thành SP ghi Cuối quý, căn cứ vào các chứng từ kế toán Kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất (Phụ lục 14) Nợ TK 154: 3.301.407.000 Có TK 621: 2.515.514.900 Có TK 622: 249.300.000 Có TK 623: 247.010.000 Có TK 627: 289.222.100

Do Công ty bàn giao thanh toán khi công trình hoàn thành toàn bộ nên tổng CPSX từ khi khởi công đến thời điểm xác định chính là CPSX dở dang thực tế.

2.3. Tính giá thành sản xuất của SP xây lắp tại Công ty

Như đã trình bày ở phần trên, đối tượng tập hợp CPSX của Công ty được xác định là từng công trình hoặc hạng mục công trình và phương pháp tập hợp CP là phương pháp trực tiếp theo từng công trình. Do vậy, đối tượng tính giá thành công trình xây dựng được xác định là từng bộ phận công trình hoàn thành, giai đoạn công việc hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành và bàn giao. Mục

đích của Kế toán CP và tính giá thành SP là xác định đúng, chính xác và hợp lý giá thành SP nên Công ty đã chọn cho mình một phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm, tình hình sản xuất cụ thể và cách thức, năng lực quản lý của Công ty, đó là phương pháp tính giá thành giản đơn cho từng công trình hoặc hạng mục công trình. Toàn bộ CP thực tế phát sinh của từng công trình hoặc hạng mục công trình từ khi khởi công cho đến khi bàn giao là giá thành bàn giao thực tế của công trình, hạng mục công trình đó.

Đến cuối tháng 8, Công ty tiến hành tính CP SXKD cuối kì để kết chuyển sang tháng 9.

CP SXKD dở dang đầu kì tháng 8 chính là tổng CP SXKD phát sinh trong tháng 7: CP SXKD dở dang đầu kì = CP NVLTT + CP NCTT + CP SD MTC + CP SXC = 800.000.000 + 83.100.000 + 85.076.000 + 72.500.000 = 1.040.676.000 CP SXKD trong tháng 8 = CP NVLTT + CP NCTT + CP SD MTC + CP SXC = 864.774.900 + 83.100.000 + 80.967.000 + 71.627.100 = 1.100.109.000 Tổng CP phát sinh của công trình đường Tân Mai kết chuyển sang tháng 9

= 1.040.676.00

0 +

1.100.109.00

0 - 0 = 2.140.785.000

Ngày 30/9/2009, Công ty hoàn thành bàn giao công trình cho chủ đầu tư. Giá thành công trình được tính như sau:

Giá thành thực tế khối lượng xây

lắp hoàn thành

= Chi phí SXKD dở

dang đầu kì +

Tổng CPSXKD của công trình đường Tân Mai

3.301.407.000 = 2.140.785.000 + 1.160.262.000

Khi công trình được bên chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu và được bàn giao thì Kế toán ghi bút toán kết chuyển giá thành SP hoàn thành bàn giao từ TK 154 sang

TK 632 – “Giá vốn hàng bán”, Sổ chi tiết TK 154, 632 (Phụ lục 15a), CTGS (Phụ lục 15b) và Sổ cái TK 154 (Phụ lục 15c)

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH

DOANH XÂY LẮP VÀ BẤT ĐỘNG SẢN TIẾN PHÁT

3.1. Đánh giá chung về thực trạng Kế toán CPSX và Tính giá thành SP xây lắp tại Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát và phương hướng hoàn thiện

3.1.1. Ưu điểm

Trong khoảng thời gian 5 năm thành lập và đi vào hoạt động, Công ty Cổ

phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát đã có những khởi sắc và đạt

được những thành công nhất định, ngày càng khẳng định được tên tuổi và chỗ đứng của mình trên thị trường. Góp phần vào những thành tựu đó, phải kể đến hiệu quả của công tác Kế toán, trong đó có Kế toán CP và tính giá thành SP. Điều đó được thể hiện qua ưu điểm của công tác Kế toán CP và tính giá thành SP xây lắp trong Công ty như sau:

Về bộ máy kế toán: Phòng TC – KT của Công ty được bố trí gọn nhẹ, phù (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hợp với quy mô hoạt động của Công ty, trong đó có phân công một nhân viên kế toán làm công tác tập hợp CP và tính giá thành SP cụ thể. Đội ngũ kế toán có trình độ (Đại học), có kinh nghiệm và sự nhiệt tình trong lĩnh vực tài chính kế toán, luôn luôn cố gắng trau dồi, bổ sung kiến thức cho phù hợp với công tác, cập nhật các văn bản pháp luật, chuẩn mực, chế độ kế toán, cũng như có sự nhạy bén trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có khả năng tổng hợp thông tin kế toán. Công ty thực hiện tốt việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong công tác kế toán. Việc sử dụng phần mềm Kế toán FAST đã làm giảm đáng kể khối lượng công việc cho Kế toán viên, giảm thiểu sai sót trong tính toán, và đáp ứng nhu cầu thông tin kịp thời cho Hội đồng quản trị và Giám đốc (Có thể in sổ sách, báo cáo bất cứ lúc nào cho đối tượng sử dụng).

Về hình thức kế toán: Hiện tại, Công ty Cổ phần Kinh doanh xây lắp và bất động sản Tiến Phát đang áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Việc áp

dụng hình thức này có ưu điểm là rõ ràng, khá phù hợp với nhu cầu của công tác kế toán CP và tính giá thành SP. Cụ thể là Kế toán lập Chứng từ ghi sổ được lập theo nội dung kinh tế kết hợp với kỳ (1 tháng), do số lượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều. Hơn nữa, hình thức ghi sổ này lại thích hợp với mọi quy mô hoạt động. Công ty chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách do Nhà nước quy định, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên hệ thống sổ sách. Nhờ đó công tác kế

toán ở Công ty đã góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm hoạt động SXKD ở Công ty để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Về hệ thống chứng từ kế toán: Các chứng từ kế toán sử dụng trong Công

ty, đặc biệt là phần hành Kế toán CP và tính giá thành SP xây lắp được lập theo đúng mẫu qui định của Bộ Tài chính và phù hợp với loại hình SXKD của đơn vị. Việc tập hợp, luân chuyển chứng từ cũng như bảo quản, lưu trữ được tổ chức thực hiện một cách khoa học, hợp lý và đúng theo quy định. Nhìn chung, hệ thống chứng từ ban đầu của Công ty được kiểm tra khá chặt chẽ, hợp lý, đảm bảo tính chính xác của số liệu.

Về hệ thống tài khoản kế toán: Kế toán Công ty đã mở những TK kế toán

cụ thể phản ánh cho từng công trình hoặc hạng mục công trình. Việc làm này đảm bảo cho việc theo dõi việc tình hình thi công công trình và các khoản CP phát sinh để có những điều chỉnh cho phù hợp đồng thời đánh giá chính xác hơn hiệu quả của từng công trình. Đặc biệt là trong cùng một thời gian, Công ty tham gia thi công nhiều công trình thì việc theo dõi riêng, chi tiết việc tập hợp CP và tính giá cho từng công trình, hạng mục công trình càng có ý nghĩa và cần được tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

Về hệ thống sổ kế toán: Việc mở Sổ kế toán chi tiết cho từng công trình,

hạng mục nên tạo điều kiện thuận lợi cho Kế toán trưởng và Ban lãnh đạo Công ty trong việc phân tích tình hình hoạt động, hiệu quả sử dụng CP. Công việc này được

Một phần của tài liệu THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XÂY LẮP VÀ BẤT ĐỘNG SẢN TIẾN PHÁT 14 (Trang 28)