- Báo cáo kế toán quản trị
Sơ đồ 2.3. Hình thức ghi sổ theo phương pháp Chứng từ ghi sổ 2.2.5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
Theo yêu cầu đặt ra của Hội đồng quản trị là cập nhật liên tục thông tin về tình hình tăng giảm tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu cũng như kết quả kinh doanh của Công ty, do vậy kế toán phải tiến hành lập Báo cáo tài chính theo tháng.
Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm kiểm tra Bảng cân đối số phát sinh trong tháng, thực hiện việc kết chuyển số dư của các tài khoản từ đó lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng của Công ty.
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản Thuyết minh báo cáo tài chính theo mẫu được quy định trong Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. Chứng từ kế toán Chứng từ ghi sổ Bảng Tổng hợp chi tiết Sổ chi tiết Sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Nhập hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra
Nhập vào chứng từ tương ứng trong phần mềm kế toán
cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê và Cục Thuế thành phố Hà Nội.
Hệ thống báo cáo quản trị của Công ty gồm rất nhiều các loại báo cáo khác nhau như:
- Báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng
- Báo cáo tình hình vay và trả nợ vay hàng tháng. - Báo cáo phân tích chi phí lãi vay hàng tháng. - Báo cáo tồn kho 2 ngày một lần
- Báo cáo xuất nhập tồn kho nguyên vật liệu hàng tháng
- Báo cáo phân tích tình hình sử dụng vật tư sản xuất, có so sánh với định mức tiêu hao của công ty
- Báo cáo phân tích hàng mua trong kỳ
- Bảng tổng hợp công nợ nhà cung cấp NVL, CCDC, TSCĐ trong đó có phân tích tuổi nợ, thời gian đến hạn thanh toán
- Báo cáo chi phí hoạt động theo khoản mục hàng tháng trong đó phân tích sự biến động của chi phí
- Bảng phân tích chi phí sản xuất chung theo khoản mục hàng tháng - Báo cáo thu nhập khác và chi phí khác hàng tháng
- Báo cáo tình hình dự án công trình hàng tuần
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án công trình hàng tháng
- Bảng tổng hợp công nợ phải thu và dự tính thời gian sẽ thu được tiền hàng tuần
- Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo công trình hàng tháng
- Bảng tổng hợp phân tích giá vốn doanh thu công trình hàng tháng, có so sánh với dự toán
- Báo cáo doanh thu và tình hình % hoàn thành doanh thu của bộ phận kinh doanh hàng tháng
- Báo cáo dự án hàng tháng - Báo cáo thống kê hàng tháng
- Báo cáo thống kê sản lượng nhà máy hàng tháng - Báo cáo sản lượng hàng năm
- …
Qua hệ thống báo cáo quản trị hết sức chi tiết này ta có thể thấy rằng Công ty đang hết sức chú trọng đến tình hình quản lý tài chính của mình.
2.3. Đặc điểm kế toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty TNHHTBS TBS
2.3.1. Kế toán nguyên vật liệu
Sản phẩm xây lắp của Công ty TNHH TBS là những nhà lưu động nhỏ, nhẹ, kết cấu chính là thép có thể lắp ráp, tháo rời được…nên không giống những công trình xây dựng thông thường khác với NVL chủ yếu là gạch, bê tông, vôi, vữa, xi măng, sắt thép… NVL của Công ty có những đặc điểm khác biệt như sau:
Nguyên vật liệu theo dõi trên TK 152 và được phân loại thành:
- Nguyên vật liệu chính (TK 1521) bao gồm: thép, thép ống, thép cuộn, tôn…
- Nguyên vật liệu phụ (TK 1522): thuốc hàn, dây hàn, silicon, khí O2, khí CO2, dung môi, sơn…
- Nhiên liệu (TK 1523): xốp cách nhiệt, dầu nhớt, dầu Diezen, xăng xe…
- Nguyên vật liệu khác (1525): vít, bản lề, cửa nhôm kính, bu-lông…
Công cụ dụng cụ theo dõi trên TK 153 và được phân loại như
điện, súng bắn vít..
- Bảo hộ lao động (TK 1533): găng tay vải, kính bảo hộ…
- Công cụ lao động khác (TK 1538): chổi quét sơn, chổi đánh rỉ….
Các loại chứng từ được sử dụng trong phần hành kế toán này gồm:
- Phiếu nhập: do thủ kho lập - Phiếu xuất: do thủ kho lập
- Biên bản kiểm nghiệm: Biên bản này do ban kiểm nghiệm lập khi kiểm nghiệm vật tư, Công cụ dụng cụ, sản phẩm hàng hoá trước khi nhập kho và xuất kho để khẳng định chất lượng của hàng tồn kho Nhập và xuất
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kì: Do bộ phận sử dụng vật liệu lập, xác định số vật liệu đã lĩnh về chưa sử dụng cho Sản xuất còn để lại phân xưởng
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ: Do ban kiểm kê lập, xác định số lượng giá trị hàng tồn kho hiện có trong kho tại thời điểm kiểm kê và xác định số chênh lệch (thừa, thiếu, so với số liệu trên sổ sách kế toán là căn cứ điều chỉnh sổ sách kế toán)
- Bảng phân bổ NVL, CCDC: Dựa vào các phiếu xuất kho để lập.
Luân chuyển chứng từ của Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho :
Phiếu nhập kho và phiếu xuất kho được lập làm 3 liên - Liên 1: Lưu cuống phiếu
- Liên 2: Thủ kho giữ: ghi thẻ kho và chuyển cho kế toán NVL - Liên 3: Giao cho người nhập hàng (nhập kho), giao cho người nhận hàng (xuất kho)
Sơ đồ quy trình luân chuyển của phiếu nhập và phiếu xuất kho được minh họa như sau:
Sơ đồ 2.4. Trình tự luân chuyển của Phiếu Nhập kho, Phiếu xuất kho