Những điểm yếu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) (Trang 30 - 34)

2.3.2.1 Điểm yếu

Rủi ro tín dụng tại VP Bank đã được hạn chế ở mức độ nhất định, tuy nhiên mức độ hạn chế rủi ro tín dụng thực tế vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Với con số nợ quá hạn gần đây nhất là 0.005%(năm 2007) so với tổng dư nợ là một con số đang mơ ước trong tình hình hoạt động ngân hàng đang khó khăn hiện tại, mặc dù năm 2007 hiện tương thị trường bất động sản đóng băng làm ảnh hưởng đến hoạt động của không ít ngân hàng. Tuy nhiên, xét về vấn đề lâu dài thì cơ cấu cho vay của VP Bank còn tiểm ẩn nhiều rủi ro. Tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn chiếm quá nhiều. Năm 2007 dư nợ trung và dài hạn chiếm 57,5% tổng dư nợ, và

những năm trước đó nợ trung và dài hạn còn chiếm xấp xỉ 70%, đây là tỷ lệ rất mất cân đối và có nguy cơ mang lại rủi ro.

2.3.2.1 Nguyên nhân

Tuy rất thành công trong việc hạn chế rủi ro tín dụng nhưng trong hoạt động tín dụng của VP Bank vẫn tồn tại một số điểm yếu như:

Thứ nhất: Cơ cấu cho vay còn mất cân đối

Hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn của VP Bank còn rất thấp. Dường như là chất lượng tín dụng tăng lên rất nhiều. Nhưng thực sự danh mục cho vay hiện tại đang tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro rất cao.

Nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản trong khi nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Tốc độ tăng tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Tập trung vào cho vay trung và dài hạn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro như:

Thứ nhất, vốn đầu tư cho trung và dài hạn chủ yếu tập trung vào các dự án hạ tầng, cho vay tiêu dùng, thời gian thu hồi vốn lâu. Mà đối với các khoản vay thì tài sản đảm bảo là bất động sản, với thời hạn lâu như vậy thì rủi ro do thay đổi giá cả bất động sản là điều khó tránh khỏi. Chẳng hạn như năm 2007 hiện tượng thị trường bất động sản đóng băng đã làm cho không ít ngân hàng thương mại gặp khó khăn.

Thứ hai, cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn, trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp, tuy nhiên cho vay trung và dài hạn lại chiếm tỷ trọng cao (gần 60%). Như vậy VP Bank đã lấy một lượng lớn tiền gửi ngắn hạn để cho vay dài hạn. Mà các khoản tiền gửi ngắn hạn thì thường rút ra gửi vào thường xuyên trong khi vốn còn đọng trong các dự án dài hạn có thể gây rủi ro mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Tuy trường hợp này khó có thể xảy ra nhưng cũng là một vấn đề đáng lưu ý đối vối VP Bank để phòng tránh rủi ro.

Thứ ba, thời kỳ kinh tế tăng trưởng, tâm lý tiêu dùng và đầu tư thông thường có phần mở rộng. Đây là vấn đề mang tính quy luật, phụ thuộc chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên khả năng trả nợ, đặc biệt của các dự án trung, dài hạn sẽ có thể thay đổi rất nhiều khi chu kỳ kinh tế đến giai đoạn chững lại.

Thứ tư, các khoản tín dụng trung, dài hạn tập trung chủ yếu vào các dự án với quy mô lớn, phức tạp mà việc thẩm định đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, theo các tiêu chuẩn thị trường thực sự, có thể vượt quá năng lực, kinh nghiệm, khả năng giám sát của các cán bộ tín dụng.

Thứ 2: Lạm dụng tài sản thế chấp.

Hiện nay để quyết định một khoản vay thì theo quy định VP Bank chủ yếu xét xem nguồn thu nợ của ngân hàng từ phương án kinh doanh và tài sản đảm bảo. Tuy nhiên thực tế cho thấy ngân hàng chủ yếu xem xét tài sản đảm bảo làm tiêu chí để cho vay do việc xem xét khả năng trả nợ còn nhiều khó khăn như cán bộ tín dụng phải có trình độ hơn về tài chính, phải phân tích nhiều yếu tố về thị trường, về tình hình hoạt động của người vay. Trong khi nguồn thu nợ từ tài sản đảm bảo hầu như là bất động sản chứa nhiều rủi ro như rủi ro giá cả đất đai nhất là đối với nước ta, và thu nợ từ bán tài sản đảm bảo nói chung cũng rất mất thời gian và chi phí của phía ngân hàng. Do vậy ban lãnh đạo VP Bank nên chỉ đạo cán bộ tín dụng xác định nguồn thu và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thông qua thứ tự ưu tiên: Thu từ phương án, dự án kinh doanh (nguồn thu thứ nhất) tiếp đến thu từ phát mại tài sản bảo đảm (nguồn thu thứ 2 hay còn gọi là nguồn thu dự phòng) và cuối cùng là thu từ nguồn thu khác như: Từ sản xuất kinh doanh, từ nguồn tài trợ, vốn khác... để giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Thứ ba: Hình thức cho vay còn đơn điệu

hoạt động cho vay của VP Bank chưa thực sự được đa dạng hóa ở mức cần thiết, trong khi đa dạng hóa là một nguyên tắc đề hạn chế rủi ro tín dụng.

Để tăng cường hơn nữa hạn chế rủi ro tín dụng. VP Bank cần tiến hàng đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời cần có sự hỗ trợ từ NHNN cũng như của chính phủ.

Chương III: Giải pháp tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng ở VP Bank

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w