II. Thực trạng quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích trên tiền
3. Kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán về tiền lương và các khoản trích trên tiền lương, kiểm toán viên tiến hành soát xét lại các giấy tờ làm việc, đưa ra các bút toán điều chỉnh cần thiết. Sau đó tiến hành lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý.
3.1. Soát xét các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
Ở giai đoạn này, trưởng nhóm kiểm toán sẽ rà soát lại tất cả các công việc đã thực hiện từ giai đoạn lập kế hoạch trên các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên.Việc làm này rất quan trọng và cần thiết để trưởng nhóm có thể
REVIWED BY PREPARED BY INITIALS DATE INITIALS DATE
tổng hợp được những phát hiện của kiểm toán viên đồng thời xem xét, đánh giá những phát hiện này và thực hiện những công việc mà kiểm toán viên chưa hoàn tất.
Việc soát xét này là để xét xem:
- Có đạt mục tiêu kiểm toán hay không?
- Những bằng chứng kiểm toán thu được có hỗ trợ cho việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên về BCTC của đơn vị hay không?
- Giấy tờ làm việc có được trình bày đúng, đủ, và thích hợp với từng công việc hay không?
- Những vấn đề gây thắc mắc đã được trao đổi với khách hàng chưa? Đã thông suốt sau khi trao đổi chưa?
- Kết luận kiểm toán có nhất quán với cả quá trình kiểm toán hay không?
3.2. Tổng hợp các bút toán điều chỉnh (nếu có) và kiến nghị về hệ thốngkiểm soát nội bộ kiểm soát nội bộ
Nhận xét về hệ thống kiểm soát nội bộ
Mặc dù là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của A&C nhưng kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty B hoạt động tương đối hiệu quả. Công tác tuyển dụng, chấm công lao động đến việc hạch toán tiền lương được thực hiện rất chặt chẽ, có khả năng ngăn ngừa các sai phạm có thể xáy ra. Tuy nhiên, kiểm toán viên nhận thấy đối với công tác tiền lương của Công ty trong năm 2005 có một số những hạn chế đó là:
+ Việc phân ra bao nhiêu là lương cơ bản, lương ngoài giờ, lương trực ca là do ý chủ quan của Kế toán trưởng. Do vậy , lương cơ bản để xác định BHXH, BHYT phải nộp cũng dựa vào ý chủ quan của kế toán trưởng.
+ Việc tăng lương chưa có Quyết định của Tổng Giám đốc. Giải thích: Tổng Giám đốc đã đồng ý qua điện thoại.
+ Còn phổ biến hiện tượng lĩnh lương hộ.
Tuy nhiên theo ý kiến của kiểm toán viên để công tác kế toán tiền lương được hoàn thiện hơn đơn vị nên thực hiện một số những điều chỉnh sau:
- Việc phân chia ra thành Lương cơ bản, lương ngoài giờ. lương trực ca phải được dựa vào Bảng chấm công.
- Công ty nên trích nộp BHYT theo tỷ lệ quy định trên tổng lương thực tế của công nhân viên nhận được chứ không phải là lương cơ bản như hiện nay đang trích.
- Việc tăng lương nên có sự phê duyệt cụ thể và rõ ràng của Ban Giám đốc để tránh tình trạng chi khống xảy ra.
- Công ty nên tổ chức công khai việc tính lương đến từng người lao động để đảm bảo tính công bằng vì tiền lương phản ánh công sức mà người lao động đã cống hiến cho Công ty.
- Bảng thanh toán lương, thưởng… cần phải có đầy đủ chữ ký của từng cán bộ công nhân viên. Nếu nhận hộ thì phải có giấy cam kết uỷ quyền của người nhờ lĩnh hộ.
3.3. Lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý
Việc lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý là dựa vào những sai phạm và bút toán điều chỉnh mà kiểm toán viên đưa ra. Sau khi kiểm toán viên trao đổi với đơn vị và được sự chấp nhận điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên. Chủ nhiệm kiểm toán sẽ lập Báo cáo kiểm toán sau khi tiến hành thu thập và đánh giá các phần hành kiểm toán. Báo cáo kiểm toán tại Công ty A với ý kiến của kiểm toán viên như sau: "BCTC sau khi đều chỉnh tại thời điểm 31/12/2005 đã phản ánh trung thực, hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của Công ty cũng như kết quả hoạt động kinh doanh cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành".
Vì vậy, kiểm toán viên chính lập Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần đối với BCTC của Công ty A.
PHẦN III
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH TRÊN TIỀN LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI
THỰC HIỆN