Nhóm giải pháp về cải cách hành chính

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI tại Việt Nam.DOC (Trang 26 - 28)

V. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM

6.Nhóm giải pháp về cải cách hành chính

• Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với ĐTNN, đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án ĐTNN, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư.

• Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài.

• Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, thủ tục tại các địa phương, đồng thời, phù hợp với điều kiện cụ thể.

• Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư .

• Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan.

Kết luận

Trong hơn 20 năm kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành Việt Nam đã thu được những kết quả khá ấn tượng về thu hút FDI. Cùng với sự tăng trưởng nhanh về GDP chung của cả nền kinh tế, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP. Thành quả trên được đánh giá là lết quả của cải cách chính sách kinh tế ở Việt Nam thực hiện trong giai đoạn vừa qua, đồng thời kết quả đó cũng gợi mở về quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong thời gian qua chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam không kém hấp dẫn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng hiệu lực và tính thực thi chính sách thấp làm giảm dòng vốn FDI đăng ký và gây khó khăn cho giải ngân nguồn vốn này. Dù xét dưới góc độ nào, biến động thất thường về FDI đăng ký sẽ bất lợi cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh trong khu vực về thu hút FDI ngày càng gay gắt hơn.

Ngoài ra, ít dự án có quy mô lớn cũng là một dấu hiệu không tốt nếu xét về chuyển giao công nghệ và phổ biến kiến thức. Các Công ty lớn thường có năng lực về công nghệ, nên sự hiển diện của các Công ty này ít ra cũng là biểu hiện cho việc đầu tư sản xuất các hàng hoá vốn có hàm lượng công nghệ cao. Các Công ty lớn còn mang lại niềm hy vọng cho nước nhận đầu tư có được tác động tràn tích cực từ kênh chuyển giao công nghệ và kiến thức.

Mức thu nhập cao phản ánh năng suất lao động cao của khu vực có vốn FDI là một biểu hiện bình thường ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động cao từ khu vực FDI thường mong đợi sẽ lan toả ra các khu vực khác, và thực tế ở một số quốc gia điều đó đã được kiểm định là có xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp của Việt Nam cũng cần phải xem xét. Khu vực có vốn FDI tập trung trong các ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, tức được bảo hộ và trong chừng mực nào đó có sức

toả chắc chắn bị hạn chế. FDI tập trung cao trong các ngành được bảo hộ, tập trung vốn có thể ngăn cản quá trình di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp FDI. Như vậy, khả năng xuất hiện tác động tràn tích cực do di chuyển lao động là rất hạn chế.

Do vậy chính phủ cần tạo môi trường đầu tư thuận lợi tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam nhưng đồng thời cần chú ý tới tác động tràn của FDI tới khu vực kinh tế trong nước để nền kinh tế tăng trưởng và phát triển hơn nữa.

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI tại Việt Nam.DOC (Trang 26 - 28)