Chức năng của từng vị trí, bộ phận trong Công ty.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU VÀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU (Trang 32 - 37)

I. Tổng quan về Công ty LICOGI19.

2. Cơ cấu tổ chức của công ty

2.2. Chức năng của từng vị trí, bộ phận trong Công ty.

2.2.1 .Đại hội đồng cổ đông.

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ quyết định phương hướng phát triển của Công ty và có quyền bầu, bãi nhiệm các thành viên Hội Đồng Quản Trị, có quyền bổ sung, sửa đổi các điều lệ của Công ty trừ trường hợp thay đổi vốn điều lệ của

Đại hội cổ đông

Hội đồng Quản trị Ban Kiểm soát

Giám đốc P.Giám đốc PT. Công trình hạ tầng P.Giám đốc PT. Công trình xây dựng P.Giám đốc PT. kinh tế , kỹ thuật, cơ giới

P. kinh kinh tế kế hoạch P. Tổ chức Hành chính X. SX và sửa chữa Đội xây dựng Đội cơ giới Trạm bê tông Các XN P. Cơ giới vật tư P. kỹ thuật thi công P. tài chính kế toán

Công ty… Đại hội đồng cổ đông gồm các loại: Đại hội đồng cổ đông thành lập, Đại hội đồng cổ đông thường niên và Đại hội đồng cổ đông bất thường.

2.2.2. Hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông .Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ : quyết định chiến lược phát triển của Công ty, quyết định phương án đầu tư, quyết định cơ cấu tổ chức …,kiến nghị, bổ nhiệm, khen thưởng kỷ luật … Hội đồng quản trị họp thường kỳ ít nhất một quý một lần .Trường hợp cần thiết ,Hội đồng quản trị có thể họp phiên bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

2.2.3. Ban kiểm soát.

Thành viên Ban kiểm soát là các cổ đông được Đại hội đồng cổ đông bầu ra theo các tiêu chí cần thiết được ghi trong điều lệ Công ty nhằm thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. Số lượng thành viên Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông quyết định là 3 người trong đó có 1 trưởng ban và 2 ủy viên. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát bằng nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát là: thành viên Ban kiểm soát chịu trách nhiệm cá nhân trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm của mình, gây thiệt hại của Công ty trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

2.2.4. Giám đốc Công ty.

Giám đốc Công ty là người đứng đầu Công ty, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, do cấp trên bổ nhiệm và làm theo nguyên tắc một thủ trưởng, đề cao trách nhiệm cá nhân .Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống cán bộ, công nhân viên.

Giám đốc có bộ phận giúp việc đó là các Phó giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị Công ty bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Gám đốc.

Giám đốc có quyền phân công, giao nhiệm vụ cho các phó giám đốc phụ trách khối phòng ban hoặc công trình có báo cáo kết quả công việc và đồng thời các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc công việc mình phụ trách.

2.2.5. Các Phó giám đốc.

Các Phó giám đốc gồm: Phó giám đốc phụ trách kinh tế kỹ thuật cơ giới, Phó giám đốc phụ trách công trình xây dựng, Phó giám đốc phụ trách công trình hạ tầng.

Các phó giám đốc có trách nhiệm giải quyết công việc theo nhiệm vụ được giao hoặc được ủy quyền, chủ động giải quyết các công việc được giao hoặc được ủy quyền .Nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó giám đốc khác thì cùng phối hợp giải quyết, trường hợp cần có ý kiến chỉ đạo của Giám đốc hoặc giữa các phó giám đốc có ý kiến khác nhau thì xin ý kiến của Giám đốc quyết định.

Trách nhiện của các phó giám đốc trước Giám đốc và pháp luật về những quyết định của mình.

Trong phạm vi được phân công các phó giám đốc có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện công việc do mình phụ trách hoặc được phó giám đốc giao.

+ Kiểm tra giám sát đôn đốc các phòng ban, các đội thi công thực hiện các quy định của Công ty.

+ Giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi thẩm quyền của phó giám đốc, trong trường hợp cần thiết có thể xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Công ty.

+ Ký các loại văn bản trong lĩnh vực do Giám đốc phân công hoặc ủy quền.

+ Báo cáo kịp thời cho Giám đốc nội dung, tiến độ giải quyết công việc do mình đang thực hiện.

2.2.6. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.

• Phòng Tổ chức-Hành chính: Gồm 8 người, 1 trưởng phòng, 2 nhân viên, 3 lái xe, 2 bảo vệ, 1 y tế .Phòng này có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty, theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động văn phòng toàn Công ty như lập kế hoạch làm việc của lãnh đạo và các phòng ban trong Công ty. Làm công tác quản trị nhân lực như tổ chức, sắp xếp bố trí công tác cho cán bộ công nhân viên, thuyên chuyển điều động công tác, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Công ty như cử cán bộ đi học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, đào tạo tuyển dụng, quản lý lao động, chế độ chính sách cho người lao động và công tác bảo vệ an ninh quốc phòng toàn dân.

• Phòng Kinh tế - Kế hoạch: Gồm 5 người: 1 trưởng phòng và 4 nhân viên. Đây là phòng chức năng giúp Giám đốc quản lý và điều hành công tác kế hoạch sản xuất, đầu tư xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện công tác kế hoạch hóa của toàn Công ty. Thu thập và sử lý các thông tin cần thiết, dự báo khả năng về nhu cầu thị trường để tham mưu cho Giám đốc trước khi đưa ra quyết định sản xuất và kinh doanh. Nghiên cứu và đề ra các giải pháp để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty đề ra trong từng thời kỳ. Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã được Giám đốc ký kết với các bạn hàng hoặc các chủ đầu tư… ( gọi tắt là bên A), cũng như trong nội bộ Công ty … Căn cứ vào các hợp đồng kinh tế khi giao việc khoán sản phẩm cho các xí nghiệp, các đội thành viên để làm công tác thanh quyêt toán trong và ngoài Công ty, công tác Markeing.

• Phòng Tài chính kế toán: Gồm 5 người: 1 kế toán, 1 thủ quỹ, 3 nhân viên.Nhiện vụ của phòng này là giúp Giám đốc quản lý và điều hành công việc trong lĩnh vực Tài Chính – Kế Toán, tổ chức hạch toán và phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo từng quý và từng năm.

• Phòng Kỹ thuật thi công: Gồm 7 người : 1 trưởng phòng và 6 nhân viên.Nhiện vụ của phòng này chủ yếu là giúp Giám đốc quản lý các quy trình kỹ thuật của Công ty như khảo sát, thiết kế, quy trình an toàn vệ sinh công nghiệp, giám sát chất lượng sản phẩm, nghiệm thu, giám sát tiến độ thi công các công trình.Đồng thời lập kế hoạch tiến độ, biện pháp thi công, công trình xây dựng cụ thể .Nhiện vụ quan trọng hơn nữa là làm bài thầu dể tham gia đấu thầu các công trình xây dựng.Công tác thu nhập về xử lý thông tin giá cả thị trường để áp dụng đưa vào đơn giá dự án khi đấu thầu, nghiên cứu sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

• Phòng Cơ giới vật tư: Gồm 4 người: 1 trưởng phòng, 2 nhân viên ,1 thủ kho. Có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý vật tư nguyên nhiên liệu phục vụ cho việc sản xuất của doanh nghiệp. Quản lý may móc, thiết bị thi công, công tác bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị của toàn Công ty.

Các phòng chức năng này có nhiệm vụ giúp Giáp đốc Công ty giải quyết và điều hành mọi lĩnh vực hoạt động của Công ty và được hoạt động dưới sự điều hành của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quả trị, Giám đốc, các Phó giám đốc phụ trách và các trưởng phòng.Nhìn một cách tổng thể cơ cấu tổ chức của Công ty theo mô hình chức năng đã giúp cho Công ty tận dụng tốt khả năng chuyên môn nghiệp vụ của các thành viên trong Công ty. Đồng thời cũng giúp cho Công ty nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi của môi trường kinh doanh, qua đó có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU VÀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w