IV, KẾT QUẢ TÀI CHÍNH:
CHƯƠNG B A: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠ
3.3.3 Kiến nghị với chính phủ
Chính phủ đóng vai trò quyết định đối với tất cả các mặt của đời sống xã hội , trong đó có kinh tế . Một chính sách , qui định của chính phủ đưa ra có thể ảnh hưởng đến một mặt nào đó hoặc tất cả các mặt của nền kinh tế. Với vai trò quan trọng như vậy , để có thể tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển lành mạnh , vững vàng , chính phủ cần cân nhắc kĩ lưỡng đối với bất cứ quyết định nào của mình . Bởi không chỉ là những chính sách sách trực tiếp liên quan đến ngoại hối , ngoại thương mà ngay cả các chính sách về thuế khóa , tín dụng , đầu tư … cũng có thể tác động gián tiếp nhưng mạnh mẽ đến hoạt động thanh toán quốc tế .
Bởi vậy , kiến nghị đầu tiên của em với chính phủ là về vấn đề hoạch định chính sách . Khâu hoạch định chính sách tất nhiên không thể xem nhẹ , một chính sách đã được ban hành thì việc sửa đổi là không dễ dàng gì, và việc khắc phục hậu qủa do những chính sách sai lầm gây ra nhiều khi là vô cùng khó khăn . Do vậy , khi xem xét tính khả thi của một chính sách, chính phủ không chỉ cần xem xét đến ảnh hưởng đối với những ngành , lĩnh vực mà chính sách đó trực tiếp tác động , mà còn phải xem xét xem chính sách đó có tác động gián tiếp đến những ngành gì , có những tác động nào là tích cực , tác động nào là tiêu cực , lợi ích ròng mà chính sách đó đem lại cho
nền kinh tế và đất nước có thật sự xứng đáng với những lợi ích bị mất đi không .
Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế , có thể nói khoa học công nghệ chưa phải thế mạnh của chúng ta . Chẳng hạn như việc chuyển tiền trong mạng SWIFT , thực tế là việc này chỉ có thể thực hiện giữa những ngân hàng có công nghệ khá hiện đại , đã tham gia vào mạng SWIFT , đối với những ngân hàng chưa tham gia thì vẫn phải sử dụng những phương pháp trước đây . Và ngay cả với những ngân hàng đã tham gia , nhiều khi công nghệ vẫn chưa thực sự tương thích với các ngân hàng trên thế giới , điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tính hiệu quả của phương pháp chuyển tiền này . Khó khăn về công nghệ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động thanh tóan bằng L/C . Bởi vậy , nhằm mục đích hỗ trợ cho sự phát triển của ngân hàng , chính phủ cần có một khoản đầu tư nâng cấp công nghệ cho các ngân hàng , nhất là các ngân hàng nằm ở khu vực trung tâm như NHNNo & PTNT chi nhánh Thăng Long .
Chính phủ cần phối hợp thật ăn ý với Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý thị trường ngoại hối , đảm bảo cho thị trường này hoạt động lành mạnh , bình ổn , hỗ trợ cho các công cụ của ngân hàng Nhà nước .
Quản lý chặt chẽ , thường xuyên tiến hành kiểm tra hoạt động thanh toán quốc tế nhưng không làm hạn chế sự linh hoạt , chủ động của các ngân hàng . Điều tiết hoạt động của các ngân hàng bằng nhiều văn bản pháp quy khác nhau , tùy theo từng trường hợp và loại hình ngân hàng .
Nhà nước cũng nên có những chính sách phát triển vùng công nghiệp trọng điểm , vùng sản xuất cây lương thực xuất khẩu và có chính sách trợ giá , ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chiến lược . Bên cạnh đó , cũng có thể xem xét để miễn giảm thuế , hay giảm bớt các
thủ tục hành chính rườm rà đối với các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng cần thiết mà Việt Nam chưa sản xuất được hoặc các loại máy móc thiết bị phục vụ cho phát triển kinh tế . Điều này sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu , tạo môi trường thuận lợi cho thanh toán quốc tế phát triển .
Cuối cùng , chính phủ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo , bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động thanh toán quốc tế . Vai trò này có thể thể hiện qua một số các hoạt động như : đầu tư vào các ngành ngân hàng , tài chính trong các trường đại học ; kết hợp với các trường đại học nổi tiếng , các ngân hàng uy tín trên thế giới để mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ , các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cho các cán bộ và các sinh viên trong lĩnh vực thanh toán ; thường xuyên cập nhật các kiến thức ,qui định , các thông lệ mới về thanh toán quốc tế trên các website của chính phủ cũng như ngân hàng nhà nước và bộ tài chính , bộ ngoại thương .