Yếu tố Cung và cầu

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý chung cư ở HÀ NỘI trong giai đoạn hiên nay (Trang 76 - 77)

Không có gì là khó hiểu đối với khái niệm tiệm cận dưới và tiệm cận trên: đó là cung và cầu theo lối kinh

điển. Hãy nhớ lại loại “Econ 101”, đường cung/cầu chỉ lượng cung và cầu sẽ có tại mức giá định sẵn.

Đường cung chỉ số lượng (ví dụ số lượng cổ phiếu) mà người bán sẵn sàng cung ứng tại mức giá định sẵn. Khi giá tăng, số lượng người bán cũng như các nhà đầu tư muốn bán giá cao hơn cũng tăng. Đường cầu chỉ số cổ phiếu mà người mua sẵn sàng mua tại mức giá đưa ra. Khi giá tăng, số lượng người mua cũng như các nhà đầu tư mua với giá cao hơn bị giảm đi.

Tại bất kỳ giá nào được đưa ra, biểu đồ cung/cầu cũng hiển thị số lượng người mua và bán. Trong thị trường tự do, các đường hiển thị này luôn thay đổi. Kỳ vọng của các nhà đầu tư thay đổi, vì thế người mua và người bán cảm thấy giá cả có thể chấp nhận được. Đường cắt nằm trên đường tiệm cận trên cho thấy sự thay đổi theo chiều hướng lên ở đường cầu vì có nhiều người mua sẵn sàng mua với giá cao hơn. Tương tự, đường cắt nằm dưới đường tiệm cận dưới cho thấy đường cung có hướng đi xuống.

Nguyên tắc cơ bản của hầu hết các công cụ phân tích kỹ thuật được thiết lập trên khái niệm cung và cầu. Biểu đồ giá của công cụ tài chính cho chúng ta cái nhìn thấu đáo về những thế mạnh này khi thực hiện.

Không kể đến “khoảng thời gian dao động” của dữ liệu trên biểu đồ của bạn (ví dụ như biểu đồ theo từng giờ, ngày, tuần, tháng…), cần phải có các nguyên tắc cơ bản của phân tích kỹ thuật. Thời cơ xuất hiện bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian dao động. Tuy nhiên, sự sắp xếp các công cụ phân tích kỹ thuật theo yêu cầu của khách hàng là cần thiết đối với mỗi khoảng thời gian.

Trên biểu đồ tuần, đơn vị tính trên trục thời gian là một tuần. Do đó, trên biểu đồ tháng, mỗi thanh thể hiện hoạt động giá cả của một tháng trọn vẹn. Rõ ràng là để kiểm soát khoảng thời gian lâu hơn và có thể phân tích xu hướng dài hạn thì phải điều tiết hoạt động giá cả. Ví dụ như biểu đồ tuần có thể kiểm soát khoảng thời gian 5 năm và hơn nữa, biểu đồ tháng có thể kiểm soát 20 năm hoặc hơn. Đây là cách mà nhà phân tích quản lý tầm nhìn xa và có thể đánh giá thị trường về cơ hội lâu dài thực sự quan trọng khi tiến hành phân tích kỹ thuật.

Trình tự nghiên cứu biểu đồ giá là rất quan trọng đối với việc phân tích chuyên sâu. Kinh nghiệm cho thấy thường bắt đầu từ phân tích biểu đồ dài hạn và sau đó chuyển dần đến biểu đồ ngắn hạn. Sẽ ít có “xáo trộn” hơn đối với khoảng thời gian dài hạn và đó là lý do tại sao mô hình đồ thị, các đ ường xu hướ n g cơ bản và các đường ti ệ m c ậ n t rên và t i ệ m c ậ n dưới được nhìn thấy rõ ràng hơn. Điều này lý giải cho loại hình công việc với khoảng thời gian số liệu. Nếu chúng ta bắt đầu nghiên cứu thị trường ngắn hạn thì sau đó cùng với việc triển khai phân tích số liệu, chúng ta sẽ phải xem xét lại các kết luận tối thiểu là vài lần. Trong thời gian dài thì các kết quả ngắn hạn có thể còn làm thay đổi hoàn toàn sau khi nghiên cứu biểu đồ dài hạn. Nếu trước tiên chúng ta bắt đầu phân tích các khoảng thời gian dài hơn thì chúng ta có thể thiết lập thị trường với tiềm năng dài hạn. Sau đó, chúng ta có thể chuyển sang nghiên cứu biểu đồ với khoảng thời gian ngắn hơn. Đây là cách mà nhà phân tích đi từ phân tích “vĩ mô” sang “vi mô”. Ở giai đoạn cuối của phân tích, chúng ta sẽ xác định điểm “tham gia thị trường”, ví dụ như điểm mở một vị thế. Giai đoạn cuối của phân tích càng ngắn thì độ chính xác để xác định điểm tham gia thị trường càng cao.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề quản lý chung cư ở HÀ NỘI trong giai đoạn hiên nay (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w