Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Chiến lược quảng bá thương hiệu Eximbank chi nhánh An Giang giai đoạn 2009 - 2010 trên địa bàn thành phố Long Xuyên (Trang 72 - 75)

Từ những phân tích trên, kết hợp với các kết quả nghiên cứu và quan sát, mô hình ma trận SWOT được lập như sau:

Bảng 7.1 Ma trận SWOT

SWOT

Cơ hội (Opportunities) O1: Nhu cầu vay vốn tăng. O2: Độ lớn của thị trường còn nhiều.

O3: Kinh tế tỉnh An Giang

đang phát triển mạnh. O4: Vốn nhàn rỗi trong dân lớn. O5: Chính sách phát triển của tỉnh có lợi cho lĩnh vực dịch vụ. Nguy cơ (Threats) T1: Nhiều đối thủ cạnh tranh hiện tại với nhiều ưu thế nổi trội: vốn, kinh nghiệm...

T2: Tương lai gần, có thêm nhiều đối thủ mới. T3: Sản phẩm thay thế ngày càng phát triển. Điểm mạnh ( Strengths) S1: Thương hiệu mạnh trong ngành ngân hàng. S2: Đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao.

S3: Tiềm lực tài chính dồi dào.

S4: Có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng.

Chiến lược SO

S1, S2, S3, S4 + O1, O2, O4: tăng cường nhân viên thực hiện công tác tiếp thị để

thu hút nhiều khách hàng ở

các thị trường tiềm năng.

=>phát triển thị trường.

S1, S2, S3, S4 + O1, O2, O3, O4, O5: nhanh chóng tiến hành hoạt động marketing để chiếm lĩnh thị trường An Giang. =>thâm nhập thị trường An Giang. Chiến lược ST S1, S2, S3, S4 + T1: lập thêm các phòng giao dịch để phân phối các sản phẩm ở các thị trường trọng điểm. =>kết hợp xuôi về phía trước. S3, S4 + T1, T2, T3: phát triển thêm nhiều sản phẩm mới và tạo sự khác biệt so với đối thủ.

=>phát triển sản phẩm.

Điểm yếu (Weaknesses)

W1: Thương hiệu chưa

được nhiều người biết đến tại địa bàn An Giang. W2: Là chi nhánh mới thành lập nên chưa có nhiều khách hàng. W3: Hoạt động marketing của chi nhánh còn phụ thuộc vào Hội sở. Chiến lược WO

W1, W2 + O1, O2, O3, O4, O5: dùng kinh phí hỗ trợ các chương trình khuyến mại, tăng cường quảng bá để thu hút khách hàng. =>thâm nhập thị trường An Giang.

W2, W3 + O1, O2, O4: đa dạng hóa các sản phẩm để thu hút khách hàng. =>phát triển sản phẩm. Chiến lược WT W1,W2, W3 + T1, T2, T3: mở thêm phòng giao dịch ở các thị trường tiềm năng trong tỉnh. =>kết hợp xuôi về phía trước. 63

Chiến lược SO

*Chiến lược thâm nhập thị trường

Với các lợi thế của mình về tài chính, kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, Eximbank hoàn toàn có khả năng đáp ứng đầu đủ những nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác marketing và tận dụng những cơ hội sẵn có của thị

trường để thâm nhập thị trường An Giang.

* Chiến lược phát triển thị trường

Nhu cầu vay vốn tăng, vốn nhàn rỗi trong dân lớn,... kết hợp với các thế mạnh về tài chính, nhân viên chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng tạo ra một chiến lược phát triển thị trường cho Eximbank. Với chiến lược này, Eximbank cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu rộng rãi nhằm thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng ở các tỉnh thành tiềm năng.

Chiến lược ST

* Chiến lược kết hợp xuôi về phía trước

Eximbank cần tận dụng những lợi thế của mình về tài chính, thương hiệu và đội ngũ

nhân viên chuyên nghiệp để giảm áp lực cạnh tranh từ các đối thủ và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quảng bá bằng cách lập thêm các phòng giao dịch ở các thị trường tiềm năng.

* Chiến lược phát triển sản phẩm

Eximbank dùng thế mạnh về tài chính, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để tập trung phát triển thêm các sản phẩm mới tạo ra một nét riêng cho Eximbank vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược WO

* Chiến lược thâm nhập thị trường

Tận dụng những cơ hội hiện có trên thị trường về nhu cầu vốn vay, tình hình kinh tế của tỉnh đang trên đà phát triển, Eximbank nên có những chính sách tiếp thị, quảng bá thương hiệu phù hợp để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng. Với chiến lược quảng bá thích hợp trong giai đoạn này thì thương hiệu Eximbank sẽđược nhiều người biết đến. Như vậy, ngân hàng mới tận dụng triệt để những cơ hội bên ngoài

để khắc phục điểm yếu của mình.

* Chiến lược phát triển sản phẩm.

Với những cơ hội hiện có trên thị trường về nhu cầu tín dụng cũng như vốn nhàn rỗi trong dân cao thì Eximbank hoàn toàn có thể thu hút khách hàng bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm, tạo một nét riêng và hơn hẳn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược WT

* Chiến lược kết hợp xuôi về phía trước

Để giảm bớt áp lực cạnh tranh cũng như thuận lợi hơn cho công tác quảng bá, đưa hình

ảnh của Eximbank đến gần hơn với khách hàng, Eximbank nên mở thêm các phòng giao dịch ở các huyện thị thành trên địa bàn tỉnh An Giang, những thị trường có tiềm năng. Với chiến lược này, Eximbank sẽ nâng cao được số lượng khách hàng giao dịch và thuận lợi cho công tác quảng bá thương hiệu.

Một phần của tài liệu Chiến lược quảng bá thương hiệu Eximbank chi nhánh An Giang giai đoạn 2009 - 2010 trên địa bàn thành phố Long Xuyên (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)