khẩu phù hợp:
Thanh toán xuất nhập khẩu là một hoạt động hứa hẹn mang lại một nguồn doanh thu cho hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng. Vì vậy cần phải có chiến
lược phát triển thị trường thanh toán xuất nhập khẩu ngày càng rộng lớn hơn và để đạt được điều đó phải luôn luôn thực hiện phương châm "khách hàng là thượng đế".
a, Đối với thị trường trong nước:
Cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đơn vị xuất nhập khẩu trong nước. - Có chính sách ưu đãi hợp lý với những khách hàng lâu năm, có uy tín hoặc có doanh số thanh toán lớn để khuyến khích đồng thời để giữ khách hàng.
- Kết hợp với công tác tín dụng thẩm định tốt cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị xuất nhập khẩu được vay vốn hoạt động để có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng. Vận dụng cơ chế tín dụng hiện hành để ký kết các hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn đối với các L/C hoặc hợp đồng xuất khẩu. Hình thức này đảm bảo an toàn thu hồi vốn và lãi, thường xuyên duy trì cân bằng trạng thái ngoại hối, đảm bảo khả năng thanh toán trong và ngoài nước. áp dụng hình thức cho vay hàng xuất bằng VNĐ với lãi suất thấp có bảo đảm thu bằng ngoại tệ và mua ngoại tệ có kỳ hạn các L/C xuất. Việc vận dụng các hình thức này tạo sự chạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài cho vay ngoại tệ và thu hút được khách hàng. Cho vay nhập khẩu với điều kiện khách hàng phải có hàng xuất khẩu tương đương, điều này bắt buộc các khách hàng phải xuất trình bộ chứng từ hàng xuất chứng minh khả năng thanh toán.
b,Đối với thị trường nước ngoài:
Thiết lập mạng lưới ngân hàng đại lý để thuận tiện cho việc thanh toán. Thường xuyên củng cố mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài đã có quan hệ lâu dài. Việc thanh toán nhanh chóng và đầy đủ sẽ giúp uy tín của
Ngân hàng ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, các mối quan hệ làm ăn sẽ được ngày càng tăng lên, ngày càng chặt chẽ hơn.
Đối với các ngân hàng nước ngoài, mặc dù đã có sự nhân nhượng và mềm dẻo trong việc thanh toán nhằm giữ uy tín và khách hàng nhưng không để cho họ làm ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng.