Sơ đồ 1.7. Hình thức QLDA Chủ nhiệm điều hành dự án……

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án đường sắt (Trang 27 - 93)

2 Tổ chức thực hiện dự án 1 Lập dự toán Khảo sát Xây lắp … Thiết kế

Bên cạnh vận tải đường biển, vận tải đường sắt phải giữ vai trò chủ lực về vận tải hành khách Bắc – Nam, đặc biệt khi xây dựng xong hệ thống đường sắt cao tốc thì thời gian đi lại bằng đường sắt sẽ được tiết kiệm đáng kể, chỉ sau máy bay ở cự ly trên 700km. Không những vậy, vận tải đường sắt còn có nhiều ưu điểm:

Về mặt sử dụng năng lượng, hiệu quả sử dụng năng lượng của vận tải đường sắt là cao nhất và ít gây tác hại về môi trường nhất. Phương tiện đường sắt ít chịu tác động của thời tiết và khí hậu, đảm bảo thông suốt trong nhiều điều kiện khác nhau.

Vận chuyển đường sắt là hình thức vận chuyển cơ giới trên bộ hiệu quả và cần đầu tư lớn. Đường ray tạo bề mặt rất phẳng và cứng giúp các bánh tàu lăn với lực ma sát ít nhất. Ví dụ, một toa tàu bình thường có thể mang 125 tấn hàng hóa trên bốn trục bánh. Khi xếp đầy tải, tiếp xúc của mỗi bánh với đường sắt chỉ trên bề mặt rộng bằng một đồng xu. Điều này giúp tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu so với các loại hình vận chuyển khác ví dụ đường nhựa. Đoàn tàu có mặt trước tiếp xúc nhỏ so với trọng lượng chúng chuyên chở, nhờ đó giảm lực cản không khí và giảm năng lượng tiêu tốn. Trong điều kiện tốt, một đoàn tàu cần ít năng lượng hơn so với vận chuyển đường bộ từ 50% đến 70% với cùng một khối lượng hàng hóa vận chuyển (hoặc cùng số hành khách). Hơn nữa, đường ray và các thanh tà vẹt phân phối lực nén của đoàn tàu đều khắp, cho phép mang tải lớn hơn vận chuyển đường bộ mà hao mòn đường lại thấp hơn.

Vận tải đường sắt sử dụng diện tích và không gian hiệu quả: trong cùng khoảng thời gian, hai làn đường sắt đặt song song có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa và hành khách lớn hơn nhiều so với một con đường bốn làn xe.

Với các lý do trên, hiện nay vận chuyển đường sắt là loại hình vận chuyển công cộng chủ yếu ở rất nhiều quốc gia. Ở Châu Á, hàng triệu người sử dụng đường sắt là phương tiện đi lại thường xuyên như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Vận tải đường sắt cũng rất phổ biến ở Châu Âu.

Nnhững năm sắp tới, khi các dự án đường sắt đô thị và đường sắt cao tốc hoàn thành và đi vào khai thác sẽ giúp Việt Nam giải quyết được nhiều bài toán kinh tế - xã hội hóc búa, giảm được đáng kể ùn tắc giao thông, tiết kiệm thời gian và chi phí cho xã hội, bảo vệ môi trường đồng thời góp phần phát triển mạnh mẽ ngành dịch vụ du lịch ở nước ta.

3.2. Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng ngành đường sắt ở Việt Nam:

Ở Việt Nam, các dự án đầu tư xây dựng thuộc ngành đường sắt có nguồn vốn chủ yếu lấy từ ngân sách của Nhà nước hoặc nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Nguồn vốn đầu tư vào các dự án đường sắt là rất lớn, hoạt động đầu tư kéo dài trong nhiều năm, sản phẩm thi công được sử dụng trong một thời gian dài, chất lượng sản phẩm dự án phải trải qua thời gian dài sử dụng mới bộc lộ các sai sót và nếu có sai sót thì có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, do đó công tác kiểm tra kỹ thuật công trình phải được thực hiện hết sức cẩn thận.

Sản phẩm của các dự án đầu tư xây dựng công trình trong ngành đường sắt thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn, được xây dựng và sử dụng tại chỗ, sản phẩm có liên quan đến nhiều ngành. Do đó giá thành sản phẩm rất phức tạp, thường xuyên thay đổi theo từng thời kỳ, khu vực. Mặt khác, công tác xây dựng phải chú ý ngay từ khi lập dự án để chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế và tổ chức thi công xây

lắp công trình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại hoặc sửa chữa gây thiệt hại vốn đầu tư và giảm tuổi thọ của công trình.

Ngoài ra, yêu cầu công nghệ trong các dự án xây dựng trong ngành đường sắt là rất cao, chủ yếu là công nghệ mới, công nghệ nhập ngoại. Lý do là vì hệ thống đường sắt Việt Nam hiện nay được xây dựng từ thời Pháp thuộc, cách đây cả thế kỷ, và hệ thống tiêu chuẩn công nghệ xây dựng vận hành đã quá lỗi thời.

3.3. Đặc điểm quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành đường sắt:

Ngoài các đặc điểm vốn có của quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án trong ngành đường sắt còn mang một số đặc điểm khác biệt sau:

Thứ nhất, phần lớn các dự án này đều được tổ chức quản lý theo hình thức “Chủ đầu tư trực tiếp quản lý”, do vốn đầu tư của các dự án này hầu hết đều là vốn ngân sách huy động từ trong nước hoặc nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Trong trường hợp bộ máy của chủ đầu tư không đủ điều kiện thực hiện công tác quản lý dự án, chủ đầu tư sẽ thành lập các Ban QLDA trực thuộc chủ đầu tư làm nhiệm vụ thay mặt chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Ngoài ra, chủ đầu tư và Ban QLDA trực thuộc chủ đầu tư cũng có thể thuê một hoặc một số tổ chức tư vấn thực hiện một số phần việc của dự án, hoặc quyết định chủ nhiệm điều hành dự án.

Thứ hai, do đặc thù các dự án xây dựng trong ngành đường sắt có yêu cầu về mặt kỹ thuật và công nghệ rất cao với khối lượng công việc rất lớn do đó yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý dự án đường sắt cũng hết sức khó khăn. Các cán bộ quản lý không những cần có trình độ về quản lý dự án mà còn cần có kiến thức tổng hợp về các

Đặc biệt cán bộ QLDA trong ngành đường sắt cần phải có năng lực tiếp thu học hỏi công nghệ mới từ các nước trên thế giới, do hệ thống đường sắt của nước ta được xây dựng từ thời Pháp thuộc cách đây gần 100 năm, với công nghệ đến nay đã vô cùng lạc hậu và hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng đã quá lỗi thời. Trong khi các dự án trong ngành đường sắt của nước ta hiện nay đều là các dự án xây mới các tuyến đường sắt hiện đại (đường sắt đô thị, đường sắt cao tốc,…) hoặc các dự án cải tạo hệ thống đường sắt cũ, áp dụng công nghệ và hệ thống tiêu chuẩn mới của các nước phát triển. Chính vì thế, để có thể thực hiện tốt công tác QLDA thì đội ngũ cán bộ quản lý cần phải có những kỹ năng cần thiết trong việc tiếp thu công nghệ mới được chuyển giao.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN Ở BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM 1. Giới thiệu tổng quan về Ban quản lý dự án đường sắt Việt Nam:

1.1. Chức năng:

Ban Quản lý dự án đường sắt (Ban QLDA ĐS) thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Chủ đầu tư về QLDA bước thực hiện đầu tư từ khi dự án được phê duyệt đến khi bàn giao đưa vào khai thác sử dụng đối với các dự án đầu tư thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt do Cục Đường sắt Việt Nam là Chủ đầu tư.

Đối với các dự án có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các dự án có đặc thù riêng, Cục ĐSVN sẽ có quyết định giao cụ thể cho Ban QLDA ĐS thực hiện một số nhiệm vụ của Chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về Quản lý đầu tư xây dựng, tuân thủ hiệp định ký kết giữa Việt Nam và nhà tài trợ quốc tế và theo điều ước quốc tế cụ thể về ODA.

Ban QLDA ĐS được sử dụng bộ máy của mình để thực hiện dịch vụ tư vấn quản lý dự án cho các Chủ đầu tư khác. Việc tư vấn QLDA này phải thông qua hợp đồng kinh tế và không ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ do Cục ĐSVN giao và phải được Cục ĐSVN chấp thuận bằng văn bản.

1.2. Nhiệm vụ:

Với các chức năng đã được xác định như trên, Ban QLDA ĐS có các nhiệm vụ sau:

do Cục Đường sắt Việt Nam là Chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình, bao gồm:

• Lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng;

• Khảo sát, thiết kế xây dựng;

• Thi công xây dựng;

• Giám sát thi công xây dựng công trình.

ii. Thực hiện công tác Giải phóng mặt bằng, công tác nghiệm thu, hoàn công, quyết định đưa công trình vào khai thác và bảo hành.

iii. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm toán, làm việc với các Hội đồng thẩm định nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

iv. Thay mặt Chủ đầu tư quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình và kiểm toán theo quy định.

v. Lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành trình Chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

vi. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất trong công tác quản lý dự án theo quy định.

vii. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết những vướng mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết.

1.3. Cơ cấu tổ chức của Ban:

Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA ĐS hiện nay có thể được mô hình hóa theo sơ đồ như sau:

SƠ ĐỒ 2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC BAN QLDA ĐS

Theo cơ cấu tổ chức trên:

Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của Ban quản lý dự án đường sắt, chịu trách nhiệm trước Cục đường sắt Việt Nam và pháp luật về mọi hoạt động của Ban QLDA ĐS. Ban giám đốc cũng có trách nhiệm kịp thời báo cáo CĐSVN khi các dự án có những phát sinh nghiêm trọng, chịu trách nhiệm về những hạn chế trong hoạt động của Ban.

Văn phòng có chức năng tuyển dụng, quản lý đào tạo tổ chức cán bộ và thực hiện chức năng hành chính của khối văn phòng.

Phòng kế hoạch dự án có chức năng:

- Tìm kiếm, cân đối nguồn vốn cho các dự án đầu tư, cân đối nguồn kinh phí hoạt động của BQLDA;

- Chủ trì ký kết các hợp đồng kỹ thuật, quản lý các hợp đồng kinh tế với các đơn vị tư vấn để thực hiện việc lập các Báo cáo nghiên cứu; BAN GIÁM ĐỐC Văn phòng Phòng Kế hoạch dự án Phòng tài chính kế toán Phòng QLDA 1 Phòng QLDA 2 Phòng QLDA 3 Phòng QLDA 4

- Tập hợp các số liệu xây dựng kế hoạch vốn hàng năm cho các dự án;

- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản, tình hình giải ngân theo kế hoạch;

- Giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách thuế;

- Tham gia vào hội đồng nghiệm thu cơ sở, bàn giao công trình, tổ thanh quyết toán dự án.

Phòng tài chính – kế toán thực hiện chức năng cân đối các nguồn vốn, lập kế hoạch thu chi theo kỳ của Ban; tổ chức thực hiện công tác giải ngân, thanh toán, cấp phát vốn cho các đơn vị có liên quan và thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành, làm việc với đơn vị kiểm toán và thanh tra.

Các phòng Quản lý dự án có chức năng:

- Tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Cung cấp nội dung, số liệu để lập và trình duyệt kế hoạch đấu thầu, chủ trì trình duyệt hồ sơ mời thầu, phương pháp đánh giá thầu chi tiết, chủ trì thực hiện công tác đấu thầu;

- Tổ chức triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án;

- Tổ chức theo dõi, thực hiện về tiến độ, chất lượng các hợp đồng xây lắp, tư vấn giám sát thi công,…

Trong đó:

Phòng QLDA 1 được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện tiểu dự án Hạ Long – Cảng Cái Lân và vầu vượt Bàn Cờ (tiểu dự án 1) và sắp tới sẽ thực hiện quản lý tiểu dự án Yên Viên – Lim (tiểu dự án 4).

Phòng QLDA 2 được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện tiểu dự án Lim – Phả Lại (tiểu dự án 2).

Phòng QLDA 3 được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện tiểu dự án Phả Lại – Hạ Long (tiểu dự án 3).

Phòng QLDA 4 được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án Đường sắt đô thị Hà Nội: Tuyến Cát Linh – Hà Đông.

1.4. Cơ chế và thể chế thực hiện quản lý dự án: 1.4.1. Về mặt cơ chế:

Hiện nay công tác QLDA ở Ban QLDA ĐS được tổ chức theo dự án, tức là quản lý theo chiều dọc, các dự án được tổ chức quản lý một cách riêng rẽ, mỗi phòng QLDA được giao nhiệm vụ quản lý một dự án khác nhau. Lãnh đạo và nhân viên các phòng QLDA được tự ý tiến hành các công tác cần thiết để thực hiện quản lý dự án được cấp trên giao, nhưng phải phù hợp với các yêu cầu, quy định của Nhà nước và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp trên. Tuy tiến hành quản lý độc lập nhưng giữa các phòng QLDA vẫn có sự gắn kết, phối hợp thực hiện mục tiêu chung của Ban. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ưu điểm của mô hình tổ chức quản lý này là đảm bảo được tính độc lập của dự án, mở rộng quyền hạn của nhà quản lý và tạo điều kiện phối hợp hài hòa hoạt động của các thành viên trong dự án.

Nhược điểm của mô hình này là: Việc huy động nguồn lực trong trường hợp có nhiều dự án cùng triển khai trong công ty có thể dẫn đến khuynh hướng không đồng đều; có nguy cơ dẫn đến sự cạnh tranhh về sử dụng nguồn lực giữa các dự án khác nhau; đòi hỏi phải bố trí lại nhân lực trong công ty khi dự án đã kết thúc; gây ra sự căng thẳng về chức năng, nhiệm vụ đối với chính đơn vị đề xuất ra dự án.

1.4.2. Về mặt thể chế:

Quá trình quản lý các dự án xây dựng chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của các văn bản pháp luật có liên quan đến quá trình QLDA do Nhà nước ban hành sau đây :

1) Luật số 16/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 4 quy định về hoạt động xây dựng.

2) Nghị định số 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Theo đó, các hành vi xây dựng sai thiết kế, sai quy hoạch sẽ bị phạt tới 500 triệu đồng và bị tước giấy phép xây dựng.

3) Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định này thay thế cho Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định số 112/2006/NĐ- CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

4) Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP. Một số nội dung trong 209/2004/NĐ-CP đã được chỉnh sửa theo hướng phân định rõ trách nhiệm của các bên tham gia dự án, nâng cao quản lý chất lượng công trình,…

5) Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

6) Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thực hiện dự án đầu tư xây

dựng công trình, thay thế Nghị định số 52 và số 12 NĐ-CP trước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án đường sắt (Trang 27 - 93)