Hệ số đảm nhiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tư vấn đầu tư và thương mại (Trang 52 - 53)

- Doanh thu kinh doanh

7. Hệ số đảm nhiệm

vốn lưu động 0,234 0,243 0,246 0,009 103,85 0,003 101,23

(Nguồn số liệu: Tính toán dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng CĐKT năm 1999-2001)

Qua bảng phân tích trên ta rút ra nhận xét là hiệu quả sử dụng vốn lưu động của những năm sau thường cao hơn năm trước. Cụ thể như sau:

Tỷ lệ doanh lợi trên vốn lưu động qua các năm tăng. Năm 1999 tỷ lệ là 0,0082; năm 2000 là 0,0092 tăng 0,001 hay 12,2% so với năm 1999; sang năm 2001 chỉ tiêu này là 0,011 tăng 0,0018 hay 19,57% so với năm 2000. Điều này chứng tỏ, với một đồng vốn lưu động bỏ ra thì lợi nhuận thu được năm 2001 sẽ nhiều hơn con số này năm 1999 và năm 2000.

Về tốc độ luân chuyển vốn lưu động, năm 2000 và 2001 chỉ tiêu này của Công ty giảm hàng năm nhưng mức giảm không lớn. Nó được thể hiện thông qua sự giảm số vòng quay của vốn lưu động (năm 2000 giảm 0,155 vòng so với năm 1999; năm 2001 giảm 0,055 vòng so với năm 2000) và sự tăng lên thời gian một vòng luân chuyển. Vì thế hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cũng tăng lên. Năm 1999 để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần 0,026 đồng vốn lưu động nhưng sang năm 2000 Công ty phải cần bỏ ra 0,028 đồng vốn lưu động cho mỗi đồng doanh thu và con số này năm 2001 cũng như năm 2000. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm đã làm hiệu quả sử dụng vốn.

Nói tóm lại, trong 2 năm 2000 và 2001, vốn lưu động của Công ty đã có sự tăng lên về quy mô góp phần làm cho doanh thu và lợi nhuận thuần vẫn tăng lên. Mặc dù hiệu quả hoạt động của năm 2000 là không cao lắm nhưng sang năm 2001 kết quả đã có sự chuyển biến rõ rệt. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty là tốt.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tư vấn đầu tư và thương mại (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w