Theo đơn vị cấu thành

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 50)

- Về vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở dạy

2. Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động thương binh và xã hội quản lý

2.2.4. Theo đơn vị cấu thành

Vốn đầu tư bao gồm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc trang thiết bị, đầu tư đào tạo đội ngũ nhân lực cho các trường dạy nghề và các chương trình đào tạo. Trong đó nguồn vốn dành cho xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị chiếm một tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn giành cho công tác dạy nghề. Nguồn vốn dành cho việc xây dựng cơ sở vật chất của các trường dạy nghề có xu hướng giảm dần trong tổng cơ cấu vốn đầu tư phát triển các trường dạy nghề qua các năm từ 63% năm 2004 xuống còn 52% năm 2008 , còn trang thiết bị lại có xu hướng tăng lên từ 28% năm 2004 lên 36% năm 2008. Đây là một cơ cấu đầu tư hợp lý vì hoạt động xây dựng cơ sở vật chất luôn luôn là lĩnh vực đi đầu đi đầu và sau đó mới tiến hành mua sắm các máy móc trang thiết bị để phục vụ cho việc học và dạy nghề. Tuy nhiên trong những năm tiếp theo chúng ta cần phải có kế hoạch đầu tư cụ thể hơn cho lĩnh vực này và cần phải có sự đầu tư dứt điểm để cho cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn đề ra vì lĩnh vực này thường nổi cộm lên vấn đề thất thoát và lãng phí vốn rất nhiều, vì vậy cần có sự quản lý của nhà nước chặt chẽ hơn cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại các trường dạy nghề.

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Trang thiết bị 16.768 20.762 26.819 33.127 63.598 Xây lắp 37.743 44.974 54.529 59.730 92.378 Chương trình đào tạo 1.683 2.287 3.769 4.536 8.935 Đội ngũ giáo viên và cán Bộ quản lý 1.286 1.760 2.914 4.383 8.527 Hoạt động khác 2.620 598 1.069 153 4.210 Nguồn: Tổng cục dạy nghề

Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản (Xây lắp và mua sắm trang thiết bị năm 2004 là 5.451.070 triệu đồng thì đến năm 2008 con số này là 15.597.670 triệu đồng tăng gấp 3 lần. Có thế nói đầu tư cho trang thiết bị và xây dựng các trường học lớp học đã được quan tâm đầu tư nhưng có một bất cập hiện nay đó là các phòng học hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng, do hầu hết các cơ sở dạy nghề không đầu tư xây lại mới các cơ sở dạy nghề của mình mà sửa chữa nâng cấp từ các cơ sở dạy nghề trước đó. Bà Đặng Thanh, GĐ Marketing của tập đoàn Giáo dục IOI nhận xét: “Chúng tôi đã làm thử một cuộc khảo sát 25 giáo viên ĐH với chương trình giảng dạy CĐ bằng tiếng Anh, nhưng không ai đáp ứng đủ trình độ”. Tiếng Anh luôn là một vấn đề lớn với cả giáo viên và học sinh VN. Một số trường chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất chưa đạt yêu cầu nên việc liên kết đào tạo chưa thể thực hiện được.

Hình 2.4: Cơ cấu đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo đơn vị cấu thành năm 2008

Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì cơ sở vật chất phải 4 - 6m2/học sinh, 1 giáo viên/25 học sinh, nếu chiếu theo con số này thì phần lớn các cơ sở dạy nghề đáp ứng được. Thế nhưng hiện nay các trung tâm dạy nghề ngoại thành lẫn nội thành về máy móc và trang thiết bị đều thiếu trầm trọng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w