Xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp (Trang 46 - 48)

Hiện nay, chính sách cho vay với các quy định cơ bản về nguyên tắc chung, điều kiện cho vay, các tỷ lệ an toàn trong cho vay vẫn đang được ACB- CHA thực hiện theo quy định chung của Ngân hàng Nhà nước cũng như quy định cụ thể của ACB- CHA. Quyền chủ động trong xây dựng chính sách cho vay nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc xây dựng các chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng, quy mô và cơ cấu tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, khả năng quản lý và nhân lực. Cụ thể, chính sách cho vay nên được xây dựng theo hướng sau:

- Về chính sách lãi suất: trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì chính sách lãi suất của một ngân hàng thương mại sẽ được xây dựng tùy thuộc vào uy tín của khách hàng, tính khả thi của hoạt động vay vốn và độ an toàn của món vay. Trên cơ sở đó, chính sách lãi suất ưu đãi hoặc lãi suất linh hoạt cần được áp dụng cho những khách hàng có lịch sử vay –

trả sòng phẳng, có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có dự án sử dụng vốn vay khả thi cũng như có tài sản đảm bảo thích hợp. Trong chính sách về lãi suất, các ngân hàng thương mại vẫn chấp nhận cho vay những món vay có rủi ro cao (ví dụ thiếu hoặc không có tài sản đảm bảo,…) với mức lãi suất cao vượt trội để nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, cần phải giới hạn hình thức này trong một tỷ lệ nhất định để tránh rủi ro quá lớn.

- Về chính sách khách hàng: việc xây dựng một chính sách khách hàng là điều cần thiết nhất là trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau như hiện nay nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới theo hướng đa dạng hóa thành phần từ cá nhân đến tổ chức kinh tế để vừa mở rộng thị phần, vừa phân tán rủi ro. Để thực hiện tốt chính sách khách hàng, có thể sử dụng một số biện pháp sau:

+ Chuyển đổi cơ cấu khách hàng theo hướng tích cực để xóa bỏ tình trạng bịđộng vào một số lượng khách hàng nhất định. Cần tiến hành phân loại khách hàng theo các tiêu chí như: tiền gửi thanh toán, chất lượng tiền vay,…để áp dụng giá vốn huy động phù hợp, có chính sách động lực đối với khách hàng lớn.

+ Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý của từng nhóm khách hàng để hoàn thiện chính sách huy động vốn kết hợp lãi suất và chính sách chăm sóc khách hàng cho phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm tăng tính ổn định của nguồn vốn.

+ Thường xuyên tiến hành trao đổi, tham khảo, đóng góp ý kiến giữa ngân hàng và khách hàng để có thể tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và ngân hàng cũng như giúp ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn.

+ Xây dựng chính sách giá khép kín nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng kết hợp nhiều sản phẩm dịch vụ tại ACB- CHA như: dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ chi hộ lương, dịch vụ ngân quỹ,…

+ Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ ngân hàng. Đây là biện pháp hiệu quả trong việc thu hút và sử dụng vốn của ngân hàng, qua đó cũng nâng cao năng lực của ngân hàng. Chất lượng phục vụ bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan đến khách hàng chẳng hạn như là: thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tư vấn cho khách hàng hiệu quả, phong cách, thái độ giao tiếp tốt để làm vừa lòng khách hàng, nơi giao dịch sạch sẽ, thuận tiện,…

- Về chính sách sản phẩm tín dụng: sự đa dạng của sản phẩm tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung của ngân hàng thương mại, vừa mở rộng, đa dạng khách hàng, lĩnh vực đầu tư, mở rộng quy mô tín dụng sẽ góp phần phân tán và hạn chế rủi ro tín dụng nếu hệ thống sản phẩm được thiết kế chặt chẽ.

- Về chính sách đối với tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra, vì vậy cần phải có quy định cụ thể hơn về việc định giá tài sản đảm bảo chẳng hạn như là việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, có đủ điều kiện pháp lý và tính khả mại. Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động

lớn thì cần xem xét định giá lại tài sản. Đồng thời, cần thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác trong việc xử lý tài sản đảm bảo và kết hợp các biện pháp bảo hiểm tài sản thế chấp mà người thụ hưởng là ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w