Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội (Trang 31 - 59)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

2.2.1. Trước khi cho vay: Thẩm định xét duyệt vay vốn, đánh giá dự án.

Đây là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình xét duyệt vốn vay và cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro xảy ra tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Với khâu đầu tiên thực hiện trước khi cho vay này, các cán bộ tín dụng xem xét, phân tích, đánh giá tư cách, tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như tính khả thi, hiệu quả kinh tế, xã hội, khả năng hoàn trả nợ của dự án đầu tư.

Quy trình tiếp nhận hồ sơ dự án và thẩm định đánh giá vốn vay được thực hiện theo sơ đồ sau:

Kiểm tra sơ bộ hồ

Sơ đồ 4: Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư

Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định

Chưa đủ điều kiện thẩm định

Chưa

Chưa đạt yêu cầu

Đạt

Tiếp nhận hồ sơ

Lập Báo cáo thẩm định

Bổ sung, giải trình

Nhận lại hồ sơ và

kết quả thẩm định Lưu hồ sơ/ tài liệu

Kiểm tra, kiểm soát Thẩ m định Đưa yêu cầu, giao

hồ sơ vay vốn

Nhận hồ sơ để thẩm định

a) Đánh giá tư cách khách hàng.

Khi xem xét tư cách khách hàng, các cán bộ tín dụng có thể nhận được ý đồ, thiên chí hợp tác của chủ dự án. Đối với khách hàng có thái độ hợp tác, đó là điều kiện cung cấp cho ngân hàng những thông tin liên quan một cách đầy đủ, chính xác, nhanh chóng. Còn đối với những khách hàng có thái độ nóng vội, trì hoãn cung cấp thông tin thì Chi nhánh có biện pháp cân nhắc phù hợp đối với sự dự án xin vay vốn. Nội dung thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn gồm:

- Năng lực pháp lý của khách hàng.

- Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của khách hàng.

- Mô hình tổ chức, bố trí lao động.

- Quản trị điều hành.

- Quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng.

- Tình hình sản xuất và tài chính của khách hàng.

b) Đánh giá dự án xin vay vốn.

Các cán bộ ngân hàng đều xem xét, phân tích, đánh giá dự án một cách chi tiết, chặt chẽ. Phân tích một cách cẩn thận các chỉ tiêu tài chính của dự án, dòng tiền dự án, thị trường đầu vào và đầu ra của dự án, tư cách và năng lực của chủ đầu tư. Đề ra các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án từ đó đánh giá tính khả thi của dự án. Chỉ những dự án đầu tư có tính khả thi cao mới được chấp nhận cho vay vốn.

Các nội dung chính khi thẩm định dự án cần phải tiến hành phân tích, đánh giá gồm:

- Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án.

- Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu

+ Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án.

+ Đánh giá các nguồn cung cấp sản phẩm.

+ Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án.

+ Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.

+ Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

- Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.

- Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật:

+ Địa điểm xây dựng.

+ Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án.

+ Công nghệ, thiết bị.

+ Quy mô, giải pháp xây dựng.

+ Môi trường, phòng cháy chữa cháy.

- Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.

- Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn.

+ Tổng vốn đầu tư dự án.

+ Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ dự án.

+ Nguồn vốn đầu tư.

- Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án.

Trên cơ sở những nội dung đánh giá và phân tích ở trên, Cán bộ Thẩm định phải thiết lập các bảng tính toán hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Các bảng tính cơ bản, yêu cầu bắt buộc phải thiết lập, hoàn chỉnh kèm theo Báo cáo thẩm định gồm:

- Báo cáo kết quả kinh doanh ( báo cáo lãi, lỗ).

- Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.

Phân tích, đánh giá, nhận định các rủi ro thường xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư và sau khi dự án đi vào hoạt động; đưa ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu theo các loại rủi ro thường xảy ra:

- Rủi ro cơ chế chính sách.

- Rủi ro xây dựng, hoàn tất.

- Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán.

- Rủi ro về cung cấp.

- Rủi ro về kỹ thuật và vận hành.

- Rủi ro môi trường và xã hội.

- Rủi ro kinh tế vĩ mô.

Sau đây là một số biện pháp cơ bản ngân hàng có thể áp dụng để giảm thiểu rủi ro cho từng loại rủi ro nêu trên.

- Đối với rủi ro về cơ chế chính sách:

Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của nơi/địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hóa hay các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan tới dòng tiền của dự án. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

+ Khi thẩm định dự án, phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án

(thể hiện trong hồ sơ dự án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và qui định hiện hành có liên quan tới dự án.

+ Chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng qui định về

vấn đề này (bất khả kháng do Chính phủ, ...).

+ Những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn

chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án.

- Rủi ro xây dựng, hoàn tất:

Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau:

+ Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và

kinh nghiệm.

+ Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo

hành chất lượng công trình.

+ Giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng.

+ Hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của

khách hàng trong trường hợp vượt dự toán.

+ Qui định rõ trách nhiệm vấn đề đền bù, giải toả mặt bằng.

+ Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khóa trao tay với sự phân chia

rõ ràng nghĩa vụ của các bên.

- Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán:

Bao gồm: thị trường không chấp nhận hoặc không đủ Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí của dự án. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

+ Nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần

cẩn thận.

+ Dự kiến Cung - Cầu thận trọng (không nên có những dự báo

quá lạc quan).

+ Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp: phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất...

+ Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có

khả năng về tài chính (nếu có).

+ Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của Chính phủ (nếu có).

+ Khả năng linh hoạt của cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra.

+ Giảm thiểu các điều khoản không cạnh tranh (nếu có).

- Rủi ro về cung cấp:

Dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu (đầu vào chính/quan trọng) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

+ Trong quá trình xem xét dự án, Cán bộ thẩm định phải nghiên

cứu, đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án. Đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án.

+ Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư.

+ Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào.

+ Những hợp đồng/thoả thuận với cơ chế chuyển qua tới người

sử dụng cuối cùng.

+ Những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với

nhà cung cấp có uy tín.

- Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì:

Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu. Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau:

+ Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.

+ Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm.

+ Có thể ký hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản

khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng.

+ Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động

đất, chiến tranh.

+ Kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành.

+ Quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủ

nghĩa vụ.

- Rủi ro về môi trường và xã hội:

Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh. Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau:

+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) phải khách quan

và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

+ Nên có sự tham gia của các bên liên quan (cơ quan quản lý

môi trường, chính quyền địa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án.

+ Tuân thủ các qui định về môi trường.

- Rủi ro kinh tế vĩ mô:

Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất,... Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

+ Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản.

+ Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm.

+ Bảo vệ trong các hợp đồng (ví dụ: chỉ số hoá, cơ chế chuyển

+ Đảm bảo/cam kết của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối (nếu được).

Ngoài việc xem xét trên hồ sơ dự án đầu tư xin vay vốn của khách hàng, để có thêm thông tin phục vụ cho việc đánh giá, phân tích, Cán bộ thẩm định cần phải tìm hiểu, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến dự án thông qua các nguồn:

– Đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu của thị trường đối với sản phẩm của dự án.

– Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào,

các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự như của dự án để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra của dự án.

– Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, mạng

máy tính...); từ các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp,...

– Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về từng

ngành nghề.

– Tìm hiểu từ các dự án đầu tư cùng loại.

Cán bộ thẩm định tại Chi nhánh phối hợp với Cán bộ tín dụng (trong trường hợp cần thiết đối với Cán bộ thẩm định tại Hội sở chính) phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thêm thông tin về:

– Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công

nghệ hiện có của khách hàng;

– Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

– Địa điểm, hạ tầng nơi sẽ đầu tư dự án, đánh giá phân tích những thuận lợi, khó khăn, khả năng đảm bảo nguồn vốn và tiến độ thực hiện so với dự kiến.

Ngoài ra Chi nhánh còn trực tiếp tư vấn các cho các dự án đầu tư mà Chi nhánh cho vay vốn, điều đó sẽ hạn chế đầu tư các dự án thiếu tính khả thi và mạo hiểm.

2.2.2. Sau khi cho vay

2.2.2.1. Đánh giá rủi ro định kỳ, xếp loại khách hàng.

Đối với các đự án đã được vay vốn, đầu mỗi năm, Chi nhánh đã tiến hành đánh giá toàn diện tình hình tất cả các khách hàng cũng như dự án định đầu tư với các phân tích chi tiết về tình hình sử dụng vốn vay, tiến độ dự án, tình hình tài chính (các chỉ tiêu tài chính, khoản phải thu, nợ phải trả, tồn kho, …), tình hình sản xuất kinh doanh (doanh thu, lỗ lãi, các chi phí,…), phân tích và dự báo dòng tiền, về quan hệ tín dụng với Chi nhánh, về tài sản đảm bảo tiền vay, về phương hướng hoạt động trong năm tới,…Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trả nợ cho ngân hàng. Chính vì vậy mà yếu tố này luôn được các cán bộ tín dụng và thẩm định của Chi nhánh phân tích một cách chi tiết, cụ thể trên nhiều khía cạnh, dùng các chỉ tiêu đo lường khác nhau. Từ đó ta thấy được tình hình thu nhập hiện tại của khách hàng và so sánh với thu nhập dự kiến của khách hàng sau khi tiến hành đầu tư vào dự án có khả thi hay không, hay thu nhập hiện tại của dự án với thu nhập dự kiến ban đầu của dự án có chênh lệch nhiều không?

Việc đánh giá rủi ro của dự án đầu tư một cách thường xuyên giúp cho Chi nhánh có điều kiện theo dõi và đánh giá cấp độ rủi ro của từng dự án và từ đó phân tích, đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Thực hiện chủ trương của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh đã xếp loại khách hàng thông qua hệ thống các tiêu chí tài chính và phi tài chính, thông qua phương pháp xếp loại khách hàng bằng các thang điểm.

Thông qua công tác đánh giá rủi ro và xếp loại khách hàng, kết quả đạt được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Thứ nhất, việc thực hiện đánh giá đã góp

vốn; phê duyệt cho các dự án vay vốn, quản lý và giám sát các dự án sau khi cho vay. Thứ hai, việc đánh giá rủi ro là cơ sở để đánh giá các dự án đầu tư ban đầu và rà soát các dự án một cách liên tục, cảnh báo được các dự án có dấu hiệu rủi ro hoặc không thực hiện đúng quy chế, chính sách của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Thứ ba, giúp quản lý các dự án có vấn đề, định giá được lãi suất cho vay dựa vào mức độ rủi ro, giúp đưa ra được định hướng tiếp tục cung cấp hoặc hạn chế vốn cho vay, và cung cấp cơ sở quan trọng để trích dự phòng rủi ro.

2.2.2.2. Quy trình quản lý rủi ro các dự án đầu tư.

a) Sơ đồ quản lý rủi ro.

Sơ đồ 5: Sơ đồ quản lý rủi ro tín dụng.

* Bước 1: Phân loại khoản vay.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội (Trang 31 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w