2. Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản
2.4. Thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản
Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản là một loại hợp đồng dân sự vì vậy việc thực hiện nó tuân theo nguyên tắc được quy định tại điều 412 BLDS 2005. Nếu hiểu hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản là hợp đồng phụ và hợp đồng tín dụng là hợp đồng chính BLDS 2005 có quy định: về nguyên tắc khi hợp đồng phụ vô hiệu không đương nhiên làm mất hiệu lực của hợp đồng chính trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính(1). Với quy định này thì các hợp đồng bảo đảm tiền vay có thể làm ảnh hưởng tới hiệu lực của các hợp đồng tín dụng nếu các ngân hàng vẫn theo nếp cũ ghi rõ trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm rằng: “hợp đồng bảo đảm này và các phụ lục kèm theo là một bộ phận (phần) không thể tách rời của hợp đồng tín dụng số…”. Như vậy, các ngân hàng cần sửa lại nội dung trên cho phù hợp, bởi không nên để hiệu lực của hợp đồng bảo đảm lại có thể ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng tín dụng.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong trường hợp cầm cố thế chấp tài sản là một hợp hợp đồng song vụ vì vậy nội dung thực hiện hợp đồng là: mỗi bên thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn, các bên không được lấy lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ với mình mà hoãn việc thực hiện nghĩa vụ (trừ trường hợp việc không thực hiện nghĩa vụ của bên kia làm cho bên này không thể thực hiện được nghĩa vụ).
Với hợp đồng cầm cố tài sản, sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc ủy quyền cho bên thứ ba giữ tài sản, trong cả hai trường hợp bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điều 332 BLDS 2005. Bên cầm cố
tài sản có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại điều 330 BLDS 2005. Trong trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, trường hợp bán trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trách nhiệm của bên cầm cố được quy định tại điều 17, điều 18 Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm. Trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá bên cầm cố có quyền quy định tại điều 19 Nghị định 163.
Với hợp đồng thế chấp tài sản, sau khi ký hợp đồng thế chấp tài sản tài sản thế chấp không chuyển giao cho bên nhận thế chấp mà do bên thế chấp hoặc do bên thứ ba giữ theo thỏa thuận. Nếu bên thế chấp giữ tài sản thế chấp mà bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất thì bên nhận thế chấp có quyền thu hồi tài sản thế chấp trừ các trường hợp quy định tại điều 20.1 Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm. Trong khi thực hiện hợp đồng thế chấp Nghị định 163 cũng quy định trách nhiệm của bên thế chấp hoặc bên thứ ba giữ tài sản thế chấp để bảo đảm hiện trạng và giá trị của tài sản thế chấp.
Việc xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố , thế chấp được quy định cụ thể từ điều 56 đến điều 71 Nghị định 163.
Với hợp đồng bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh có đặc điểm khác với các hợp đồng bảo đảm tài sản khác như cầm cố thế chấp đó là trong hợp đồng bảo lãnh có 3 bên chủ thể là bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Căn cứ để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định bao gồm các trường hợp sau đây:
+ Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh
+ Bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ đó, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
+ Bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
+ Các căn cứ khác nếu pháp luật có quy định
Như vậy việc bảo lãnh phát sinh khi xảy ra một trong các trường hợp trên. Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý kể từ thời điểm được thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu hoàn trả (theo quy định tại điều 45 Nghị định 163). Kể từ thời điểm thông báo cho bên bảo lãnh theo quy định bên nhận bảo lãnh có các quyền sau: Yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự; yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền của bên nhận bảo lãnh phải chấm dứt hành vi đó.
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK)
I.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VN 1.Quá trình hình thành phát triển và những cột mốc đáng nhớ
Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép hoạt động số 0040/NHCP ngày 06/08/1993 do thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp, giấy phép thành lập số 1543/QĐ của UBND Hà Nội cấp ngày 04/09/1993 và giấy phép kinh doanh số 055679 cấp ngày 07/09/1993 của hội Kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (Technological and Commercial Joint Stock Bank) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngân hàng hoạt động trong phạm vi cả trong nước và quốc tế.
Là một Ngân hàng thương mại, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng Ngân hàng, có tư cách pháp nhân, Techcombank có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo Luật các tổ chức tín dụng 1997, được sửa đổi, bổ sung năm 2004.
1995
- Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng.
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.
1996
Chí Thanh tại Hà Nội.
- Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh. - Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng.
1998
- Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội.
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng. 1999
- Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng.
- Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội. 2000
- Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội. 2001
- Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng.
- Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
2002
- Thành lập Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nôi. - Thành lập Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng.
- Thành lập Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng.
- Thành lập Chi nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước.
- Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng.
- Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202 tỷ đồng.
2003
- Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003.
- Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng. - Đưa chi nhánh Techcombank Chợ lớn vào hoạt động.
- Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004. 2004
- Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng. - Ngày 30/06/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng.
- Ngày 02/08/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng. - Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng.
- Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus.
2005
- Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Vũng Tàu.
- Đưa vào hoạt động các phòng giao dịch: Techcombank Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất Thành, Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Chinh (Hồ Chí Minh), Techcombank Cửa Nam, Techcombank Hàng Đậu, Techcombank Kim Liên (Hà Nội).
- 21/07/2005, 28/09/2005, 28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ đồng, 498 tỷ đồng và 555 tỷ đồng.
- 29/09/2005: Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus.
- 03/12/2005: Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5.
2006
- Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks, Citibank, Wachovia.
- Tháng 2/2006: Phát hành chứng chỉ tiền gửi Lộc Xuân.
- Tháng 5/2006: Nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao.
- Tháng 6/2006: Call Center và đường dây nóng 04.9427444 chính thức đi vào hoạt động 24/7.
- Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s.
- Tháng 8/2006: Đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006 – 2010; Liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ. - Tháng 9/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm mới Tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tài khoản Tiết kiệm trả lãi định kỳ.
- Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng.
2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban
2.1– Sơ đồ bộ máy quản trị hiện nay.
Được thành lập với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng với mục đích trở thành nhà trung gian tài chính hoạt động hiệu quả, la cầu nối liên hệ những nhà tiết kiệm với các nhà đầu tư dang cân vốn kinh doanh, phát triển nền kinh tế trong thời kỳ mở cửa. Trong suốt 15 năm hoạt động đến nay vốn điều lệ của ngân hàng là 3.165 tỷ đồng và tổng tài sản là đạt hơn 39.558 tỉ đồng, Techcombank trở thành một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.
Techcombank hoạt động trên các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ thương mại, dịch vụ và đăc biệt là hoạt động tín dụng với tất cả các tổ chức trong và ngoài nước. Với các khách hàng bao gồm nhiều thành phần knh tế như các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức quốc tế và các cá nhân trong xã hội. Techcombank hoạt động chủ yếu ở các đô thị và các thành phố lớn trong nước, và là một ngân hàng thương mại đa năng cung cấp đầy đủ dịch vụ tài chính đồng bộ, phong phú và đa dạng có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm thoả mãn các mục đích của khách hang,tạo giá trị gia tăng cho cổ đông,lợi ích và phát triển cho nhân viên, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng.
Bộ máy của Techcombank được cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ, trong đó Hội sở là đầu mối trung tâm. Hội sở vừa chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, vừa có mối liên hệ chặt chẽ với các chi nhánh vá các phòng giao dich khác trong toàn hệ thống. Bản thân trong Hội sở chính thì các phòng ban cũng được tổ chức rất linh hoạt và có hiệu quả. Mỗi phòng ban tuy có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều được đặt trong mối quan hệ chặt chẻ với các phòng ban khác để đảm bảo sự thống nhất từ trên xuống dưới của bộ máy quản lý.
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ủy ban kiểm soat rủi ro
Hộ đồng tín dụng Ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có
Ban điều hành
Hỗ trợ điều hành tổng hợp
Khối nghiệp vụ hỗ trợ kinh doanh sản phẩm mới
Khối giao dịch
Các chi nhánh Đại hội cổ đông
Văn phòng Nhân sự Kiểm soát nội bộ Kế hoạch tổng hợp và quản trị rủi ro Kế toán Thông tin điện toán Quản lý tín dụng
Giao dich tiền tệ, ngoại hối Dịch vụ ngân hàng quốc tế Quản lý đầu tư, kinh doanh chứng khoán Xử lý nợ Quan hệ công chúng Dịnh vụ ngân hàng doanh nghiệp Dịch vụ ngân hàng bán lẻ Giao dich và kho quỹ Đà Nẵng Nghệ An Hà Nội TP Hồ Chí Minh Hải Phòng
2.2- Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị của Techcombank có 9 thành viên, Hội đồng quản trị là cơ quan quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền giữa hai kỳ Đại hội cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị có quyền tìm kiếm, lựa chọn và đề xuất những cán bộ đủ tiêu chẩn vào các vị trí Ban Tổng giám đốc ( Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc các chi nhánh) để đệ trình hội đồng quản trị phê duyệt và bổ nhiệm. Ngoài ra Hội đông quản trị còn có tránh nhiệm đánh giá và đề nghị chế độ đãi ngộ đối với Ban Tổng giám đốc hay chuẩn bi chương trình làm việc của Đại hội cổ đông.
– Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu gồm 3 thành viên : Trưởng ban Kiểm soát, Kiểm soát viên chuyên trách và Kiểm soát viên. Ban kiểm soát trực thuộc Hội đồng quản trị.
Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ của Ngân hàng. Ban kiểm soát có tránh nhiệm báo cáo trước Đại hội cổ đông tình hình thực hiện và chấp hành các quy định trong toàn bộ hệ thống của Ngân hàng.
– Ban điều hành ( Ban Tổng giám đốc).
Ban điều hành gồm : 01 Tổng giám đốc và 04 Phó Tổng giám đốc. Ban có chức năng điều hành và quản lý các hoạt động của Hội đồng tín dụng, Ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có, các Khối và các chi nhánh trực thuộc. Đồng thời có chức
năng báo cáo với Hội đồng quản trị, Ủy ban kiểm soát rủi ro và ban kiểm soát về tình hình hoạt động tài chính của toàn bộ hệ thống.
Ngoài ra ban Điều hành còn có chức năng xét duyệt các khoản vay, xây dựng các chính sách quản trị các rủi ro thị trường và các giới hạn rủi ro thị trường