Ở đây, tôi đặt mục tiêu nghiên cứu lên hàng đầu bởi đây là một kỹ thuật mới không những đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới ( phương pháp
này thực sự được ứng dụng và phổ biến ở Mỹ vào đầu những năm 90 ). Bên cạnh đó, đang có sự bàn cãi xung quanh việc liệu các chứng khoán có nguồn gốc là các món nợ xấu có thực sự là an toàn cho hệ thông kinh tế hay không.
Bên cạnh đó, để có thể chứng khoán hóa được các món nợ xấu của mình, ngân hàng phát hành cần có một lượng nợ xấu đủ lớn, chia thành các gói có đặc tính tương đồng. Bên cạnh đó là sự khó khăn do chưa có hành lang pháp lý ở Việt nam và thị trường chứng khoán của chúng ta chưa đủ mức phát triển để có thể bán các chứng khoán có gốc là các khoản nợ xấu một cách thuận lợi
Tuy khó khăn như vậy nhưng phương pháp này là rất hiện đại và có rât nhiều lợi ích cho ngân hàng, bởi vì thông qua đó mà ngân hàng có thể rút ngắn được thời gian xử lý nợ xấu, tăng khả năng thanh khoản của tài sản, cung cấp một phương tiện tài trợ mới, giảm được các chi phí có tính chất thuế cũng như tăng thu nhập từ thuế.
KẾT LUẬN
Với thực trạng của nền kinh tế nước ta nói riêng và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, tình hình nợ xấu của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đang có dấu hiệu gia tăng. Do đó, nâng cao khả năng quản lý nợ xấu của ngân hàng là nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
Dựa trên những cơ sở lý luận quản lý nợ xấu, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Luận văn của tôi tập trung nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân xảy ra nợ xấu cũng như công tác quản lý nợ xấu tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng quản lý nợ xấu trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới.
Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng của tác giả.
Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các anh, chị tại địa điểm thực tập. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viên, ThS. Nguyễn Đức Hiển, người đã tận tình hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn này./.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...1
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu...2
1.3. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu...2
1.4. Kết cấu của luận văn...3
1.5. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu...3
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NỢ XÁU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...4
2.1. Tổng quan về nợ xấu ở các Ngân hàng...4
2.1.1. Khái niệm nợ xấu...4
2.1.1.1. Qui định của Việt nam...4
2.1.1.2. Qui định và thông lệ của thế giới...7
2.1.2. Nguyên nhân hình thành nên nợ xấu...11
2.1.2.1. Nguyên nhân khách quan...11
2.1.2.2. Nguyên nhân chủ quan...12
2.2. Lý thuyết về quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại...13
2.2.1. Khái niệm quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại...13
2.2.2. Mục tiêu của quản lý nợ xấu...13
2.2.3. Nội dung của quản lý nợ xấu...14
2.2.3.1. Xây dựng chiến lược và thực thi quản lý nợ xấu ...14
2.2.3.2. Các biện pháp xử lý nợ xấu tại các Ngân hàng...16
2.2.3.2.1. Yêu cầu tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và cơ cấu lại nợ...16
2.2.3.2.2 Chứng khoán hoá các khoản nợ xấu...18
2.2.3.2.3 Xử lý tài sản bảo đảm, đòi nợ bên bảo lãnh...19
2.2.3.2.4. Bán các khoản nợ...19
2.2.3.2.5. Sử dụng biện pháp pháp lý để xử lý...20
2.2.3.2.6. Ngân hàng thương mại dùng dự phòng rủi ro để xử lý...21
2.2.2.3.7. Sự trợ giúp của Chính phủ...21
2..3. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về xử lý nợ xấu...22
2.3.1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc...22
2.3.2. Kinh nghiệm từ Thái Lan...23
2.3.3. Kinh nghiệm từ Mỹ...28
Chương 3: Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng SHB...30
3.1. Tổng quan về ngân hàng SHB...30
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...30
3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội...30
3.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – Hội sở chính 77 Trần Hưng Đạo, Hoàn kiếm, Hà Nội...33
3.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức...33
3.1.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – SHB...33
1.2.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng...34
3.1.2.3. Bộ máy điều hành của SHB...36
3.1.2.3.1 Chức năng của các phòng nghiệp vụ hội sở:...37
3.1.2.4. Sản phẩm dịch vụ của SHB...41
3.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại ngân hàng SHB...46
3.2.1. Thực trạng quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội giai đoạn 2007 - 2008...46
3.2.1.1. Xây dựng cơ chế quản lý nợ xấu tại SHB...46
3.2.1.2. Kết quả phân loại nợ xấu tại SHB...56
3.2.1.3. Kết quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội...65
3.2.2. Nghiên cứu về một số khoản nợ xấu của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội...68
3.2.2.1. Công ty TNHH Công nghệ mới Vinh Phú ( Nợ nhóm 4 sắp chuyển sang nhóm 5)...68
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TRONG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI...73
4.1. Hoàn thiện các qui trình, qui chế liên quan đến quản lý nợ xấu...73
4.1.1. Hoàn thiện quy trình tín dụng...73
4.1.2. Hoàn thiện qui trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề:...75
4.1.4. Xây dựng bộ cẩm nang tín dụng cho cán bộ tín dụng của ngân hàng...76
4.1.5. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng...76
4.1.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ...77
4.1.7. Một số giải pháp về nhân sự cho ngân hàng (nhân viên tín dụng và các phòng ban khác)...77
4.2. Hoàn thiện công tác phân loại nợ xấu...79
4.2.1. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ...79
4.2.2. Xây dựng các thống kê về phân loại nợ xấu...80
4.3. Hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu...81
4.3.1. Nhanh chóng triển khai và cho đi vào hoạt động Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản SHB ( SHBA)...82
4.3.2. Nghiên cứu và ứng dụng biện pháp chứng khoán hoá các khoản nợ xấu...82
KẾT LUẬN...84
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình phân loại nợ năm 2007 của toàn hệ thống SHB...62
Bảng2:Phân loại nợ theo chi nhánh của SHB năm 2008...63
Bảng 3.: Theo dõi khoản nợ của công ty Vinh Phú đến hết ngày 31/12/2008...69 Bảng 4 : Theo dõi khoản nợ của công ty S.K.B đến hết ngày 11/1/2009. .71
DANH MỤC SƠ ĐỒ