Đánh giá quá trình hoạt động kinh doanh, Marketing của công ty.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING CHO DOANH NGHIỆP. (Trang 48 - 51)

Trong phần trên chúng ta đã xem xét khái quát các hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó chúng ta cũng có thể thấy được phương thức hoạt động, cơ cấu tổ chức, quy trình lãnh đạo của công ty.

Quy tắc hoạt động chính của công ty là. Nhập và phân phối sản phẩm là một trung gian từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng, đóng vai trò là cầu nối quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm từ đó thu được những lợi nhuận cần thiết cho công ty.

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì những thành quả của công ty cũng có thể xem như đã thành công và đã có những chính sách kinh doanh tương đối hiệu quả. Tuy nhiên trong cuộc sống thì không có gì là hoàn hảo cả do vậy trong khi hoạt động công ty đã gặp không ít khó khăn cũng như đôi lúc đã đưa ra những chiến lược kinh doanh chua được tối ưu tuy nhiên công ty cũng đã vượt qua và thu được những

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình công ty đã không ngừng đổi mới sản phẩm luôn tìm được cho mình những hướng đi riêng.

Hầu như trong việc kinh doanh của công ty hàng năm công ty đều đưa ra được một sản phẩm mới kích thích hoạt động kinh doanh làm cho hoạt động kinh doanh ngày càng phong phú thêm, sản phẩm ngày càng đa dạng hơn.

Tuy nhiên chúng ta có thể nhận ra rằng xu hướng phát triển sản phẩm của công ty nhày càng tiếp cận mạnh hơn đối với các sản phẩm công nghiệp và hóa chất phục vụ cho công nghiệp. Nói về vấn đề này chúng ta cần lưu ý một điều rằng.

Đây là một nhận thức mới về xu hướng phát triển của công ty, trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO, và phấn đấu từ nay đến năm 2020 đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Chính điều này càng khẳng định rằng công nghệ luôn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Và có lẽ đó là một xu hướng phát triển, biến đổi hợp lý trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

1.1. Chiến lược tìm kiếm sản phẩm mới của công ty.

Trong việc phát triển sản phẩm của mình thì công luôn lựa chọn những giải pháp tìm kiếm rất của riêng mình. Tuy là một công ty thương mại nhưng công ty luôn chủ động tìm kiếm sản phẩm phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty cũng như thị trường hiện tại. Với mục tiêu là lợi nhuận đặt lên hàng đầu những mặt hàng nào có lợi thì doanh nghiệp sẽ sãn sàng kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng bỏ rất nhiều thời gian vào việc nghiên cứu thị trường để tìm ra sản phẩm phù hợp với khả năng của công ty cũng như được

1.2 Chiến lược quảng bá và giới thiệu sản phẩm.

Quảng bá sản phẩm là một chiến lược hết sức quan trọng trong quá trình kinh doanh của công ty. Việc sản phẩm của công ty có tiếp cận được với khách hàng tôt hay không phụ thuộc rất nhiều vào quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. Trong quá trình quảng cáo sản phẩm của mình thì công ty đã phân sản phẩm của mình làm hai mảng đó là, dòng sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và dòng sản phẩm phục vụ cho công nghiệp.

Đối với dòng sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng thì công ty lựa chọn hình thức quảng cáo bằng catalog và giới thiệu đến các đại lý tin cậy và có uy tín trên thị trường. Trong sự lựa chọn của công ty như vậy thì phù hợp với khả năng cũng như năng lực của công ty. Đó có thẻ xem là một chiến lược Marketing hợp lý.

Đối với dòng sản phẩm phục vụ cho sản xuất. Với tính chất của sản phẩm thì việc tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào quyết định của các công ty tiêu thụ và số lượng tiêu thụ thường rất lớn do vậy các quyết định tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp thường được xem xét rất kỹ dưới nhiều kía cạnh. Chính vì những lý do đó mà công ty đã lựa chọn cách tiếp cận với khách hàng bằng chiến lược Marketing trực tiếp tức là. Cán bộ của công ty sẽ gặp gỡ trực tiếp khách hàng và giao dịch ngay với khách hàng về những sản phẩm cũng như dịch vụ hiện có của công ty. Ngoài ra công ty cung lựa chon các hình thức kèm theo như, giới thiệu bằng catalog, giới thiệu qua điện thoại. Bằng những chiến lược Marketing hợp lý như vậy công ty đã thu được rất nhiều thành công trong quá trình kinh doanh của mình.

Trong quá trình lựa chọn kênh phân phối của mình thì doanh nghiệp cũng lựa chọn hai kênh phân phối chính đó là.

Đối với mặt hàng phục vụ tiêu dùng công ty lựa chọn kênh phân phối truyền thống đó là lựa chọn và sử dụng các đại lý trung gian làm các kênh phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng. Ngoài ra trong quá trình phân phối thì công ty cũng có những hình thức linh động đối với những mặt hàng có giá trị cao bằng các dịch vụ kèm theo.

Đối với các mặt phục vụ cho công nghiệp thì công ty lựa chon kênh phân phối di động. Tức là mặt hàng nào được tiêu thụ ở đâu công ty sẽ nhập và phân phối ngay tại chỗ làm như vậy công ty sẽ tiết kiệm được chi phí và nâng cao lợi nhuân. Đây là một chiến lược Marketing tốt.

1.4 Chiến lược về giá sản phẩm của công ty.

Giá cả luôn là sự quan tâm hàng đầu của khách hàng do vậy công ty luôn quan tâm tới giá cả trong việc tìm kiếm sản phẩm. Trong điều kiện hiện nay với tình hình thu nhập bình quân đầu người của nước ta đang còn thấp do vậy doanh nghiệp luôn ưu tiên hàng đầu trong chính sách về giá sản phẩm. Và đây được xem như là ưu thế của mọi doanh nghiệp, đối với công ty thì chính sách của công ty là tiết kiệm tối đa chi phí của doanh nghiệp để hạ giá thành sản phẩm để làm sao giá sản phẩm của công ty có thể đạt mức thấp nhất nhưng chất lượng thì không đổi.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING CHO DOANH NGHIỆP. (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w