3. Kim cang thừa, còn gọi là Mật tông (Tantrayana hay Vajrayana): có tính chất bí truyền kết hợp phù chú, bùa linh, để tự giải thoát, phổ biến ở Tây Tạng và Mông Cổ
2.1. Đạo Phật du nhập và phát triển ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
riêng
Việt Nam vốn là nước có nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Về mặt địa lý, Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, tiện lợi cho việc giao lưu với những nước trong khu vực trong đó có ấn Độ và Trung Quốc. Đây là hai nước có hai nền văn minh cổ xưa nhất của châu á. Như vậy sự ảnh hưởng của hai nền văn minh đó đối với Việt Nam là tất yếu.
Việt Nam, những năm đầu Công nguyên, vốn là nước có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và đang ở thời kỳ Bắc thuộc. Về tôn giáo, tầng lớp trên của xã hội đã bắt đầu chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, tầng lớp dưới có quan niệm về ông trời - đấng gây phúc họa cho con người, tin ở các hiện tượng tự nhiên, có tín ngưỡng thờ tổ tiên...
Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ đầu Công nguyên bằng hai con đường: Đường thuỷ thông qua con đường buôn bán với thương gia ấn Độ. Qua việc buôn bán đó, những tư tưởng của Phật giáo cũng được đưa vào (qua việc tiếp xúc với tín ngưỡng Phật giáo của thương gia ấn Độ, qua việc truyền bá của những nhà sư của ấn Độ). Sau này Phật giáo từ Trung Quốc truyền sang nước ta theo đường bộ. Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng Phật giáo ấn Độ và Trung Quốc. Sự truyền bá đạo Phật vào Việt Nam là cả một quá trình lâu dài từ đầu Công nguyên tới cuối thời kỳ Bắc thuộc và cả thời kỳ độc lập. Hướng Tây Nam trực tiếp từ ấn Độ sang trong buổi đầu nhanh chóng được thay thế bằng hướng Bắc xuống. Phật giáo Trung Quốc truyền vào nước ta gồm có: Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông.
Thiền tông là phái chủ trương tập trung trí tuệ suy nghĩ (Thiền) để tìm ra các chân lý của đạo Phật, vì vậy nó phổ biến chủ yếu ở tầng lớp trí thức và tầng lớp thượng lưu. Dòng Thiền thứ nhất do nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi lập ra ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Ông là người ấn Độ, hành đạo ở Trung Quốc vào Việt Nam năm 580, tu ở
chùa Pháp Vân (Thuận Thành - Bắc Ninh) và truyền cho tổ thứ hai là Pháp Hiền. Dòng Thiền này truyền được mười chín thế hệ (1216). Phái Thiền này chú trọng tu định, tham Thiền song vẫn chú ý đến việc giáo hóa chúng sinh. Dòng Thiền thứ hai do nhà sư Vô Ngôn Thông (ở Quảng Châu - Trung Quốc) vào Việt Nam năm 820, tu ở chùa Kiến Sơ (Phù Đổng - Bắc Ninh) lập ra, tổ thứ hai là Cảm Thành, truyền được mười lăm đời (1221). Dòng thiền này cho rằng: "chân lý" không ở đâu xa, mà ở ngay bản thân mỗi người. Nhưng "chân lý" đó chỉ có thể có được bằng giác ngộ trực tiếp, chứ không thể nắm được qua ngôn ngữ. ở đây, đã đặt vấn đề đốn ngộ và giác ngộ. Có thể tóm tắt tư tưởng của phái Thiền tông này như sau: không lập văn tự, truyền pháp không qua giáo lý, chỉ thẳng vào tâm, kiến tính thành Phật. Như vậy, giáo lý đạo Phật lúc này không chỉ đặt vấn đề giải thoát cho mọi đau khổ của con người mà còn đặt vấn đề giác ngộ thành Phật.
Phái Thiền thứ ba do nhà sư Thảo Đường lập ra vào thời Lý. Thiền sư Thảo Đường là
người Trung Quốc, theo sư phụ sang ở Chiêm Thành. Vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành bắt được Ngài đem về nước (1069). Sau Ngài được Vua Lý phong làm quốc sư. Dòng này truyền được sáu đời (1205) [29, 202]
Điều đáng chú ý là thời Trần, có vua Trần Nhân Tông, vốn nghiên cứu và thông tuệ giáo lý nhà Phật từ trước, sau khi xuất gia vào năm 1299 đã lên tu ở núi Yên Tử (Quảng Ninh) và tại đây đã lập ra Thiền phái Trúc Lâm, thống nhất được các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ Giáo hội Phật giáo thời Trần về một mối. Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm là nhà sư Pháp Loa, tổ thứ ba là nhà sư Huyền Quang. Sau này còn xuất hiện một số Thiền phái khác (như phái Tào Động, phái Liên Tông, phái Lâm Tế, phái Liễu Quán,...) nhưng nhìn chung phạm vi ảnh hưởng không lớn.
Tịnh Độ tông là phái chủ trương dựa vào sức mạnh siêu nhiên của Phật Adiđà để giúp đỡ những người bình thường giác ngộ. Tịnh độ tông gợi mở cho tín đồ về một Niết bàn cụ thể - đó là nước Tây phương cực lạc. Tịnh độ tông cho rằng chỉ cần niệm tên Phật Adiđà thường xuyên là có thể đến Tây phương cực lạc. Có thể nói, tịnh độ tông là con đường đơn giản nhất để đến Niết bàn. Vì vậy nó có ảnh hưởng rộng trong tầng lớp bình dân.
Mật tông là phái chủ trương dùng những phép tu huyền bí như dùng linh phù, mật chú, ấn quyết... để mau chóng đạt đến giác ngộ và giải thoát. Tương truyền, Mật tông do Phật Đại Nhật (Mahavatnocama) chủ xướng với hai bộ kinh cơ bản là Đại Nhật và Kinh Kim cương, vào Việt Nam và nhanh chóng hoà vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, dùng pháp thuật yểm bùa, trị tà ma và chữa bệnh.
Cần chú ý: các tông phái Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông của Phật giáo Trung Quốc khi truyền vào Việt Nam đã không còn tồn tại với tư cách ba tông phái độc lập. Khi vào Việt Nam chỉ còn Thiền tông được tồn tại với tư cách một dòng phái độc lập, còn Tịnh độ tông và Mật tông đã trở thành những yếu tố hoà lẫn vào Thiền tông. Giáo sư Hà Văn Tấn đã nhận xét về tình hình trên như sau: "Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, trước sau chỉ có các phái Thiền tông là tồn tại với tư cách là các phái độc lập... Tịnh Độ tông và Mật tông ở Việt Nam không hề trở thành các tông phái riêng biệt, độc lập với Thiền tông mà chỉ là các yếu tố được Thiền tông tiếp nhận." [43-84, 85]. Có thể thấy rõ là: Từ Trung Quốc truyền vào Việt Nam, Phật giáo đã có sự biến đổi cho phù hợp vói đặc điểm cư dân người Việt chứ không phải là người Việt tiếp nhận nguyên vẹn, giản đơn các tông phái đạo Phật của Trung Quốc. Vì vậy ở nước ta, Phật giáo khi được xét là một thực thể tôn giáo thì ba yếu tố này lại gắn chặt với nhau.
Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã có mối liên hệ qua lại mật thiết với tư tưởng Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Vì vậy, một mặt Phật giáo có những đóng góp vào văn hóa Việt Nam và mặt khác chính văn hóa Việt Nam làm biến đổi Phật giáo, làm cho Phật giáo Việt Nam có những đặc trưng riêng khác với Phật giáo ở các nước khác trên thế giới. Điều đó được thể hiện rõ nét trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, do đặc điểm đa số cư dân Việt Nam là cư dân trồng lúa nước với tín
ngưỡng bản địa là đa thần giáo nên khi Phật giáo với thuyết nhân quả, luân hồi, nghiệp báo thâm nhập vào Việt Nam thì nó đã gặp gỡ với thế giới quan và nhân sinh quan người dân bản địa. Vì vậy đối với người dân Việt, đạo Phật không chỉ là một triết thuyết mà quan trọng hơn đó là một cuộc sống thiện, sống có đạo đức, trung thực, nhân ái, bao dung. đạo Phật ở Việt Nam được đông đảo quần chúng lao động ngheo khổ tiếp nhận. Giáo sư Trần Đình Hượu đã khái quát ở Việt Nam: "Nước Phật không chỉ dành cho
người xuất gia, càng không phải dành riêng cho người giàu sang, không phải quần chúng đến với Phật mà Phật đến với quần chúng... Kết quả của việc đó là người tu hành gắn với quần chúng nghèo khổ và nhà chùa gắn với làng xã" [41, 58].
Đạo Phật ở Việt Nam đã tiếp nhận hoà đồng với tín ngưỡng bản địa (thờ tổ tiên, thờ thành hoàng). Vì vậy, lối kiến trúc phổ biến trong các ngôi chùa là "Tiền Phật, hậu Thánh" với việc trong chùa thờ cả Phật cùng các vị anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyên phi ỷ Lan... Chính sự kết hợp này đã làm cho đạo Phật gần gũi hơn với mọi người dân, giúp cho đạo Phật thâm nhập vào quần chúng nhân dân, duy trì và phát triển theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Thứ hai, đạo Phật Việt Nam kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời. Tuy bản chất
của đạo Phật là xuất thế nhưng Phật giáo Việt Nam lại rất nhập thế. Ngay ở giai đoạn đầu của Phật giáo Việt Nam thì giới tu hành cũng là giới trí thức, họ không chỉ hoạt động truyền bá Phật giáo mà còn dạy học và chữa bệnh, nhiều nhà sư đã từng tham chính hoặc làm cố vấn cho các nhà vua về các vấn đề đại sự quốc gia. Tiêu biểu như nhà sư Ngô Chân Lưu được Đinh Tiên Hoàng cử làm Tăng thống năm 971 và ban hiệu là Khuông Việt đại sư; nhà sư Đỗ Pháp Thuận (mất năm 990) là cố vấn cho vua Lê Đại Hành; Nhà sư Vạn Hạnh, Đa Bảo, Viên Thông... cố vấn cho các vua triều Lý... [29, 140-161]. Thời Lý Trần có khá nhiều thiền sư thuộc dòng thiền Thảo Đường là các vua quan đương nhiệm. Với truyền thống gắn đạo với đời, Phật giáo luôn theo sát với lịch sử dân tộc. Thái độ đạo "cứu đời", đạo gần đời khiến đạo Phật đi vào đời sống người Việt Nam dễ dàng hơn. Nhất là những giai đoạn các vị cao tăng đã tham gia trực tiếp vào công việc chính sự của đời sống dân tộc thì dấu ấn của đạo Phật trong văn hoá dân tộc được ghi lại rất đậm nét và được lịch sử người Việt Nam rất tôn trọng.
Thứ ba, Phật giáo Việt Nam rất tôn trọng phụ nữ. Nguyên gốc vị Phật ấn Độ vốn
là vị Phật đàn ông, vậy mà Phật giáo Việt Nam có cả Phật ông và Phật bà. Bên cạnh Đức Phật còn có Phật bà Quan Âm (tương truyền Nguyên phi ỷ Lan được nhân dân tôn xưng là Phật bà quan âm), Phật Mẫu (nàng Man nương)... [41, 152]. Ngoài ra, có rất nhiều ngôi chùa mang tên phụ nữ như chùa Dâu, chùa Bà Đá, chùa Bà Tướng, chùa Bà Đanh...
Trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng làng xã nếu đình là địa phận của giới đàn ông thì chùa là nơi phụ nữ chiếm ưu thế.
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, Thăng Long - Hà Nội sớm nổi lên là một đô thị hàng đầu của nước ta từ những thế kỷ đầu sau công nguyên. Cho đến nay, Hà Nội đã có gần một ngàn năm lịch sử văn hiến, với tư cách là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của dân tộc ta. Với đặc điểm là các thị dân gắn bó mật thiết với làng quê của mình nên Hà Nội là mảnh đất tốt cho giáo lý Phật giáo thâm nhập. Vì vậy, ngay từ buổi đầu khi đạo Phật du nhập, Thăng Long - Hà Nội nhanh chóng trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng. Theo giáo sư Hà Văn Tấn: Thế kỷ VI, chùa Khai Quốc (chùa Trấn Quốc ở Hà Nội ngày nay) được xây dựng; thế kỷ IX (năm 820) dòng Thiền Vô Ngôn Thông được thành lập ở Chùa Kiến Sơ (Phù Đổng- Gia Lâm ngày nay); thế kỷ X Đại La thành (Hà Nội ngày nay) là một trung tâm truyền thụ Phật giáo. Đặc biệt Thiền phái Thảo Đường được xây dựng tại Thăng Long vào thế kỷ XI. Nơi đây cũng xuất hiện nhiều vị cao tăng nổi tiếng như: Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Trần Nhân Tông,Tuệ Trung Thượng Sĩ,... [29, 128-129].
Phật giáo ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng đã đạt đến đỉnh cao vào thời đại Lý - Trần (XI - XIV), tạo nên những nét riêng biệt đặc trưng cho Phật giáo Việt Nam. Trong quan niệm về con người, các Thiền sư đời Trần cho rằng sắc thân con người do niệm khởi, duyên hội, ngũ uẩn hợp thành. Thân của con người do cha mẹ sinh ra, do tứ đại, ngũ uẩn hợp thành, là cái thân có trong cuộc đời nhưng lại là ảo, không phải là thực (vô ngã). Con người chịu sự chi phối của các quy luật biến diệt (vô thường) nên cuộc đời con người chỉ là thoáng qua như mây trôi, nước chảy, mong manh tạm bợ giống như hơi thở nơi mũi. Mọi công danh phú quý chỉ là một giấc mộng. Các ông cho rằng cuộc đời con người là khổ. Nguyên nhân sâu xa gây ra khổ chính là vô minh, nhận thức bị mê mờ sinh ra vọng niệm - con người cho rằng thế giới vô thường là thực tại chấp có cái Ta... Vọng niệm là nguyên nhân gây ra phiền não, gây ra mọi nghiệp nhân tạo thành quả khổ sinh tử. Vì vậy, muốn diệt khổ, trước hết phải không tạo nghiệp nhân, tức phải diệt trừ vô minh, diệt được ngã tưởng, từ đó, nhận chân được thế giới vô thường vô ngã, từ đó cất được xiềng xích của luân hồi, thoát khỏi khổ não trong bể sinh tử, tới chốn Niết
bàn giải thoát. Con đường giải thoát do các Thiền sư đời Trần đưa ra, đó là sự kết hợp
giữa phép đốn ngộ và tiệm ngộ. Con đường tiệm ngộ được thực hiện qua quá trình tu tập
Tam học và Bát chính đạo. Đốn ngộ được thực hiện không phải qua con đường ngôn ngữ văn tự hay suy luận tư biện mà bằng trực giác "tâm truyền tâm". Phương pháp thoát khổ của họ mang nặng tính chất tâm lý. Họ không hướng vào hiện thực để cải tạo hiện thực, chỉ chú trọng đến việc cải tạo cái tâm để đạt đến giải thoát. Đó là quan điểm hoàn toàn duy tâm. Thiền tông thời Trần là Thiền hướng nội, biện tâm và phá chấp. Khuynh hướng đó làm cho Phật giáo ở nước ta thời kỳ này gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của dân tộc. Người tín đồ không bị bó mình trong đời sống đạo mà đã tham gia tích cực vào sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Phật giáo đời Trần mang một luồng sinh khí mới, đó là đạo gắn bó với đời. Phật giáo thời kỳ này đã vạch ra một con đường mới đi đến giác ngộ hoàn toàn khác với Phật giáo ấn Độ, Trung quốc. Đó là con đường đi đến giác ngộ bằng cứu nhân độ thế. Trên con đường này, tâm con người ngày càng khai mở trùm thiên hạ, muôn loài, vạn pháp, tức là đạt đến tâm Phật. Đó chính là khuynh, hướng nhập thế tích cực làm cho Phật giáo thời kỳ này không bị bi quan yếm thế.
Sau thời kỳ phát triển đạt đến đỉnh cao trên, từ thế kỷ XV đến trước Cách mạng tháng 8/1945,với những biến động của lịch sử dân tộc, Phật giáo Thăng Long - Hà Nội cũng có những bước thăng trầm, có lúc được chấn hưng, có lúc bị suy thoái nhưng nó không đạt được đỉnh cao như trong thời kỳ Lý - Trần. Tuy vậy, Hà Nội vẫn là một trung tâm Phật giáo lớn, là đầu não của Phật giáo Việt Nam.
Từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến 1975, Phật giáo ở Hà Nội tham gia tích cực vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cùng với dân tộc. Năm 1958, Hội Phật giáo thống nhất ra đời. Phật giáo Hà Nội vẫn luôn đi đầu trong phong trào Phật giáo cả nước.
Trong gia đoạn 1975-1985, đất nước đứng trước những khó khăn và thử thách của lịch sử. Khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân khó khăn. Người dân dành nhiều thời gian để kiếm sống nên đời sống đạo có phần bị người dân sao nhãng, ít được chú ý.
Từ những năm 1986, đất nước bước vào công cuộc đổi mới. Sau hơn mười năm đổi mới, đất nước ta có những biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế xã - hội. Nền kinh
tế chuyển từ chế độ kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước nên có sự tăng trưởng nhanh và khá ổn định. Mỗi người dân dường như được giải tỏa và giải phóng, đang đứng trước những vận hội mới cũng như thách thức mới.
Là Thủ đô, Hà Nội luôn xứng đáng là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước. Hà Nội là một trong hai trọng điểm kinh tế của cả nước có tốc độ