Giải pháp của PJICO trong việc thực hiện nghiệp vụ bảohiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao tính bắt buộc trong nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO docx (Trang 62 - 64)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN BẮT BUỘC BHTN DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA CỦA MỘT SỐ CÔNG TY TẠI HỘI THẢO

4. Giải pháp của PJICO trong việc thực hiện nghiệp vụ bảohiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.

bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.

Ở phần trước chúng ta ta đã đề cập rất nhiều tới công ty cổ phần Bảo hiểm PJICO là công ty mới thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1995, PJICO là công ty cổ phần đầu tiên thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Mới thành lập nhưng công ty triển khai nhiều nghiệp vụ (21 nghiệp vụ), trong đó có triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, mặc dù chưa phải là nghiệp vụ mạnh nhưng nghiệp vụ này đóng góp một phần không nhỏ trong doanh thu, cũng như hoạt động chung toàn thể công ty.

Trả lời công văn số 32/2000/HHBH, Hiệp hội bảo hiểm bàn về tình hình thực hiện Nghị định 115/1997/NĐ-CP, do có những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định và cần tăng tính bắt buộc hơn trong nghiệp vụ này, PJICO đã có những giải pháp sau:

- Các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra và có biệnpháp thích hợp để yêu cầu chủ xe tham gia bảo hiểm. Có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp bảo hiểm để triển khai công tác tuyên truyền bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.

- Đề nghị các cơ quan công an, toà án khi tiến hành hoà giải giữa chủ xe với người thiệt hại càn yêu cầu bên bị thiệt hại đưa ra các căn cứ xác đáng chứng minh tính thiệt hại của họ và c ần xác định được tỷ lệ lỗi của các bên.

- Bộ tài chính cần nghiên cứu giải thích rõ hơn một số khái niệm trong quy tắc bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới như:Khái niệm chủ xe cơ giới trong nghị định 115 và bổ sung biểu phí nhằm có được quy định chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai công tác bảo hiểm càng sớm càng tốt. Thông thường để tránh sự kiểm tra, kiểm soát của Công ty, cơ quan chuyên môn, nhiều chủ xe chỉ mua bảo hiểm TNDS với thời hạn ba tháng. Chính vì

vậy các Công ty bảo hiểm đều thấy việc quản lý các hợp đồng loại này rất phức tạp và tốn kém và muốn thống nhất chỉ nên cấp bảo hiểm với thời hạn từ một năm trở lên, đề nghị các Công ty trong hiệp hội bảo hiểm nên có sự thống nhất chung.

- Trong trường hợp xe tham gia bảo hiểm gây tai nạn với xe thứ ba khi cũng cùng lưu hành trên đường, theo biên bản giải quyết tai nạn giao thông của cẩnh sát giao thông thì xe tham gia bảo hiểm có lỗi hoàn toàn, nhưng thực tế xe thứ ba lại không có giấy phép kiểm định an toàn kỹ thuật và người điều khiển không có giấy phép lưu hành, trường hợp này Công ty bảo hiểm có phải bồi thường trách nhiệm dân sự 100% thiệt hại cho thứ ba hay không? Vấn đề này Bộ tài chính cùng hiệp hội bảo hiểm cần phải có biện pháp giải quyết cụ thể càng.

* Đánh giá giải pháp của PJICO:

PJICO cũng như các Công ty bảo hiểm khác trong hiệp hội là cần tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm các chủ xe cơ giới. Có đề cập đến việc kết hợp với các bộ, ngành, cơ quan công an (cảnh sát giao thông) để xử phạt và kiểm soát quá trình lưu hành xe trong giao thông. Nhưng trong giải pháp của PJICO thì không thể tránh khỏi có biện pháp quá khó khăn để có thể thực hiện. Ví dụ giải pháp “Các cơ quan công an, Toà án khi tiến hành hoà giải giữa chủ xe với người bị thiệt hại đưa ra các căn cứ xác đáng chứng minh thiệt hại của họ và cần xác định được tỷ lệ lỗi của các bên”. Giải pháp này quả là khó thực hiện vì người bị nạn luôn tìm mọi cách để bảo vệ phần đúng về mình, hơn nữa thường theo phong tục người Việt Nam khi họ bị tại nạn do mình gây ra (có thể là chết) nguyên nhân nếu thuộc về người bị nạn thì người gây ra đều phải bồi thường theo thương lượng. Mặt khác khi xảy ra tai nạn thì công an, giám định viên cũng không thê có mặt ngay lúc đó được (tận mắt không nhìn thấy). Nên mọi xác minh vấn đề tai nạn (nguyên nhân, mức tổn thất...) chỉ là tương đối. Vậy ngoài công an, toà án ra thì giám định viên Công ty của người gây tai nạn

tham gia bảo hiểm phải sáng suốt tìm ra nguyên nhân, đánh giá đúng mức tổn thất theo khả năng hiểu biết và trình độ nghiệp vụ, thu thập, thụ lý hồ sơ công an làm bằng chứng xác minh. Khi xảy ra tai nạn nếu có mặt được của giám định viên thì quá tốt.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số kiến nghị về giải pháp nhằm nâng cao tính bắt buộc trong nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty cổ phần bảo hiểm PJICO docx (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)