Hạn chế một số rủi ro trong quá trình thanh toán

Một phần của tài liệu m_t_s_bi_n_ph_p_nh_m_ho_n_thi_n_ho_t_ng_thanh_to_n_trong_kinh_doanh_t_i_cty_xnk_m_y_h_n_i (Trang 76 - 78)

II. một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán tại trong kinh doanh tại công ty xnk

4. Hạn chế một số rủi ro trong quá trình thanh toán

Rủi ro trong quá trình thanh toán mà doanh nghiệp gặp phải là nợ quá hạn khách hàng không trả đợc và bị ngân hàng phong tỏa tài khoản.

Đầu tiên là xét nợ quá hạn, đây là thống kê nợ quá hạn trong 3 năm qua:

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

1.Phải thu từ KH 2.316.302.777 2.604.609.658 3.839.349.928

2.Trả trớc cho NB 0 0 150.000.000

3. Phải thu khác 0 0 61.112.355

Nh vậy là hai năm đầu, nợ quá hạn chỉ xấp xỉ 2 tỉ đồng nhng sang năm 2003 nợ quá hạn tăng lên nhiều, ngoài khoản phải thu từ khách hàng còn có trả

trớc cho ngời bán và phải thu khác. Để có thể hạn chế đợc tình hình trên, theo em doanh nghiệp nên thực hiện chặt chẽ tiêu chuẩn đánh giá khách hàng.

Đầu tiên phải xem xét đến khả năng thanh toán của khách hàng một cách tỉ mỉ, dù là khách hàng quen biết cũng phải nghiên cứu kỹ, nếu thấy rằng khả năng thanh toán không tốt thì giảm số lợng thanh toán chậm. Ngoài ra với doanh nghiệp nh vậy nên chia các khoản thanh toán làm nhiều lần, thời gian t- ơng đối gần nhau, mỗi đợt trả một lợng nhỏ thì đối tác sẽ dễ dàng xoay sở.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải xem đến tài sản đảm bảo thanh toán của khách hàng, tốt nhất la với những khách hàng khả năng thanh toán không tốt phải có tài sản đảm bảo, nếu không thì phải có hình thức thanh toán phù hợp. Khi chọn tài sản đảm bảo cũng phải chú ý tài sản đó có bị hao mòn nhiều không? Bảo quản có khó khăn, tốn kém không? Giá trị có thay đổi theo thời gian nhiều không? để có khi không thể thanh toán đợc thì cũng dùng tài sản đó thay cho các khoản nợ.

Cuối cùng khi đã có nợ quá hạn nhiều nh vậy thì phải tìm cách đòi lại. Theo em cách tốt nhất là phải đa khách hàng đó vào sổ theo dõi, nghiên cứu hoạt động thanh toán của khách hàng cả về luồng tiền vào và ra khỏi doanh nghiệp, để ngay khi có tiền vào thì phải buộc thanh toán ngay. Nếu không trong hợp đồng giao dịch phải quy định rõ ràng lãi phạt cho nợ quá hạn, ngoài ra nếu thanh toán sớm hơn thời hạn thì đợc hởng chiết khấu. Làm nh thế sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán vì có khi mặc dù có tiền trong tài khoản nhng khách hàng muốn sử dụng vốn nhiều thời gian hơn nên đã cố tình trì hoãn thanh toán. Do vậy phải có biện pháp xử lý với từng khách hàng cụ thể.

Hơn nữa, năm nay doanh nghiệp sẽ tiến hàng chuẩn bị cổ phần hóa doanh nghiệp, nếu không xử lý các khoản nợ quá hạn, khó đòi này thì không thể làm trong sạch, lành mạnh hóa tình hình tài chính đợc, vậy thì sẽ ảnh hởng đến quá trình cổ phần hóa và giá cả cổ phiếu bán ra.

Thứ hai là về tài khoản phong tỏa:

Doanh nghiệp phải hạn chế giá trị phong tỏa của ngân hàng. Tài khoản phong tỏa đợc hiểu là việc khi doanh nghiệp đang còn nợ ngân hàng đến hạn thanh toán mà vẫn cha có tiền để trả, nh vậy món nợ đó sẽ đợc đa vào nợ quá hạn của ngân hàng, khi đó có khoản giá trị ngời mua hàng thanh toán cho doanh nghiệp đợc chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng thì ngân hàng sẽ từ động chuyển khoản thanh toán đó từ tài khoản tiền gửi sang trả nợ cho các món vay. Nh vậy tức là phong tỏa tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp.

Nếu giá trị tài khoản phong tỏa này càng nhiều chứng tỏ nợ quá hạn của doanh nghiệp ở ngân hàng càng nhiều. Do vậy cần hạn chế khoản này vì nó liên quan đến uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng, còn ảnh hởng đến tình hình thanh toán và khả năng tận dụng đợc các dịch vụ tín dụng của ngân hàng sau này.

Một khi đã có món vay thì doanh nghiệp phải có kế hoạch thanh toán cụ thể và chấp hành tuyệt đối kế hoạch đó. Nếu không thì có thể vay món mới để thanh toán cho món cũ hay do quan hệ với nhiều ngân hàng nên vay của ngân hàng này trả cho ngân hàng kia. Tóm lại là phải nghiêu cứu cách thức thanh toán nợ khi đến hạn. Vì nếu trì hoãn hoặc làm mất uy tín với ngân hàng the sẽ rất khó khăn nên doanh nghiệp cần xem xét thận trọng về vấn đề này.

Một phần của tài liệu m_t_s_bi_n_ph_p_nh_m_ho_n_thi_n_ho_t_ng_thanh_to_n_trong_kinh_doanh_t_i_cty_xnk_m_y_h_n_i (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w