Phạm vi và nguyên tắc tính GTSX, GTTT và CPTG

Một phần của tài liệu Xác định các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay (Trang 36 - 37)

III. Phạm vi nguyên tắc tính, khái niệm và nội dung GTSX, GTTT và

1. Phạm vi và nguyên tắc tính GTSX, GTTT và CPTG

1.1. Phạm vi ngành xây dựng.

Theo phân ngành kinh tế quốc dân thì ngành xây dựng bao gồm các hoạt động sau:

(1). Công tác chuẩn bị mặt bằng;

(2). Công tác xây dựng (xây dựng và hoàn thiện công trình);

(3). Công tác lắp (lắp đặt thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ);

Các hoạt động (1) đến (3) bao gồm cả xây mới, cải tạo (nâng cấp và mở rộng) và khôi phục các đối tợng xây dựng (công trình xây dựng, HMCT).

(4). Sửa chữa lớn nhà cửa vật kiến trúc.

(5). Cho thuê máy móc, thiết bị thi công có ngời điều khiển đi kèm;

Tuy nhiên cùng với những hoạt động kể trên, những hoạt động sau: t vấn đầu t và xây dựng, làm tổng thầu chia thầu cho các đơn vị đơn vị xây lắp khác, khảo sát thiết kế, qui hoạch chi tiết xây dựng công trình lại luôn gắn liền với đối tợng xây dựng. Do vậy các hoạt động này thờng luôn nằm cùng trong một dây chuyền sản xuất, có thể do cùng một đơn vị thực hiện, và các khoản chi phí của chúng thờng đợc tính chung vào tổng mức vốn đầu t. Chính vì thế trong thực tế ngành xây dựng còn đợc qui định bao gồm:

(6). Làm tổng thầu chia thầu cho các đơn vị xây lắp khác;

(7). Khảo sát thiết kế, qui hoạch xây dựng chi tiết trực tiếp cho công trình xây dựng;

(8). Hoạt động t vấn đầu t và xây dựng.

Bên cạnh đó các hoạt động khác của doanh nghiệp không hạch toán riêng biệt đợc cũng đợc xếp vào ngành xây dựng, gồm:

(10). Hoạt động sản xuất kinh doanh phụ không hạch toán riêng biệt đợc

Đên đây để thuận tiện cho việc tính toán giá trị sản xuất ngành xây dựng, chúng ta phân ngành xây dựng ra thành hai ngành phụ nh sau:

- Ngành xây lắp: gồm các Hoạt động từ (1) đến (5), (9) và/hoặc (10)

- Ngành khảo sát thiết kế - Qui hoạch xây dựng: gồm các hoạt động từ (6) đến (8) và hoặc (10)

1.2. Những nguyên tắc cơ bản để tính Giá trị sản xuất, Chi phí trung gian và Giá trị tăng thêm của ngành xây dựng.

a. Tính toàn bộ giá trị thực tế đã thực hiện trong năm của các đơn vị xây dựng, lắp đặt thiết bị và sửa chữa lớn thuộc tất cả các ngành và thành phần kinh tế thờng trú trên lãnh thổ nhận thầu và tự làm.

b. Không tính giá trị các thiết bị, máy móc đợc đa và lắp đặt trong các công trình để tránh tính trùng trong Giá trị sản xuất và Chi phí trung gian( vì nó đã đợc tính ở ngành công nghiệp).

c. Đối với xây dựng cơ bản tự làm của các hộ dân c phải tính cả nguyên, vật liệu phải mua hoặc không phải mua theo giá thị trờng ở thời điểm xây dựng, tính cả giá trị công lao động của các thành viên, ngời thân trong gia đình thực hiện và công lao động phải thuê mớn tạm thời dùng vào hoạt động xây dựng.

d. Không tính vào giá trị sản xuất những công trình xây dựng bỏ dở. e. Chỉ tiêu Giá trị sản xuất, Chi phí trung gian và Giá trị tăng thêm ngành xây dựng đợc tính đồng thời theo 2 loại giá: Giá thực tế và giá so sánh năm gốc.

Một phần của tài liệu Xác định các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay (Trang 36 - 37)