Loại tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Đào tạo lập kế hoạch kinh doanh dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 47 - 51)

5. Nội dung thẩm định tín dụng của ngân hàng

5.6. Loại tài sản đảm bảo

Bất cứ tài sản hay quyền đối với tài sản nào đều có thểđược xem xét làm tài sản đảm bảo cho khoản vay, nhưng sự chấp thuận của ngân hàng phụ thuộc vào những yếu tố sau:

• Có xác định được giá trị thị trường của tài sản không?

• Giá trị của tài sản có ổn đinh không? – Giá trị của tài sản sẽ tăng, giảm hay giao động?

• Có thể chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản một cách hợp pháp không? – Tài sản có thể chấp được không?

• Việc thực hiện thế chấp tài sản có khó khăn hay tốn kém không? – Có cần phải kiểm soát trạng thái vật chất của tài sản đểđảm bảo tính hiệu lực của thế chấp không?

• Trong trường hợp bảo lãnh, người bảo lãnh có chắc chắn sẵn sàng thanh toán không?

Những yếu tố sau cần phải được cân nhắc trong quá trình xem xét giá trị của các chứng khoán cầm cố:

• Giá trị của công cụ tài chính (cầm cố)

• Giá trị của tài sản cơ sở (nhà máy, máy móc, nhà ở v.v..)

• Phương tiện thu hồi nợ vay từ góc độ pháp lý (có những hạn chế và chi phí nàỏ) Việc thực hiện bảo đảm tín dụng nhằm thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ, giúp NH có nguồn thu nợ thứ hai khi người vay không thực hiện trả nợ theo quy định. Tuy nhiên để có thể sử dụng được nguồn thu nợ thứ hai trong những trường hợp cần thiết đòi hỏi NH phải thực hiện các hình thức bảo đảm một cách đầy đủ theo quy định của luật và đánh giá các điều kiện bảo đảm phù hợp với từng hình thức bảo đảm như sau:

Trường hợp bảo đảm bằng tài sản: Ngân hàng thẩm định các điều kiện của tài sản bảo đảm trên các khía cạnh: (i) quyền sở hữu hợp pháp của người vay đối với tài sản đảm bảo: Thông qua giấy tờ về quyền sở hữu, trích lục bản đồ (đối với bất động sản); (ii) được phép giao dịch và không có tranh chấp; (iii) được mua bảo hiểm đối với những tài sản NN quy định phải mua bảo hiểm; (iv) xem xét đánh giá tính thị trường của tài sản; (v) đánh giá giá trị tài sản (giá trị theo khung giá nhà nước, theo sổ sách kế toán và theo giá thị trường) và xu thế biến động giá trị tài sản.

Trường hợp bảo lãnh: Đánh giá điều kiện đối với bên bảo lãnh trên các khía cạnh: (i) uy tín của bên bảo lãnh; (ii) năng lực pháp lý; (iii) khả năng tài chính; (iv) tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh.

Xem xét lựa chọn các hình thức bảo lãnh phù hợp và điều kiện khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Ngân hàng có quyền lựa chọn và quyết định về việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, song trong quá trình sử dụng vốn vay, ngân hàng phát hiện khách hàng vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng vay thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồi nợ trước

Bảng tóm tắt kiểm tra thực tế tài sản đảm bảo tiền vay

Loại tài sản bảo đảm Các yếu tố cần kiểm tra

1. Giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, thẻ tiết kiệm,…)

Quyền chủ sở hữu, nguồn gốc phát hành, ngày phát hành, thời hạn thanh toán, lãi suất áp dụng.

2. Kim khí quý, đá quý,…vv Nguồn gốc, khối lượng, tỷ trọng, giá trị. 3. Bất động sản (nhà cửa, vật kiến

trúc,… gắn liền với đất).

ạ Nội dung thẩm định: nguồn gốc, giấy tờ về quyền sở hữu, sử dụng, trích lục bản đồ, hình thức chuyển nhượng, giá trị theo khung giá nhà nước, giá trị theo thị trường, lợi thế thương mại, quy hoạch xây dựng, khả năng bán, thanh lý,…vv.

b. Hình thức thế chấp, chuyển nhượng: định giá, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, bàn giao, chuyển nhượng.

4. Động sản (hàng hóa, phương tiện vận chuyển,…)

ạ Nội dung thẩm định: nguồn gốc, giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng; số lượng, chủng loại, tính năng kỹ thuật; giá trị theo sổ sách kế toán; giá trị theo thị trường; rủi ro trên đường; khả năng bảo quản, cất giữ; khả năng bán, thanh lý

b. Hình thức cầm cố, chuyển nhượng: định giá, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, bàn giao, chuyển nhượng.

5. Các quyền (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức, quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, thế chấp,…)

Xác định phạm vi quyền, đối tượng được hưởng quyền, đối tượng thực hiện nghĩa vụ, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ, giá trị của quyền khi thực hiện.

6. Bảo lãnh của bên thứ ba Phạm vi, đối tượng, nội dung, mức độ, thời hạn bảo lãnh; năng lực, uy tín của bên bảo lãnh; năng lực tài chính của bên bảo lãnh; mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh; điều kiện khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh.

Loại tài sản bảo đảm Các yếu tố cần kiểm tra

vốn vay thể dùng tài sản loại này làm bảo đảm; tính toán và kiểm tra lại giá trịước định trong tương lai của tài sản này; rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới giá trị tài sản.

8. Bảo đảm khác theo quy định của pháp luật

Tính pháp lý về việc có thể dùng tài sản loại này làm bảo đảm; tính toán và kiểm tra lại giá trị thị trường tài sản này; rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới giá trị của tài sản; thủ tục bàn giao tài sản.

6. Một số bộ hồ sơ vay vốn tham khảo và những lưu ý trong cách trình bày kế

hoạch kinh doanh một cách thuyết phục

Phụ lục 2 cung cấp các biểu mẫu hồ sơ vay vốn để doanh nghiệp tham khảọ

Giảng viên tóm tắt các điểm cần nhấn mạnh đã trình bày trong các phần trước và lưu ý học viên về cách trình bày kế hoạch kinh doanh một cách thuyết phục.

Một phần của tài liệu Đào tạo lập kế hoạch kinh doanh dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)