Tương phản đối lập

Một phần của tài liệu Đặc điểm về việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí (trên trang mạng văn hóa – xã hội, báo Yên Bái) (Trang 86 - 95)

III. Quan hệ logic – sự vật 1 Nhân quả

2.Tương phản đối lập

2.1. Phép nối lỏng

Thực ra giữa tương phản và đối lập là hai quan hệ cũng gần giống như nhau, nhưng theo quan điểm của Trần Ngọc Thêm [11] tác giả đã chia ra làm hai khía cạnh:

2.1.1. Tương phản

Đây là quan hệ chỉ sự đối lập giữa các sự kiện hành động...giữa các phát ngôn. Đặc trưng của loại quan hệ này là mỗi câu tồn tại như một vế đối lập trong quan hệ với câu kia . Và quan hệ đối lập ấy được xác định thông qua quan hệ ngữ nghĩa giữa các cặp từ có ý nghĩa đối nhau.

Người ta rất dễ bắt gặp một số từ chỉ quan hệ tương phản này như là :Tuy nhiên, tuy vậy, mặc dù vậy,mặc dù, mặt khác, lẽ ra..

+ Tuy nhiên: Từ biểu thị điều sắp nêu ra là một nhận xét có phần nào trái

với điều nhận xét đã được nêu ra trước đó, nhưng vẫn cần phải nêu để bổ sung. Ví dụ 189 : “ Cách đây khá lâu, trong những thời khắc u ám nhất của bóng đá nước nhà, chúng ta vẫn đặt niềm tin vào một cuộc tái thiết dựa trên nền bóng đá trẻ, và có vẻ như màn trình diễn của U17 cho thấy niềm tin này đang rất đúng hướng. Tuy nhiên, sẽ thật nguy hiểm nếu như chúng ta quá vội vã tung hô những cầu thủ quá trẻ, những người còn phải học hỏi, hoàn thiện rất nhiều về

nhân cách và sự nghiệp.”

(Từ U17 đến U23 : Tuy ngay đây nhưng vẫn xa xôi _ Báo Yên Bái, số 1769 ra ngày 21 – 6- 2006 )

Ví dụ 190 : “ Chị cho biết, lựa chọn kinh doanh hàng thổ cẩm là bởi đây là thứ hàng chị rất thích và trân trọng và cũng vì do chính tổ tiên của người Thái chị để lại. Doanh số bán hàng tại quầy cảu chị Pầng mỗi tháng đạt từ 30-40 triệu đồng. Tuy nhiên, tôi nhận ra trong quầy hàng của chị , tỷ lệ thổ cảm dệt theo lối truyền thống chiếm rất ít mà chủ yếu là hàng thổ cẩm dệt bằng máy công nghiệp, hàng vải in sáp ong của người Mông, len, sợi...”

(Đi chợ Mường Lò hiểu thêm nghề thổ cẩm _ Báo Yên bái, số 1799 ra ngày 30 – 10- 2006 )

+ Tuy vậy : Là tổ hợp biểu thị điều sắp nêu ra trái với những gì đã nói đến

trong những câu trước đó, và làm cho người đọc có thể nghĩ.

Ví dụ 191: “ Chợ Mường lò được xây dựng khá đẹp giữa trung tâm thị xã Nghĩa Lộ và có rất nhiều hàng hoá, nhất là hàng lâm thổ sản như : mật ong, dược liệu, măng khô, nấm hương, thịt trâu khô, gạo nếp Tú lệ...Tuy vậy, với hơn chục hàng kinh doanh thổ cẩm của người Thái ở Mường lò đã tạo nên nét đặc sắc cho không gian chợ và là một nét chủ thể cho nét đặc sắc một chợ văn hoá như chính cái tên “ Chợ văn hoá Mường Lò”.

( Đi chợ Mường Lò hiểu thêm nghề thổ cẩm _ Báo Yên bái, số 1799 ra ngày 30 – 10- 2006 )

+ Mặc dù : Là từ biểu thị quan hệ trái ngược giữa sự việc với điều kiện,

nhưng nó nhấn mạnh rằng: dù sao thì sự việc vẫn diễn ra.

Ví dụ 192 : “ Tuy nhiên, ông Phượng cũng cho biết , hai nhà văn hoá đang dự kiến xây dựng trong năm nay chưa được người dân đồng ý về vị trí mặt bằng xây dựng. Mặc dù, những tiêu chí về lựa chọn mặt bằng không khắt khe lắm , chỉ cần tương đối ở vị trí trung tâm, không vi phạm quy hoạch tổng thể và diện tích trên một trăm mét vuông là được nhưng khó khăn này không chỉ riêng ở phường Yên Thịnh mà phường Yên Ninh cũng tương tự.”

cư ? báo Yên bái, số 1762 ra ngày 4 – 8 – 2006

Ví dụ 193 : “ Ở Việt Nam, lớp trẻ đầy tiềm năng này tuy chiếm gần một nửa số dân nhưng chưa khai thác đúng được.Mặc dù nền giáo dục đang phát triển với nhiều triển vọng và tỷ lệ chữ rất cao, nhưng kĩ năng của các bạn trẻ vẫn đang còn ở mức thấp.”

( Nhịp sống trẻ: Liên hợp quốc- giới trẻ hôm nay cần được hưởng sự quan tâm hàng đầu _ Báo Yên bái, số 1770 ra ngày 23 – 8- 2006 )

+ Mặc dù vậy : cũng giống như “ Mặc dù”

Ví dụ 194: “Do làm tốt công tác thi hành án phạt tù, thực hiện chế độ chính sách đối với phạm nhân nên thời gian qua Trại giam Hồng ca không có đơn thư khiếu nại, tố cáo nào của công dân. Chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng luôn luôn yên tâm tin tưởng vào sự quản lý, giáo dục của các cán bộ giám thị cũng như các mặt hoạt động phối hợp khác của các trại. Mặc dù

vậy, để giúp phạm nhân hết hạn tù trở về nơi cư trú tái hoà nhập được với cộng

đồng , đòi hỏi các cấp, các nghành, các tổ chức đoàn thể trong xã hội vào cuộc , cùng tham gia vào giáo dục, tổ chức nghành nghề, giúp đỡ cho phạm nhân trong và ngay sau khi ra trại.”

( Để không còn những người lầm lỗi tại cộng đồng _ Báo Yên Bái, số 1744 ra ngày 23 – 6 – 2006 )

+ Mặt khác: Là tổ hợp thường dùng ở đầu câu, nó biểu thị điều săp được

nói ra có ý nghĩa bổ sung ( hơi có ý tương phản ) về mặt nào đó cho những điều vừa nói đến ở trên.

Ví dụ 195 : “ Trong xã hội, ngoài các trung tâm cai nghiện thì việc giáo dục , giúp đỡ người nghiện tại gia đình , đoàn thể, cơ sở chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, các cơ quan chức năng đang phải đẩy mạnh công tác nắm bắt tình hình nhằm phát hiện , ngăn chặn kịp thời các hành vi, đối tượng phạm tội có liên quan tới ma tuý.”

( Khi những người nghiện phạm tội _ Báo Yên bái, số 1787 ra ngày 2 – 10- 2006 )

Dù như thế nào.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 196 : “ Được biết, do những khó khăn từ việc huy động đóng góp kinh phí của nhân dân nên thành phố Yên Bái đã linh hoạt đưa ra giải pháp các khu dân cư tự lựa chọn quy mô xây dựng, dựa trên sự thống nhất của những người dân trong cụm và thành phố sẽ cấp kinh phí theo tỷ lệ đã quy định. Dẫu

vậy, việc xây dựng nhà văn hoá cho các cụm dân cư vẫn chuă hết khó khăn, bởi

trong thời gian vừa qua thành phố đang gặp rất nhiều trở ngại trong việc thu ngân sách , dân thì chỉ biết kêu chính quyền chứ còn đóng góp thì vẫn còn nhiều khó khăn lắm.”

( Thành phố Yên Bái: bao giờ mới xây xong nhà văn hoá ở các khu dân cư ? báo Yên bái, số 1762 ra ngày 4 – 8 – 2006 )

+ Thế nhưng: Cũng giống như từ nối “ nhưng’, nó là từ nối mang quan

hệ nhân quả, phản ánh sự tương phản, đối lập giữa câu chứa nó với câu trước. Chúng ta rất dễ nhận thấy điều này ngay trong nội dung và từ ngữ mà nó biểu đạt.

Ví dụ 200: “ Chị Pằng rất mừng và hy vọng sẽ giúp con gái Thái Mường Lò khôi phục và phát huy được nghề này. Chị vào các xã, các bản có đông người Thái sinh sống để vận động họ làm và hứa sẽ tiêu thụ sản phẩm. Thế nhưng, không ít người đã tỏ thái độ không ủng hộ và viện đủ mọi lí do để từ chối, nào là không có khung củi, không có bông, không có sợi..”

( Đi chợ Mường Lò hiểu thêm nghề thổ cẩm _ Báo Yên bái, số 1799 ra ngày 30 – 10 – 2006 )

Với ví dụ trên ta có thể thấy, từ nối “ Thế nhưng” mang lại sự tương phản, đối lập giữa hai câu, thông qua ý nghĩa : “ Chị Pằng rất mừng và hy vọng..Chị

vào tận các bản làng để vận động và hứa sẽ tiêu thụ hộ” với ý trong câu sau là :

“ không ít người không ủng hộ và viện đủ lí do để từ chối.”

+ Còn : nó thể hiện sự đối lập giữa ý câu chứa nó với ý câu đứng trước

Ví dụ 201 : " Lớp tôi, toàn học sinh giỏi ở các trường thành phố nên trông bạn nào cũng rất tự tin. Còn tôi- học sinh giỏi trường làng, liệu có theo các bạn được không? "

( Cô bé trường làng _ Báo Yên Bái, số 1739 ra ngày 12 -6-2006 ).

Với ví dụ trên, nhờ có từ nối “ còn” mà chúng ta nhận ra hàm ý đối chiếu giữa ( trường thành phố – trường làng ), ( bạn – tôi ).

Đặc biêt, đối với từ nối “ còn”, chúng ta đã thấy nó có vai trò, vị trí, cương vị tương tự như từ nối “ và” , nó bổ sung ý nghĩa cho câu đứng trước nó và câu chứa nó. ( mà đã nêu ở phần trước).Nhưng ở đây, ta chỉ xét nó trong vai trò là một từ nối mang quan hệ tương phản mà thôi.

2.1.2. Đối lập

Bao gồm những từ nối sau đây: Trái lại, ngược lại, cứ..

+ Trái lại: Biểu thị điều nó vừa nêu ra có nội dung trái với điều vừa nói

đến hoặc trái với điều vừa phủ định.[15]

Ví dụ 202 : “ Điểm khác biệt nhất giữa thầy mo của người Thái với các dân tộc người khác là họ chia ra thành hai loại thầy mo khác hẳn nhau: có thầy mo thì chỉ phục vụ cho các nghi lễ cho người đang sống, nghi lễ cho mường, cho bản riêng và có những thầy mo chỉ chuyên phục vụ nghi lễ cho người chết mà thôi.Thầy mo là người luôn luôn bận rộn nhất vùng vì dân cư thường là rất đông đúc và người làm được những lễ này trong bản lại không hề nhiều một chút nào.

Trái lại, công việc của những thầy mo này lại khá phức tạp và đa dạng, nào là :

giúp đỡ nghi lễ cưới hỏi, làm nhà, cúng vía cho người ốm, cúng vía cho trẻ nhỏ khoẻ mạnh, cúng cầu múa, cúng mưa, cúng ma chay, ma bản, ma mường, ma người chết....”

( Thầy mo trong đời sống tinh thần của Người Thái xưa _ Báo Yên Bái, sô 1775 ra ngày 4 – 9 – 2006 )

+ Ngược lại : Là từ quan hệ mang ý nghĩa tổng kết, thực hiện chức năng

liên kết những câu có sự tương phản về nội dung.

Ví dụ 203: “Cạnh chị có Xuyến, có Ngoạn, có Huyền, Thái, Khánh...mỗi người ở cương vị và công việc khác nhau nhưng trái tim đều cháy lên ngọn lửa “

Lửa đỏ rực từ trái tim mình, những người không chịu sống nhục .Họ bám lấy

quê hương như cây rừng bám lấy đất.” Ngược lại , có những kẻ vì lẽ sống cá

nhân can tâm làm tay sai cho giặc tàn hạ bà con như tên Vận; hoặc vu hoạ mong có chút uy danh tham gia kháng chiến như Lân, tất cả đều chuốc lấy cái chết để người đời chê trách.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Đọc sách: ÂU Lâu bến lửa _ báo Yên Bái, số 1825 ra ngày 29 – 12 – 2006 )

2.2. Phép nối chặt

Bao gồm có: Nhưng; song.

+ Nhưng : Là một liên từ, nó có tác dụng nhấn mạnh, giải thích sự việc,

vấn đề mà câu trước đó nêu ra, mang đến cho người đọc hiểu đuợc mối quan hệ tương phản, đối lập giữa ý trong câu trước với ý trong câu sau.

Ví dụ 204 : “ Trên hàng tiền vệ , Nhật Nam đá trụ được coi là rất “ cứng”, cặp tiền đạo Việt Trung ghi bốn bàn, trong đó có một hattrick ngay trận đầu và Ngọc Phước chỉ lập công một lần duy nhất, nhưng lại là pha bóng bản lề mang về chiếc Cúp. Nhưng có một điều rất ít người biết, đây vẫn chưa phải là cặp tiền đạo “xịn” của U17 Việt Nam.”

( Từ U- 17 đến U- 23 : Tuy ngay đây nhưng vẫn xa xôi _ Báo Yên Bái,

số 1769 ra ngày 21 – 8 – 2006 )

Ví dụ 205: “ Cuối tuần tôi không tự về được, bố phải xuống đón tôi. Nhìn thấy bố trên chiếc xe đạp cũ kĩ tôi rất mừng, cười như một đứa trẻ lần đầu tiên được cho quà. Nhưng bất chợt tôi nhận ra mắt mình đã ướt nhoè từ bao giờ...bởi những giọt mồ hôi đang tuôn rơi trên khuân mắt khắc khổ của bố.”

( Người đặc biệt trong trái tim _ Báo Yên Bái, số 1802 ra ngày 6 – 11- 2006).

Xét ví dụ 198, chúng ta thấy: Quan hệ của từ nối “ nhưng” không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu chứa nó, “ nhưng” nó nêu lên quan hệ tương phản giữa việc “cười như một đứa trẻ” ở trong câu trước với “ mắt đã ướt nhoè

từ bao giờ” trong câu sau, và cặp tương phản giữa “ tôi rất mừng” trong câu

--> Quan hệ từ “nhưng” ở các ví dụ trên dùng để chỉ mối quan hệ lôgíc giữa hai bộ phận do nó nối kết lại. Khi đó nó biểu thị ý nghĩa tương phản của toàn bộ câu sau với câu trước, nối liền ý của câu trước với câu chứa nó và gắn hai câu lại với nhau theo một phương tiện liên kết chặt chẽ.

Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi đã gặp một số trường hợp như sau:

Ví dụ 206 : “ Đa phần các thầy cô giáo ở đây thật là đẹp, họ không những đẹp người mà còn đẹp cả nết nữa. Thầy Hoán thì cứng chuyên môn, đã bao nhiêu năm liền có học sinh đi thi cấp thành phố, cấp huyện; cô Kim Thảo thì thông minh, duyên dáng, thương yêu học sinh, cô Lan Anh thì dịu dàng, chuyên môn giỏi...Nhưng tại sao trong năm năm gần đây, trường PTTH Nội trú Tỉnh Yên Bái, vẫn là một trường có thành tích học tập sút kém của tỉnh, chưa phát huy được hết những gì vốn có của mình”.

Vậy thì, câu hỏi đặt ra là: từ quan hệ “ Nhưng” trên có phải là từ nối giữa hai câu hay không?

Để làm cho sáng tỏ điều này, trước hết chúng ta hãy xem lại định nghĩa về từ quan hệ “ nhưng”.

Theo định nghĩa trong “ Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn Ngữ [15] : “

Nhưng là từ biểu thị điều sắp nêu ra ngược với ý do điều vừa nói đến có thể gợi ra ”.[15]

Mặt khác rong cuốn “ Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam” của Trương Văn Trình và Nguyễn Hiến Lê [6] định nghĩa : “ Nhưng là từ chỉ quan hệ tương

phản”.

Các định nghĩa trên của các tác giả về từ quan hệ “ nhưng’ đều đúng, song dường như nó chỉ cho chúng ta giải thích đuợc những trường hợp sử dụng điển hình nhất, biểu hiện ra ngay bên ngoài của bề mặt ngôn ngữ. Chứ nó không thể khái quát hết được mọi trường hợp xảy ra trong thực tế.

Tuy nhiên, về mặt cơ bản, dù lộ ra trên bề mặt ngôn ngữ hay ẩn sau trong nội dung ngôn ngữ thì từ quan hệ “ nhưng” là từ biểu thị ý nghĩa đối lập giữa câu trước và câu chứa nó.

Nếu xem xét ví dụ trên ta có thể thấy:

“...đẹp, họ không những đẹp người mà còn đẹp cả nết nữa. Thầy Hoán thì chuyên môn, đã bao nhiêu năm liền có học sinh đi thi cấp thành phố, cấp huyện; cô Kim Thảo thì thông minh, duyên dáng, thương yêu học sinh, cô Lan Anh thì dịu dàng, chuyên môn giỏi...”không phải là cặp đối lập với “trường có thành tích học tập sút kém của tỉnh, chưa được hết những gì vốn có của mình”..

Chúng ta không thể đối chiếu “ đẹp – thông minh – duyên dáng – thương yêu – dịu dàng” thuộc phẩm chất của con người với “ sút kém” một đặc điểm về chất lượng, thuộc một thang độ khác. Tuy nhiên, hai câu này vẫn có sự so sánh giữa những thành viên trong nhà trường với nhà trường nói chung. Chính vì vậy, ở đây là sự đối chiếu, so sánh ngầm ẩn.

Song sự đối lập này chỉ được thiết lập nếu hai câu được liên kết bằng từ quan hệ “ nhưng” nói về hai chủ thể khác nhau. Bởi lẽ nếu cùng một chủ thể thì không thể cùng tồn tại hai thuộc tính đối lập nhau trên cùng một thang độ .

Từ những điều vừa lí giải trên đây, ta có thể nhận định rằng từ quan hệ “

nhưng” trong ví dụ vừa nêu trên đúng là từ thuộc phương tiện liên kết nối,

nhưng đó là sự đối chiếu, so sánh ngầm ẩn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đặc điểm về việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí (trên trang mạng văn hóa – xã hội, báo Yên Bái) (Trang 86 - 95)