Kết quả của việc xếp loại tín dụng:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 35 - 40)

III. Thực trạng công tác thẩm định khả năng trả nợ tại SGD NHNT.

c, Kết quả của việc xếp loại tín dụng:

Việc tổng hợp điểm và xếp loại tín dụng được dựa trên điểm tài chính và phi tài chính vừa tính toán, loại hình doanh nghiệp, và tỷ trọng của chúng. Thông thường, các thông tin tài chính dùng để chấm điểm chưa được kiểm toán thì điểm tài chính có tỷ trọng 40%, còn điểm phi tài chính có tỷ trọng 60%. Các thông tin tài chính được kiểm toán thì điểm tài chính có tỷ trọng 60%, điểm phi tài chính có tỷ trọng 40%.

Hệ thống hạn mức tín nhiệm của các doanh nghiệp sẽ được phân loại chủ yếu theo hệ thống hạn mức tín nhiệm sau đây (bao gồm 10 loại hạn mức tín nhiệm) :

"AAA": Đây là định mức tín nhiệm cao nhất trong hệ thống định mức tín nhiệm của CRV. Các doanh nghiệp được xếp hạng AAA có khả năng hoàn trả cao nhất các nghĩa vụ tài chính của mình.

"AA": Các doanh nghiệp được xếp hạng "AA" chỉ khác các doanh nghiệp được xếp hạng "AAA"ở một mức độ rất nhỏ. Các doanh nghiệp được xếp hạng "AA" cũng có khả năng hoàn trả các nghĩa vụ tài chính của mình rất cao.

"A": Các doanh nghiệp xếp hạng "A" có thể dễ bị tác động bởi những thay đổi của hoàn cảnh và môi trường kinh tế hơn các doanh nghiệp xếp hạng cao hơn Tuy nhiên, khả năng hoàn trả các nghĩa vụ tài chính của các doanh nghiệp này vẫn khá cao.

"BBB": Các doanh nghiệp xếp hạng "BBB" có mức độ an toàn tương đối tốt. Tuy nhiên, môi trường kinh tế và các thay đổi bất lợi của môi trường có thể làm suy yếu khả năng thực hiện các cam kết của doanh nghiêp.

"BB" Doanh nghiệp xếp hạng "BB" có mức độ biến động thấp nhất so với cá doanh nghiệp có tính chất rủi ro biến động khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp ở thứ hạng này phải đối mặt với các yếu tố không chắc chắn hoặc bị ảnh hưởng của điều kiện kinh doanh, tài chính, không thuận lợi đáng kể, mà nó có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các cam kết tài chính của mình.

"B": Doanh nghiệp xếp hạng "B" dễ bị mất khả năng trả nợ hơn doanh nghiệp xếp hạng "BB", tuy nhiên doanh nghiệp hạng "B" hiện vẫn có khả năng thực hiện các cam kết tài chính của ho. Các yếu tố bất lợi về kinh doanh, tài chính và kinh tế dễ ảnh hưởng xấu tới khả năng cũng như sự sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiêp.

"CCC": Doanh nghiệp xếp hạng "CCC" là doanh nghiệp hiện có nguy cơ không trả được nợ, và phụ thuộc vào các điều kiện thuận lợi về kinh doanh, tài chính, kinh tế để thực hiện các cam kết tài chính của họ. Trong điều kiện kinh doanh, tài chính, kinh tế bất lợi, doanh nghiệp ít có khả năng thực hiện được các cam kết tài chính của mình .

"CC": Doanh nghiệp xếp hạng "CC" hiện có nguy cơ không trả được nợ rất cao.

"C": Hạng "C" được sử dụng trong trường hợp nộp hồ sơ phá sản đã được thực hiện hoặc những hành động tương tự, tuy nhiện hiện doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục thực hiện việc trả nợ.

"D": Khác với các định mức tín nhiệm khác, hạng "D" không được dùng để nói về tương lai, mà chỉ được sử dụng khi doanh nghiệp đã thực sự vỡ nợ.

3.2.1.3. Tính khả thi của dự án đầu tư.

Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Khách hàng vay vốn của Ngân hàng và việc trả nợ cho Ngân hàng sẽ diễn ra trong tương lai.

Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh được nhân viên tín dụng thực hiện khi xem xét quyết định cho khách hàng vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của thẩm định phương án sản xuất kinh doanh là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, qua đó, kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh đó.

Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư được nhân viên tín dụng thực hiện khi xem xét quyết định cho khách hàng vay trung hoặc dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào dự án đầu tư. Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của dự án, qua đó, kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện dự án đầu tư đó.

Trong phần này chúng ta chỉ xét đến việc thẩm định khả năng trả nợ của dự án thông qua việc thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư ( dự án cho vay trung và dài hạn ) vì nó có thời gian hoạt động dài và gặp nhiều rủi ro.

Nội dung thẩm định khả năng trả nợ dựa trên tính khả thi của dự án đầu tư.

Nguồn trả nợ ngân hàng của dự án đầu tư thường từ khấu hao cơ bản và lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, nguồn trả nợ có thể không sử dụng 100 % lợi nhuận sau thuế và khấu hao mà còn dành một phần để chủ đầu tư tiếp tục tái đầu tư hoặc trích lập các quỹ chia cổ tức. Về nguyên tắc, nguồn trên phải được ưu tiên sử dụng để trả nợ gốc theo lịch cho Ngân hàng trước khi sử dụng vào các mục đích khác.

∑ Thu - ∑ Chi = Lãi gộp

Lãi gộp - Thuế TNDN = Lợi nhuận ròng

Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả tiền vay ( gốc ) cho ngân hàng tùy theo tính chất của từng doanh nghiệp, mà lợi nhuận dùng để trả nợ là phần lợi nhuận còn lại

sau khi doanh nghiệp đã trích quỹ khen thưởng và phúc lợi theo quy định của Nhà nước, hoặc quyết định của Hội đồng quản trị.

Lợi nhuận dùng để trả nợ X 100% Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả nợ = --- Tổng số lợi nhuận ròng

Nguồn trả nợ hàng năm của dự án gồm lợi nhuận sau thuế, khấu hao cơ bản và lãi phải trả hàng năm, các nguồn khác như thuế lợi tức để lại, lợi nhuận kinh doanh phụ khác.

Dựa vào công suất khả dụng của dự án, cán bộ thẩm định lập ra bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án. Để lập được bảng chi tiết này, cán bộ thẩm định dự án cần thu thập các thông tin cần thiết và dựa vào dự án đầu tư vay vốn dài hạn. Cụ thể cần xác định được những nội dung sau :

Xác Định Công Suất của Thiết Bị Có thể Đạt Được Trong Thời Gian Vay Nợ Ngân Hàng:

Việc xác định được công suất có thể đạt được của máy móc thiết bị trong thời gian vay nợ Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm và nguồn thu để trả nợ của Doanh nghiệp. Trong khi xem xét đánh giá mức công suất có thể đạt được của thiết bị, cần thống nhất về các khái niệm sau:

Công suất lý thuyết:

Là công suất lớn nhất mà dự án có thể đạt đến trong các điều kiện sản xuất lý thuyết: máy móc thiết bị chạy suốt 24h/ngày và 365ngày/năm. Do vậy, công suất lý thuyết chỉ tính để biết chứ không thực hiện được.

Công suất thiết kế:

Là công suất mà dự án có thể thực hiện được trong điều kiện sản xuất bình thường. Các điều kiện sản xuất bình thường được kể đến là:

- Máy móc thiết bị hoạt động theo đúng qui trình công nghệ, không bị gián đoạn vì những lý do không được dự tính trước như hỏng hóc đột xuất, cúp điện...

- Các yếu tố đầu vào được đảm bảo đầy đủ, liên tục. Công suất thiết kế được xác định như sau:

Công suất thiết kế (1 năm)

= Công suất thiết kếtrong 1h của máy móc thiết bị chủ yếu x Số giờ làm việc trong 1 ca X Số ca trong 1 ngày x Số ngày làm việc trong 1 năm

(Lưu ý: Khi mua máy móc thiết bị chú ý xem công suất thiết kế tính trên cơ sở nào, như số giờ làm việc trong ca, số ca làm việc trong ngày, số ngày làm việc trong năm là bao nhiêu)

Công suất khả dụng:

• Công suất thiết kế đã mang tính thực tế hơn công suất lý thuyết nhưng vẫn khó đạt được vì trong sản xuất khó đảm bảo đầy đủ các điều kiện sản xuất bình thường như có thể mất điện, sự cố máy móc, nguồn cung vấp các yếu tố đầu vào không ổn định... Công suất khả dụng là công suất có thể đạt được trong điều kiện sản xuất thực tế có tính đến cả trường hợp ngừng hoạt động do các sự cố xảy ra.

• Tuỳ theo tính chất, đặc điểm của thiết bị đầu tư, công suất khả dụng của thiết bị trong những năm đầu sản xuất thường đạt thấp do năng lực điều hành, tổ chức, do yếu tố sản phẩm, thị trường...

• Đối với các dự án mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào trình độ tay nghề của công nhân, ví dụ như ngành sản xuất giầy, may mặc... qua thực tế cho thấy trong năm đầu thường chỉ sản xuất đạt 40-50% công suất thiết kế, năm sau đạt 60-70%, từ năm thứ 3 trở đi mới có thể đạt được mức công suất trên 70% phụ thuộc vào các điều kiện như nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm...

• Đối với các ngành sản xuất không đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng tay nghề cao, công suất sản xuất thực tế vẫn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khách quan và chủ quan: nguồn cung cấp nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả sản xuất, quản lý... do vậy công suất năm đầu thường đạt 60-70% công suất thiết kế, năm thứ hai có thể đạt 79-80%, từ năm thứ ba trở đi đạt trên 80% công suất thiết kế.

• Đối với các công trình xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp cho thuê cần tham khảo tình hình kinh doanh tại địa phương về cung, cầu, giá cả, kiểu dáng kiến trúc đang thịnh hành... để xác định khả năng khai thác trong các năm đầu.

• Sau khi đã xác định được khả năng công suất của thiết bị, ta tính tổng các chi phí đầu vào tương ứng với công suất đã xác định và xác định doanh số đầu ra tương ứng và nguồn trả nợ.

Xác định Doanh thu Theo Công Suất Dự kiến:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w