STT TÊN PHÍ KỲ THU ĐỊNH MỨC THU

Một phần của tài liệu SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 27 - 31)

- Ngày dự kiến giao dịch Nơi cung cấp BCB

STT TÊN PHÍ KỲ THU ĐỊNH MỨC THU

1 Phí sử dụng hệ thống thiết bị Hàng năm 20.000.000 đồng/1 thiếtbị đầu cuối/năm 2 Phí giao dịch:

Hàng tháng 2.1 Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu

tư 0,05%/trị giá giao dịch

2.2 Trái phiếu 0,0075%/trị giá giao

dịch 3 Phí quản lý niêm yết hàng

năm:

Hàng năm

3.1 Niêm yết dưới 10 tỷ đồng 5.000.000 đồng

3.2 Niêm yết từ 10 tỷ đồng đếndưới 50 tỷ đồng 10.000.000 đồng 3.3 Niêm yết từ 50 tỷ đồng đếndưới 100 tỷ đồng 15.000.000 đồng 3.4 Niêm yết từ 100 tỷ đồng trởlên 20.000.000 đồng

4 Phí lưu ký chứng khoán:

Hàng tháng

4.1 Lưu ký chứng khoán 2 đồng/lô chứngkhoán/tháng 4.2 Chuyển khoản chứng khoán

5 đồng/lô chứng khoán (tối đa không quá 500.000đ/1lần chuyển

khoản)

Ghi chú: 01 lô chứng khoán = 10 chứng khoán.

1.5.6 Mã chứng khoán:

HOSE sử dụng hệ thống nhận diên chứng khoán bằng mã số quốc tế(ISIN) có giá trị rất quan trọng đối với việc quản lí có hiệu quả mã chứng khoán và tiện dụng đối với các thành viên trên TTCK quốc tế.

Các SGDCK thường quy định các công ty nước ngoài có thể phát hành và niêm yết chứng khoán trên SGDCK của mình và thường đề ra tiêu chuẩn cho việc niêm yết này.

Hiện nay thì sàn HOSE vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể cho việc niêm yết này, và cũng chưa có một công ty nước ngoài nào muốn niêm yết, hay có ý định niêm yết tai TTCK Việt Nam.

1.6 Thực trạng hiện nay và đánh giá:

Hiện nay, ở Việt Nam có 46 công ty đang niêm yết tại HOSE sẽ phải chuyển sàn nếu không tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng. DN có vốn điều lệ dưới 80 tỷ đồng nếu trong vòng 6 tháng kể từ ngày 8/2/2009 mà không thực hiện kế hoạch tăng vốn như đã đăng ký thì phải chuyển sang niêm yết tại sàn Hà Nội. Đối với DN có vốn điều lệ dưới 80 tỷ đồng mà không có kế hoạch tăng vốn thì trong vòng 3 tháng kể từ ngày 8/2/2009 phải đăng ký kế hoạch và chuyển sang niêm yết tại sàn Hà Nội. Đối với doanh nghiệp niêm yết tại HASTC, nếu không đủ điều kiện (vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng) sẽ phải chuyển sang niêm yết tại thị trường giao dịch chứng khoán của Công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM). Sau ba tháng kể từ 8/2/2009, thị trường UPCOM chưa triển khai được, các cổ phiếu này vẫn được giao dịch tại HASTC nhưng có quy định chứng khoán thuộc diện cảnh báo để nhà đầu tư biết là cổ phiếu không đủ điều kiện niêm yết.

Đối với các công ty niêm yết chuyển sàn giao dịch từ HOSE ra HASTC nhưng có tình hình tài chính không tốt (không đáp ứng được tiêu chuẩn niêm yết lần đầu của HASTC) cũng phải có cảnh báo tương tự. Còn với doanh nghiệp niêm yết tại HASTC đáp ứng đủ điều kiện niêm yết tại HOSE cũng được xem xét kế hoạch chuyển sàn sang HOSE. Theo thống kê, tại sàn Hà Nội có 39 DN đủ điều kiện về vốn để niêm yết tại sàn TP. HCM. HOSE cho biết, sẽ làm việc với từng DN đủ điều kiện để thuyết phục họ chuyển niêm yết. Hiện HOSE đang xây dựng quy trình thủ tục mới mà theo đó các DN sẽ được tự động chuyển sàn từ Hà Nội vào sàn TP. HCM, mà không cần phải làm thủ tục từ đầu.

Nếu không có quy định rõ ràng thì hai sàn sẽ cạnh tranh nhau trong thu hút DN lớn lên niêm yết. Cơ cấu thị trường, để DN lớn niêm yết ở sàn HOSE còn sàn Hà Nội thu hút DN vốn điều lệ từ 10 đồng đến dưới 80 tỷ đồng và tập trung xây dựng thị trường cổ phiếu đăng ký giao dịch có lẽ là mục tiêu của lộ trình tái cấu trúc TTCK mà UBCK đang thực hiện. Theo đó, bước 1, Ủy ban yêu cầu công ty đủ điều kiện lần lượt chuyển sang niêm yết ở sàn HOSE từ nay đến năm 2010. Điều đó có nghĩa là từ nay, các công ty đại chúng vốn từ 80 tỷ đồng trở

lên, đủ điều kiện 2 năm có lãi (và một số điều kiện khác) đương nhiên sẽ niêm yết ở HOSE, thay vì có thể chọn sàn Hà Nội niêm yết như trước.

Nhìn từ góc độ lợi ích của thị trường thì giới phân tích cũng như lãnh đạo của HOSE ủng hộ và tỏ thái độ quyết liệt trong việc cơ cấu lại thị trường. Chuyên gia Lê Đạt Chí nói: "Tôi ủng hộ quan điểm chuyển những DN không đủ điều kiện khỏi sàn HOSE, vì phải là những hàng hóa có chất lượng cao thì HOSE mới thu hút được dòng vốn quốc tế, tăng tính thanh khoản cho thị trường, mới sánh vai được với các sàn chứng khoán lớn trong khu vực và quốc tế. Mà một trong những tiêu chí đánh giá DN là tiềm lực tài chính, quy mô vốn". Theo ông Chí, lộ trình tăng vốn lên đủ 80 tỷ đồng đã đặt ra với các công ty niêm yết từ lâu, nhưng nhiều công ty vẫn chưa thực hiện. Nếu phải chuyển ra niêm yết ở sàn Hà Nội, ngoài việc mất một thời gian ngắn làm thủ tục thì chi phí cho chuyển sàn cũng không phải là gánh nặng với DN, nên việc chuyển sàn sẽ không gây xáo trộn chohoạt động của DN. Còn tổng giám đốc HOSE, ông Trần Đắc Sinh bày tỏ: "Các tiêu chuẩn của hàng hóa niêm yết trên sàn phải rõ ràng. TTCK là thị trường của lòng tin. Lòng tin được xây dựng dựa trên các quy định về công bố thông tin, chuẩn mực về báo cáo tài chính… Các DN lớn niêm yết ở sàn với các tiêu chuẩn khắt khe hơn, các DN nhỏ niêm yết ở sàn tiêu chuẩn vừa phải. Nếu để tình trạng lẫn lộn thì không cách gì chúng ta hội nhập, liên kết được".

* Phần tham khảo: Tiêu chuẩn niêm yết trên sàn nước ngoài

+ Tiêu chuẩn niêm yết trên Sàn EURONEXT

Theo cơ chế hiện hành của EURONEXT, có hai cấp bậc thị trường dành cho các công ty niêm yết. Thứ nhất là Eurolist, đây là thị trường chính thức dành cho các doanh nghiệp lớn khi lên Sàn:

Tối thiểu phải có 25% cổ phiếu phát hành ra công chúng, Phải trình báo cáo kết quả hoạt động trong ít nhất 3 năm, Phải đạt các chuẩn mực kế toán quốc tế.

Thứ hai là Alternext dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính vì vậy tiêu chuẩn niêm yết trên thị trường này thoáng hơn Eurolist:

Có bản báo cáo kết quả hoạt động trong ít nhất 2 năm, Đạt chuẩn mực kế toán.

Riêng đối với thị trường Alternext các công ty có thể lựa chọn một trong hai cách để lên sàn:

Phát hành trực tiếp cổ phiếu ra công chúng, khi đó công ty phải đệ trình bản cáo bạch lên cơ quan chứng khoán nhà nước để được phê chuẩn và tổng giá trị cổ phần tối thiểu phát hành là 2,5 triệu EURO.

Doanh nghiệp sẽ trình kế hoạch phát hành lên EURONEXT để được chấp thuận và tổng trị giá cổ phần phát hành ra công chúng ít nhất phải là 5 triệu EURO.

+ Tiêu chuẩn niêm yết trên sàn NYSE

Trong khi đó để niêm yết trên Sàn NYSE ( Sở giao dịch chứng khoán New York) các công ty phải đáp ứng rất nhiều các quy định ngặt nghèo:

Tổng thu nhập trước thuế trong vòng 3 năm gần nhất tối thiểu là 10 triệu đô la Mỹ và phải có lợi nhuận trong năm thứ ba,

Phải đảm bảo có ít nhất 2.200 cổ đông với khối lượng giao dịch trung bình một tháng là 100.000 cổ phiếu, và

Tổng giá trị cổ phiếu cho lần phát hành đầu tiên ra công chúng là 60 triệu USD

2.Hệ thống giao dịch: 2.1. Quy tắc chung

Sở GDCK TP.HCM tổ chức giao dịch đối với các loại chứng khoán sau đây:

- Cổ phiếu;

- Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; - Trái phiếu;

- Các loại chứng khoán khác sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN. Trung tâm lưu ký chứng khoán cấp mã chứng khoán cho các chứng khoán niêm yết tại SGDCK TP.HCM trên cơ sở thống nhất với bảng phân bổ mã ký tự của SGDCK TP.HCM.

Chứng khoán niêm yết tại SGDCK TP.HCM được giao dịch thông qua hệ thống giao dịch của SGDCK TP.HCM, ngoại trừ các trường hợp sau:

- Giao dịch lô lẻ - Chào mua công khai

- Đấu giá bán phần vốn nhà nước tại tổ chức niêm yết - Cho, biếu, tặng, thừa kế

- Tổ chức niêm yết thực hiện giao dịch mua lại cổ phiếu ưu đãi của cán bộ, công nhân viên

- Các trường hợp khác theo Quy định của Sở GDCK TP.HCM.

Căn cứ đề nghị của thành viên, SGDCK TP.HCM sẽ xem xét và cấp trạm đầu cuối cho thành viên để nhập lệnh vào hệ thống giao dịch. SGDCK TP.HCM có thể thu hồi trạm đầu cuối đã cấp cho thành viên hoặc yêu cầu thành viên ngừng sử dụng trạm đầu cuối. Các trường hợp thu hồi hoặc yêu cầu thành viên ngừng sử dụng trạm đầu cuối do SGDCK TP.HCM quy định.

Chỉ đại diện giao dịch của thành viên mới được nhập lệnh vào hệ thống giao dịch. Hoạt động của đại diện giao dịch phải tuân thủ Quy chế giao dịch này và các quy định liên quan của SGDCK TP.HCM về đại diện giao dịch.

Thành viên chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ của các đại diện giao dịch của mình.

Một phần của tài liệu SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w