11 Khả năng thanh toán tức thời = (3)/(7)
BẢNG SỐ 6: VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN CỦA CÔNG TY MECANIMEX NĂM 2007 – 2008.
CỦA CÔNG TY MECANIMEX NĂM 2007 – 2008.
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
1 Doanh thu bán hàng có thuế ngđ 479.728.775 788.385.495 308.656.720
2 Số dư bình quân các khoản phải thu
ngđ 97.515.604 105.471.078 7.955.474
3 Số vòng quay các khoản phải thu (1)/(2)
vòng 4,92 7,47 2,55
4 Kỳ thu tiền bình quân = 360/(3) vòng 73,2 82,2 -25
Năm 2007 hệ số giới hạn nợ là 0.2 chứng tỏ 1 đồng doanh thu thì có 0.2 đồng nợ phải thu. Đến năm 2008 thì đồng doanh thu chỉ còn 0.13 đồng nợ phải thu chứng tỏ công tác thu hồi nợ và đẩy mạnh tiêu thụ của công ty là khá tốt.
Qua phân tích các khoản phải thu ta thấy trong năm vừa qua công tác quản lý các khoản phải thu có tốt hơn, hiệu quả hơn trong năm 2007, việc thu tiền từ khách hàng được đẩy nhanh hơn. Tuy nhiên công ty vẫn cần chú ý đến khoản trả trước cho người bán, khoản này quá cao làm cho công ty bị chiếm dụng vốn nhiều do đó phải đi vay vốn để bù đắp cho khoản vốn bị thiếu hụt.
Trên đây ta vừa nghiên cứu các khoản phải thu là các khoản mà công ty cung cấp tín dụng cho khách hàng với tư cách là người bán, ngoài ra công ty còn là người đi mua hàng, là người được chiếm dụng vốn của người cung cấp. Để thấy được tình hình khoản phải thu và phải trả như thế nào ta xem xét số liệu ở bảng số 7.
Ta có thể nhận thấy vào cuối năm, tổng các khoản chiếm dụng và các khoản bị chiếm dụng của công ty đều tăng so với đầu năm, mức tăng của các khoản chiếm dụng lớn hơn với mức tăng là 91,44%, còn các khoản bị chiếm dụng chỉ tăng 85,61%. Xétd về số tuyệt đối thì các khoản phải thu tăng 65.667.142ngđ, các khoản chiếm dụng tưng 75.471.047ngđ. Công ty có thể sử dụng các khoản vốn chiếm dụng khi chưa đến hạn thanh toán cho khách hàng như một nguồn vốn bổ sung để tài trợ cho các nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn của công ty, điều này cũng có nghĩa là công ty được tài trợ thêm một lượng vốn lớn. Nếu chỉ dừng lại phân tích ở đó thì ta thấy rằng tình hìnhvốn của công ty đang rất tốt, nhưng thực tế công ty đang gặp khó khăn vốn, tình trạng thiếu vốn vẫn tồn tại thường trực trong quá trình hoạt động của công ty. Biểu hiện của việc thiếu vốn là công ty vẫn phải thường xuyên
đi vay vốn ngắn hạn của ngân hàng để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động của mình, cụ thể so với đầu năm tại thời điểm cuối năm vay và nợ ngắn hạn của công ty đã tăng thêm 58.027.536ngđ, tỷ lệ tăng là 534,44% (đấy là chưa kể đến các khoản mà công ty đi vay tạm thời từ các đơn vị khác, tổ chức cá nhân khác... với các khoản vay này công ty vẫn phải trả phí để được sử dụng chúng). Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình thiếu vốn lưu động của công ty hiện nay, ta hãy bỏ qua sự tài trợ của nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Khi đó công ty sẽ bị chiếm dụng vốn chứ không phải là người chiếm dụng vốn, tại thời điểm đầu năm công ty bị chiếm dụng 5.024.539ngđ (=5.833.085 – 10.857.624), đến thời điểm cuối năm thì công ty bị chiếm dụng 53.248.169 ngđ (= 15.636.990 – 68.885.159).