Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn ngân hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội (Trang 57 - 60)

Qua quá trình thực tập tại Ngân Hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội và tìm hiểu về thực trạng thẩm định dự án dự án của Ngân hàng, người viết xin đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định dự án tại Ngân Hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội. 2.2.1.Giải pháp về quy trình thẩm định

- Xây dựng quy trình thẩm định thống nhất:

Hiện nay quy trình thẩm định đã được ban hành, quy trình này là kết quả của việc nghiên cứu của các cán bộ có trình độ, đảm bảo khoa học và theo phân cấp vì vậy cần tuân thủ đúng quy trình này để thẩm định chính xác. Thực hiện phối kết hợp với phòng kinh doanh xây dựng quy trình luân chuyển hồ sơ giữa phòng thẩm định, phòng kinh doanh và các chi nhánh ngân hàng quận, khu vực. Ngoài ra phòng thẩm định cần xin ý kiến của giám đốc để tổ chức tham quan học tập mô hình thẩm định tại các ngân hàng bạn để xây dựng và hoàn thiện mô hình thẩm định tại ngân hàng Lào Việt.

Thực tế các dự án đầu tư cho thấy có rất nhiều loại dự án khác nhau mà có thể đối với mỗi loạI ta có thể áp dụng một loại quy trình cho phù hợp, vì vậy trong tương lai ngân hàng có thể nghiên cứu thêm những quy trình thẩm định phù hợp áp dụng cho từng loạI dự án hoặc từng nhóm dự án.

- Về việc thẩm định hồ sơ vay vốn: Hồ sơ vay vốn của khách hàng sẽ đầy đủ và chính xác hơn nếu quan tâm đến các báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp. Việc bắt các doanh nghiệp cung cấp các báo cáo kiểm toán sẽ giúp các thông tin thu thập được chính xác và việc cho vay sẽ giảm bớt rủi ro vì ngân hàng đã nắm rõ về khả năng tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi xem xét các báo cáo do doanh nghiệp lập thì phải kiểm tra tính đúng đắn, trung thực của tài liệu theo đúng lệnh kế toán thống kê và chế độ kế toán đối với doanh nghiệp. Hồ sơ vay vốn mà phòng thẩm định nhận được là do chi nhánh cấp dưới trình lên hoặc chuyển từ phòng tín dụng sang vì vậy khi nhân hồ sơ, cán bộ thẩm định phải kiểm tra kỹ lưỡng rồi mới ký nhận nếu không sẽ ảnh hưởng đến thời gian thẩm định và chất lượng thẩm định.

- Thẩm định khách hàng vay vốn: Một doanh nghiệp có khả năng tài chính nhưng nếu người lãnh đạo không đảm bảo các yêu cầu đề ra thì doanh nghiệp đó không thể phát triển bền vững vì vậy cán bộ thẩm định phải phân tích rõ về khả năng quản trị của chủ doanh nghiệp và ban lãnh đạo doanh nghiệp. Một số tiêu chí quan trọng cần nắm bắt: uy tín của lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp, kinh nghiệm trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh… Hiện nay việc đánh giá về lãnh đạo doanh nghiệp chủ yếu mới được quan tâm qua việc xem xét bằng cấp, số năm công tác mà chưa có được một cách đánh giá cụ thể và chính xác hơn, trong trường hợp này cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin từ báo chí, từ các bạn hàng của doanh nghiệp, từ các cơ quan quản lý nhà nước của doanh nghiệp tai địa phương, từ cá cơ quan pháp luật như công an, toà án…Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng phải nâng cao hiểu biết pháp luật của mình vì với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì tính chất sở hữu, trách nhiệm tài sản và các vấn đề về việc đại diện, thẩm quyền quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng khác nhau.

- Thẩm định nội dung thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: Muốn dự báo chính xác về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để đánh giá, dự báo nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Một số phương pháp đánh giá như: dùng phương pháp hệ số co giãn, phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp định mức…Việc sử dụng loại phương pháp nào còn tuỳ vào loaị sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Ngoài việc tự đánh giá bằng các phương pháp trên cũng cần chú ý thu thập thông tin từ bên ngoài. Kết hợp hoặc lấy thông tin từ các Bộ, ngành có liên quan để phân tích chính xác nội dung này. Để làm tốt nội dung thẩm định này thì đòi hỏi cán bộ thẩm định phải khai thác tốt hệ thống thông tin trong và ngoài ngành ngân hàng.

- Về thẩm định yếu tố kỹ thuật của dự án: Hầu như các cán bộ đều không được đào tạo về kỹ thuật nên phần thẩm định này của ngân hàng thường được thực hiện sơ sài và dựa nhiều vào báo cáo nghiên cứu khả thi

của chủ đầu tư vì vậy ngân hàng cần hợp tác với các cơ quan chuyên ngành để trợ giúp thẩm định, cần cử các cán bộ học tập thêm về kỹ thuật hoặc cử những cán bộ chuyên trách về các ngành nghề khác nhau. Phòng thẩm định có thể yêu cầu bổ sung về phòng mình những cán bộ vừa có chuyên môn về kỹ thuật các dự án đầu tư vừa có đủ khả năng để thẩm định các nội dung khác của dự án.

- Giải pháp về thẩm định tài chính dự án:

Hiện nay thông thường các dòng tiền của dự án đựơc phân tích với tỷ lệ chiết khấu không đổi mà không tính đến những biến động bất ngờ của nền kinh tế nên khi thẩm định có thể phân tích độ nhạy của dự án để hiệu quả cao hơn. Các văn bản đã có quy định về các chỉ tiêu tài chính cần tính nhưng hầu như chưa có những quy định chi tiết về việc tính toán các chỉ tiêu này bởi vậy cần có những thay đổi cho phù hợp.

Có thể căn cứ vào từng loại dự án để tính toán các chỉ tiêu tài chính, đối với những dự án có vòng đời dài, rủi ro cao, khó xác định cho kỳ tương lai thì nên sử dụng phương pháp tính giá trị hiện tại ròng và tỷ suất nội hoàn còn các dự án có vòng đời ngắn thì có thể sử dụng phương pháp tính chỉ số doanh lợi và thời gian hoàn vốn cho đơn giản, đỡ phức tạp mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Về nội dung phân tích và ngăn ngừa rủi ro: Ngân hàng có thể áp dụng những chương tình dự báo rủi ro hiện đại như: phân tích theo kịch bản, phân tích độ nhạy… để đánh giá về những rủi ro mà dự án có thể gặp phải. Hiện nay việc đánh giá rủi ro trong ngân hàng chưa được xem trọng nên ngân hàng nên có những quy định chi tiết về nội dung này.

Một phần của tài liệu Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng liên doanh Lào Việt chi nhánh Hà Nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w