Xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50 - 54)

II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt

3. Năng lực quản trị chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.6. Xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam tham gia ngày càng nhiều trong lĩnh vực xuất khẩu. Về mặt số lượng có thể nói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia xuất khẩu ngày càng tăng. Đặc biệt Luật thương mại ban hành năm 1997 và Nghị định 57/1998NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật thương mại đã thúc đẩy mở

rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho mọi loại doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Luật doanh nghiệp mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01- 01- 2000 khuyến khích nhiều doanh nghiệp mới ra đời tham gia xuất khẩu. Theo Bộ thương mại, đến cuối năm 2000, số đơn vị đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu là khoảng 13.000 doanh nghiệp, gấp hơn 3 lần số doanh nghiệp trực tiếp tham gia thương mại quốc tế trước khi có Nghị định 57 (khoảng 4.000 doanh nghiệp). Trong số các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay có khoảng 80- 85% là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với mặt hàng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, xuất khẩu chiếm xấp xỉ 29% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2000. Đối với nhóm hàng này, vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất quan trọng với nghĩa xuất khẩu gián tiếp, chưa kể nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của khu vực này xuất khẩu trực tiếp. Đi vào chi tiết hơn, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ với nghĩa là xuất khẩu gián tiếp. Rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may và giày dép cũng thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với nhóm sản phẩm nông- lâm- ngư- nghiệp, nhiều doanh nghiệp lớn trực tiếp xuất khẩu như Tổng công ty cà- phê Việt Nam Vinacafe, Tổng công ty thuỷ sản Việt Nam (SEA PRODEX), VinaFood, VinaTea… Rất nhiều đơn vị thành viên phụ thuộc của các doanh nghiệp này là các doanh nghiệp nhỏ. Tính ở góc độ nguồn gốc sản phẩm xuất khẩu thì đây là sản phẩm của khu vực sản xuất nhỏ. Vì vậy xuất khẩu hàng nông- lâm- thủy sản năm 2000 chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước là của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam với nghĩa là xuất khẩu gián tiếp. Xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay chỉ chiếm khoảng 12- 15% tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Tỷ lệ tham gia xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam so với các nước mà ITC đã tiến hành điều tra là thấp hơn đáng kể ở 4 nước do ITC điều tra,

75- 80% thu nhập xuất khẩu là phần đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó 30- 45% là xuất khẩu trực tiếp.

Thực tế năm 2000, xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 16,5 tỷ USD trong đó xuất khẩu hàng hóa là 14,3 tỷ USD vượt 11% so với kế hoạch đề ra (12,8 tỷ USD) và tăng 23,9% so với năm 1999. Ngoại trừ xuất khẩu dầu mỏ và hàng điện tử, tin học của khu vực doanh nghiệp lớn có mức tăng trưởng cao, các sản phẩm của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt được nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu ngoạn mục là rau quả tăng 90%, thuỷ sản tăng 51,1%, thủ công mỹ nghệ tăng 40%… Xét cả giai đoạn 1996- 2000, thì xuất khẩu nhiều mặt hàng thuộc khu vực sản xuất nhỏ đạt nhịp độ tăng trưởng rất cao (hàng thủ công mỹ nghệ tăng 29%, rau quả tăng 30,6%, giày dép tăng 30,6%…) gấp khoảng 1,4- 1,5 lần nhịp độ tăng trung bình hàng năm của xuất khẩu hàng hóa nói chung (21,1%)… Theo những số liệu trên đây sự năng động trong xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam là động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu của đất nước phát triển vào nửa cuối những năm 1990.

4. Thực trạng thị phần quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam :

Nhìn chung thị phần hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trên thế giới còn đang ở mức quá nhỏ. Hàng hóa Việt Nam đang có xu hướng chiếm giữ thị phần quốc tế ngày càng rộng, do đó cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn, nhiều hãng nước ngoài đang quan tâm đến các doanh nghiệp Việt Nam và tìm cách chống đối. Nếu doanh nghiệp không biết giữ vững và phát triển thị phần thì có thể dẫn đến nguy cơ là mất hoặc không phát triển được trên thị trường quốc tế.

Bảng 12: Thị phần quốc tế của một số mặt hàng Việt Nam (năm 2000)

Mặt hàng Thị phần % Giá trị (triệu USD) Cà phê

Chè

Cao xu thiên nhiên Điều nhân Hạt tiêu đen Lạc nhân Thuỷ sản Hàng điện tử 13.76 4.40 5.8 17.1 20.3 4.75 2.7 0.08 501.5 69.6 166.0 167.3 145.7 41.0 1487.6 782.7 Nguồn: Viện nghiên cứu thương mại.

Nhìn vào bảng trên ta thấy một số mặt hàng nông sản, gia công của ta mới chiếm được thị phần nhỏ thị phần quốc tế. Mặt hàng đòi hỏi công nghệ cao chiếm một thị phần không đáng kể. Như vậy, hàng hóa của ta phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố thiên nhiên, thời vụ, năng lực xuất khẩu các mặt hàng này còn quá yếu kém.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)