Nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị cho sự nghiệp

Một phần của tài liệu Công ty cho thuê tài chính – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Trang 41 - 44)

I. Tiềm năng và khả năng phát triển Leasing ở Việt Nam

a. Nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị cho sự nghiệp

Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa đất nớc.

Hiện nay các doanh nghiệp nớc ta đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong một tình trạng qui mô tài sản cố định nhỏ bé, trình độ công nghệ lạc hậu so với trình độ chung của các nớc trong khu vực và trên thế giới. Theo đánh giá mới nhất của Bộ khoa học Công nghệ và Môi trờng thì thiết bị và công nghệ của Việt Nam so với các nớc có công nghệ trung bình tiên tiến trên thế giới nh sau:

- Đối với nghành cơ khí chế tạo máy lạc hậu từ 50-100 năm

- Các ngành lắp ráp điện tử, ô tô, máy xây dựng, chế biến thuỷ sản lạc hậu từ một đến hai thế hệ.

- Các nghành điện, dệt may lạc hậu từ 2 đên 3 thế hệ. - Các ngành đờng sắt, đờng bộ lạc hậu từ 3 đến 5 thế hệ.

Theo số liệu thống kê này, qua khảo sát nhiều công ty thuộc 10 ngành (luyện kim, hoá chất, nhựa, sản xuất phân bón, công nghiệp thực phẩm, điện - điện tử...) thì ngoài một số công ty có trình độ công nghệ hiện đại trung bình của thế giới hoặc của khu vực ( lắp ráp điện tử, sản xuất sợi, dệt, thi công xây lắp, sản xuất thiết bị đo điện...) còn lại máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm, thậm chí 30 năm nh sản xuất phôi thép, cơ khí. Trình độ cơ khí hoá, tự động hoá dới 10% (trong chế biến thuỷ sản). Hao mòn hữu hình từ 30% đến 50%, và điều đáng ngạc nhiên là 38% ở dạng thanh lý những vẫn còn đợc sử dụng, 52% đã qua sửa chữa.

( Theo báo Hà nội mới 3-2002, bài Doanh nghiệp: chiến lợc, sách lợc, thực thi)

Còn theo một báo cáo thống kê của Ngân hàng thế giới về công nghệ của 10 ngành công nghiệp quan trọng tại Việt Nam

Bảng 2: Trình độ công nghệ của một số ngành công nghiệp tại Việt Nam

Ngành công nghiệp Những năm 60-70 (%) Những năm 80 (%) Những năm 90 (%) 1. Thiết bị xây dựng 80,0 18,2 1,8 2. Thực phẩm 65,5 25,0 9,5 3. Dệt 57,4 38,3 4,3 4. May mặc 28,6 51,0 20,4 5. Nhựa 54,4 40,6 5,0 6. Hoá chất 44,4 40,0 15,6 7. Dày, giép 43,8 43,7 12,5 8. In ấn 28,0 56,0 16,0 9. Thiết bị điện 14,3 57,1 28,6 10. Thuốc lá _ 20,0 80,0

Đa số các doanh nghiệp nớc ta thuộc loại vừa và nhỏ, số doanh nghiệp có qui mô tài sản cố định trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 17% tổng số các doanh nghiệp. Loại doanh nghiệp có qui mô tài sản cố định từ 1 tỷ đến 10 tỷ đồng chiếm 58% còn lại có qui mô dới 1 tỷ chiếm 25%.

Hơn nữa máy móc, thiết bị chỉ chiếm tỷ trọng 26% giá trị của tài sản cố định, nhà xởng chiếm 36%. Phần còn lại (38%) là các loại tài sản cố định khác nh các loại xe tải, ô tô hay các loại sản khác không sử dụng đợc vào sản xuất.

Với công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ nh vậy đã tạo ra những sản phẩm không có sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập, cha đạt tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Điều đó đã đẩy giá thành sản phẩm lên cao cho dù giá nhân công ở nơc ta thuộc loại thấp trong khu vực. Một số mặt hàng nh: sắt thép, phân bón, kính xây dựng... có mức giá cao hơn hàng nhập cùng loại từ 20 - 40%, riêng đờng thô còn cao hơn nữa. Trong năm 2002 nếu Trung Quốc ra nhập tổ chức Thơng mại Thế giới (WTO) thì với tính cạnh tranh thấp, các sản phẩm cùng loại của Việt Nam, cùng xuất vào một thị trờng thì hàng Việt Nam sẽ khó lòng cạnh tranh. Chúng ta cũng đã ký kết Hiệp định u đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEFT) để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), năm 2003 trong tổng số 6210 dòng thuê sẽ có khoảng 66,76% dòng thuế thực hiện CEPT có mức thuế suất 0- 5% và đến năm 2006 sẽ có khoảng 32,96% dòng thuế có mức thuế suất 0%. Trong khi đó hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và ASEAN lại có những tơng đồng thì với những Doanh nghiệp nh vậy liệu chúng ta có đủ sức trong cuộc đua

tàn bạo

“ ” sắp tới không

Với tình trạng máy móc thiết bị và bối cảnh tình hình chung nh trên cho thấy rõ nhu cầu đổi mới trang thiết bị là cấp thiết. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã vạch ra “ Mục tiêu công nghiệp hoá là biến nớc ta thành một nớc công nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lợng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu nớc mạnh, xã hội công bằng văn minh” Nh vậy để hoàn thành mục tiêu này từ nay đến năm 2020, theo tính toán tỷ lệ tăng trởng bình quân phải từ 9- 10%, nhng sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á và những khó khăn từ các nguồn vốn đầu t nớc ngoài chúng ta dự đoán

tỷ lệ tăng trởng chỉ vào khoảng từ 6-7%. Theo các chuyên gia thuộc viện phát triển Quốc tế Havard thì để tăng trởng 1% thu nhập quốc dân thì lọng đầu t phải tăng từ 3-4% GDP. Nh vậy để đạt mức tăng trởng nói trên thì hàng năm lợng vốn đầu t phải đạt tối thiểu 15% GDP.tức là khoảng 4-5 tỷ USD.

Bằng hình thức kinh doanh cho thuê thiết bị, các công ty cho thuê Leasing quốc tế sẽ gián tiếp cung cấp vốn đầu t với lãi xuất thấp và công nghệ mới vào n- ớc ta. Do các thiết bị tài sản thuộc quyền sở hữu của họ nên việc nhập thiết bị vào Việt Nam sẽ đợc họ cân nhắc kỹ lỡng. Bởi việc nhập thiết bị, giá cả, các điều kiện và dịch vụ kèm theo còn phụ thuộc vào ngời thuê. Mặt khác, để đảm bảo thu hồi đợc vốn, các công ty Leasing quốc tế thờng hỗ trợ các doanh nghiệp thuê thiết bị của họ về mặt quản trị và sử dụng các thiết bị này một cách hiệu quả. Các chuyên gia thuộc viện phát triển Quốc tế Havard đã khuyến cáo Việt nam cần phát triển các Công ty cho thuê tài chính trớc khi cho phép các Ngân hàng nớc ngoài cạnh tranh tự do với hệ thống tài chính trong nớc, vì để tạo đợc môi trờng cho sự cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng đòi hỏi phải có thời gian chuẩn bị khá lâu. Bối cảnh kinh tế xã hội nhất là nhu cầu về vốn, thiết bị, công nghệ cho nền sản xuất là những tiền đề cần thiết thúc đẩy việc hoàn thiện các cơ sở pháp lý và kỹ thuật cho hoạt động Leasing phát triển mạnh mẽ ở Việt nam.

Một phần của tài liệu Công ty cho thuê tài chính – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w