Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng VPBank

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng thương mại cổ phần các Doanh Nghiệp Ngoài quốc Doanh (Trang 48)

VPBank hiện nay:

1.Đánh gia hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM:

Năm đầu tiên gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (2007), các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt nam tiếp tục ổn định và có sự tăng trưởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực: GDP đạt mức tăng trưởng 8,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD (tăng 21,5% so với 2006), nhập khẩu đạt 60,8 tỷ (tăng 35,5%); thu hút vốn FDI đạt 20,3 tỷ USD (tăng gần gấp đôi so với năm 2006); lạm phát ở mức 12,63%. Đóng góp vào sự tăng trưởng, phát triển và ổn định nền kinh tế nói trên phải kể đến vai trò không nhỏ của hệ thống ngân hàng. Năm 2007, hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lượng vốn lớn (tương đương 18% GDP) cho nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng liên tục tăng qua các năm (năm 2007 tăng 54% so với mức tăng 37% của năm 2006, 39% năm 2005). Độ sâu tài chính của các

NHTM đã tăng rất đáng kể, thể hiện ở các chỉ số tổng tiền gửi/GDP và tổng dư nợ/GDP ngày càng tăng. Năm 2007 các chỉ số này lần lượt là 92,4% và 84,6% - là các mức tích cực cho dù còn thấp so với các nước trong khu vực

Sang năm 2008, kinh tế Việt nam trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong suốt một thập kỷ phát triển tương đối ổn định: CPI những tháng đầu năm tăng cao với mức tăng cao nhất (3,91%) trong tháng 5, tính đến 31/8/2008, chỉ số CPI là 21,65% so với đầu năm (cùng kỳ 2007 chỉ là 6,8%); nhập siêu tăng mạnh chủ yếu do giá cả hàng hóa trên thế giới (đặc biệt giá lương thực, dầu mỏ tăng cao). Tháng 3/2008, nhập siêu ở mức kỷ lục là -3,3 tỷ USD và tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu lên tới 63%. Trước tình hình đó, Chính phủ đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, ngành ngân hàng đã thực

hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và đã có những bước tăng trưởng chậm lại. Đến 31/8/2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành ước đạt 16,78% (giới hạn cho cả năm là 30%), tăng trưởng huy động vốn ước đạt 10,62%, các ngân hàng buộc phải cắt giảm hoạt động tín dụng và ưu tiên hàng đầu cho công tác huy động vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản.

Thời gian 2 năm sau hội nhập cũng ghi nhận những kết quả trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Nhìn chung, chính sách tiền tệ đã được đổi mới và điều hành theo nguyên tắc thị trường. Các công cụ gián tiếp điều hành chính sách tiền tệ đã được hình thành và phát triển. Chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái đã được áp dụng linh hoạt theo cơ chế thị trường. Đáng chú ý là Quyết định số 3039/QĐ-NHNN ngày 24/12/2007 của Thống đốc, theo đó NHNN quản lý biên độ tỷ giá chính thức, đồng thời tạo sự thông thoáng trong quản lý và nâng cao tính tự chủ trong hoạt động này của các NHTM và Quyết định số

1099/QĐ-NHNN ngày 19/5/2008 quy định cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đồng Việt nam (xóa bỏ cơ chế trần lãi suất trước đây), theo đó mức lãi suất cơ bản sẽ được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến thị trường, tạo điều kiện cho các NHTM chủ động hơn trong việc quy định lãi suất huy động vốn và cho vay vốn.

Hệ thống ngân hàng trong 2 năm qua đã phát triển mạnh mẽ với sự góp mặt của nhiều TCTD mới. Tính đến tháng 6/2008, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt nam gồm có 5 NHTM Nhà nước (Ngân hàng Ngoại thương chuyển sang mô hình cổ phần), 1 ngân hàng chính sách xã hội, 6 ngân hàng liên doanh, 38 NHTMCP, 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 14 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Trong năm 2008, NHNN đã cấp phép thành lập thêm 2 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước là Ngân hàng Liên Việt và Ngân hàng Tiền phong; cấp giấy phép thành lập, hoạt động cho 3 chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài (HSBC, Standard Chartered Bank và ANZ). Sự phát trưởng mạnh mẽ còn thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tổng tài sản,

dư nợ, huy động vốn của hệ thống ngân hàng. Cơ cấu thu nhập cũng đã chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ lệ thu nhập phi lãi suất trong tổng thu nhập có xu hướng tăng lên.

Hai năm qua cũng chứng kiến sự liên kết giữa các ngân hàng trong nước trong các hoạt động phát triển dịch vụ và tín dụng. Đây là xu hướng ngày càng được đẩy mạnh thể hiện qua sự tham gia của các ngân hàng là thành viên trong liên minh thẻ của Vietcombank (SmartLink) hay hệ thống kết nối thẻ của Banknetvn cũng như trong các dự án đồng tài trợ. Bên cạnh đó là sự tham gia đầu tư, chia sẻ cơ hội hợp tác giữa các ngân hàng nước ngoài vào các NHTM cổ phần với tỷ lệ nắm giữ cổ phần ở mức cao (10 đến 20%)

Các NHTM đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để tận dụng tốt những cơ hội trong quá trình hội nhập, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh “trên sân nhà”, đó là có mạng lưới rộng lớn, có khách hàng truyền thống và hiểu biết về khách hàng cũng như các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam, kinh nghiệm nghiệp vụ tích lũy trong nhiều năm qua. Do vậy, các NHTM trong nước vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay. Hiện nay, thị phần huy động vốn của các NHTM trong nước chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 90%.

Công nghệ ngân hàng là lĩnh vực được các ngân hàng rất chú trọng, coi là phương tiện chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với ngân hàng của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Hầu hết các NHTM đã đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core banking), cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung tại Hội sở chính, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Một số ngân hàng như NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần Hàng hải đã hoàn thiện giai đoạn 2 dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán, cho phép khai thác tối đa những tiện ích công nghệ ngân hàng, đặc biệt là các kỹ thuật quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

Về sản phẩm dịch vụ: các NHTM đã tập trung đổi mới, cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như tiền gửi và cho vay, đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới tăng tiện ích cho khách hàng như: tăng tiện ích của tài khoản cá nhân, phát triển dịch vụ thẻ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như phone banking, internet banking… Dịch vụ tiền gửi được đa dạng hóa, cho phép người gửi có nhiều lựa chọn cho đồng vốn nhàn rỗi của mình. Bên cạnh các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cố định truyền thống, các ngân hàng còn đưa ra các sản phẩm tiền gửi được hưởng lãi suất biến động theo tỷ lệ lạm phát, đảm bảo giá trị theo vàng, được bù chênh lệch tỷ giá… Đặc biệt, dịch vụ thanh toán thẻ đã có sự phát triển bùng nổ. Nhiều sản phẩm thẻ đa tiện ích đã được giới thiệu tới khách hàng và thanh toán bằng thẻ ATM đã trở nên khá phổ biến tại các tỉnh, thành phố lớn.

Về năng lực tài chính: quy mô vốn của các NHTM đã được tăng lên đáng kể. Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, các ngân hàng phải có vốn điều lệ ít nhất là 1.000 tỷ VND và đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND, đến nay, đã có nhiều ngân hàng đạt mức trên 1.000 tỷ đồng đến 3.000 tỷ đồng. Các NHTM Nhà nước tiếp tục tái cơ cấu: VCB đã cổ phần hóa, hiện Chính phủ đã đồng ý cổ phần hóa VietinBank và BIDV. Nhờ có sự phát triển của thị trường chứng khoán, việc tăng vốn của các NHTM bớt gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các NHTM còn có thể bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài (đến nay đã có 10 NHCP có đối tác chiến lược là ngân hàng nước ngoài, trong đó TechcomBank, ABBank, Phương Nam đã bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài từ 15 – 20% với giá cổ phiếu cao hơn thị trường). Nhờ vậy, các NHTM có điều kiện mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa bàn hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh. Trước năm 2006, hệ số an toàn vốn của các NHTM nhà nước đều không đạt mức yêu cầu 8%, tuy nhiên đến nay đều đã đạt trên mức quy định. Đối với các NHTM cổ phần, hệ thống an toàn vốn

đều vượt tỷ lệ quy định, thậm chí có nhiều ngân hàng có hệ thống an toàn vốn lên đến trên 20%. Ngoài việc tăng quy mô vốn, nhiều ngân hàng còn đẩy mạnh việc thực hiện cơ cấu lại tài chính như tăng vốn tự có, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động. Việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu đã giúp các NHTM giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu phát sinh từ nhiều năm trước, chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ của khối NHTM cổ phần dưới 1%, của các NHTM nhà nước dưới 5%.

2. Đánh giá năng lực cạnh tranh Của VPBank bằng mô hình SWOT:

2.1 Điểm mạnh:

Mạng lưới rộng khắp với nhiều chi nhánh và phòng giao dịch, đây được xem là điểm mạnh của VPBank. Thị phần ổn định, số lượng khách hàng dồi dào.

VPBank đang phấn đấu là NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam

Thương hiệu được xem là thế mạnh thứ hai của VPBank với nhiều cúp vàng, bằng khen và giấy chứng nhận NH thanh toán xuất sắc...tạo được lòng tin đối với khách hàng trong và ngoài nước.

Được nhà đầu tư chiến lược singapore ( Ngân Hàng OCBC )mua cố phần và đâu tư tại VPBank

2.2 Điểm yếu:

Cơ chế quản lý hiện tại chưa phù hợp với tình hình hiện tại, đội ngủ cán bộ chưa đồng đều, công tác quản trị rủi ro chưa được quan tâm đúng mức.

Năng lực quản lý , dự báo ,còn yếu , thiếu tính chuyên nghiệp trong quản trị điều hành. Chưa có đường lối chính sách hợp lý trong việc phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được dự đoán là khả quan trong tương lai vì vậy cơ hội trong việc mở rộng thị trường và tiếp cận với những công nghê mới, hiện đại hơn , hiệu quả hơn là rất cao.

Tầm nhận thức của Người dân ngày càng được nâng cao, Nhu cầu về chất lượng và việc sử dụng các tiện ích của Ngân hàng ngày một lớn nên cơ hội phát triển các sản phẩm mang tính công nghệ là có triển vọng.

2.4 Thách thức:

Sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh trong công nghê hiện đại, năng lực tài chính lớn mạnh, trình độ quản lý chuyên nghiệp từ nước ngoài vào Việt Nam.

Áp lực cạnh tranh từ các TCTD, TCTD phi Ngân Hàng và các quỹ đầu tư trong và ngoài nước ngày càng gia tăng, đặc biệt là lực lượng lớn mạnh từ các NHCPTM liên doanh nước ngoài hiện ngày càng lớn mạnh về mạng lưới, quy mô và năng lực tài chính.

Rủi ro thị trường cùng với việc tự do hóa thị trường tài chính: lãi suất, tỷ giá và cán cân vốn được tự do hóa, khả năng chịu ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước trên thế giới ngày một gia tăng.

Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập , chưa thật sự bền vững và dễ bị ảnh hưởng khi có những biến động.

Công tác quản lý vĩ mô đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển, nên hệ thống chính sách pháp luật cũng chưa nhất quán, dễ gây tác động đến nền kinh tế vồn còn non yếu.

Nguồn nhân lực dễ bị lôi kéo bởi các đối thủ khác.

3. Đánh giá Tác động của đầu tư đến nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank :

3.1 Năng lực tài chính của VPBank:

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Lợi nhuận sau thuế 55.583 113.420 226.721 142.581 Vốn chủ sở hữu 337.363 835.619 2.180.834 2.394.7 Tổng tài sản 6.909.163 10.159310 18.137.443 18.587.000

Nguồn: báo cáo thường niên của VPBank giai đoạn 2004-2008

Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy Lợi nhuận sau thuế của NH tăng dân theo các năm , tăng mạnh nhất là năm 2007, cho đến năn 2008 do nền kinh tế gặp khó khăn nên lợi nhuận của NH giảm đáng kể. vốn chủ sở hữu cũng giảm tỷ lệ nhất định so với năm 2007. Đánh dấu một năm khó khăn của NH trong hoạt đọng kinh doanh của Mình.

* khả năng sinh lời:

Bảng 11: Nhóm các yếu tố phản ánh khả năng sinh lời của VPBank

Đơn vị: tỷ lệ phần trăm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

ROE 0.91% 1.12 % 17.63 %

ROA 17.97% 13.57% 1,8 %

Nguồn: báo cáo thường niên của VPBank các năm 2005-2008

ROA, ROE là các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA) hay của vốn chủ sở hữu (ROE). Qua số liệu trong các năm 2005 – 2007 ta thấy rằng LNST năm 2006 tăng 204% so với 2005 trong khi tốc độ tăng của tổng tài sản của năm 2006 so với 2005 là 166% do đó, ROA (LNST/Tổng TS) năm 2006 đã tăng cao hơn so với năm 2005; Cũng như vậy tốc độ tăng của LNST năm 2007 là 198% trong khi đó tổng tài sản chỉ tăng 179%, do đó ROA năm 2007 cũng

cao hơn so với năm 2006. Như vậy ta thấy rằng Khả năng sinh lời của tổng tài sản đang có xu hướng tăng dần trong các năm, phản ánh rằng VP Bank đã và đang khai thác tốt hiệu quả của tài sản

* Tỷ lệ an toàn :

Tỷ lệ an toàn vốn của VPbank duy trì theo đúng quy định của Ngân Hàng Nhà nước, cụ thể tỷ lệ hoàn vốn của VPBank là:

Bảng 12 : Nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro của VPBank:

Đơn vị : tỷ lệ phần trăm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tỷ lệ an toàn vốn 15% 26% 21% 24 % Tỷ lệ về khả năng chi trả 108% 332% 126% 181 % Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung hạn và dài hạn 0.4% 2.66% 18,7 % 20,2%

Nguồn: báo cáo thường niên của VPBank 2005-2008

Trong những năm gần đây, VP Bank đã duy trì các tỉ lệ an toàn theo đúng qui định của Ngân hàng nhà nước. Tỷ lệ này cho thấy hoạt động của VPBank khá ổn định, điều đó sẽ làm cho khả năng chống đỡ với những rủi ro, tổn thất của ngân hàng sẽ tốt hơn. Để đạt được điều đó, là một bài toán đối với ngân hàng để không những đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, vừa phải tuân thủ đúng qui định của Ngân hàng nhà nước, vừa phải đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Tỉ lệ khả năng

chi trả là chỉ tiêu phản ánh khả năng chi trả của doanh nghiệp, khi khả năng chi trả càng cao sẽ càng tạo được uy tín đối với đối tác nhưng nếu tỉ lệ khả năng chi trả quá cao cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Có thể nói, trong những năm gần đây, VP Bank đã duy trì tốt các tỉ lệ theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước, nhưng tỉ lệ đó là bao nhiêu thì hợp lí lại là bài toán khó đối với nhà hoach định định chính sách của VPBank.

3.2Thị Phần:

Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở lên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục dịch vụ. Các ngân hàng địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, kế hoạch tiết kiệm, kế

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng thương mại cổ phần các Doanh Nghiệp Ngoài quốc Doanh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w