507 100 668,24 100 161,24 31,8 1127,69 100 459,45 68,76 Dư nợ cho vay
2.2.2.2. Lãi suất và thời hạn áp dụng
Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm nhận nợ. Tại thời điểm ký kết hợp đồng cho vay hai bên sẽ thỏa thuận lãi suất tín dụng. Tuy nhiên lãi suất cho vay cũng phải dựa trên một số nguyên tắc. Hiện tại BIDV có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tùy vào loại doanh nghiệp xếp hạng nào thì sẽ áp dụng cho lãi suất đấy. Các xếp hạng tại BIDV hiện nay là:
Phân loại nợ theo Hệ thống Xếp hạng Tín dụng Nội bộ Phân loại Nhóm nợ theo Quyết định 493 AAA Nợ nhóm 1 AA A BBB Nợ nhóm 2 BB B Nợ nhóm 3 CCC CC C Nợ nhóm 4 D Nợ nhóm 5
Các doanh nghiệp được xếp hạng tốt sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi hơn các doanh nghiệp khác, ngân hàng đang cố gắng tìm kiếm các khách hàng có mức độ tín nhiệm, xếp hạng cao. Đây cũng là yếu tố để ngân hàng nâng cao chất lượng các khoản tín dụng vì các doanh nghiệp được xếp hạng cao là các doanh nghiệp không có nợ xấu, vay trả đúng hạn, tạo được uy tín đối với ngân hàng.
Về thời hạn tín dụng chủ yếu là ngắn hạn (dưới một năm). Điều này có thể được giải thích do các doanh nghiệp nhập khẩu thường có nhu cầu vay để nhập khẩu hàng nên khi tiêu thụ được các hàng hóa đó hay sản xuất hàng hóa từ các nguyên liệu nhập đó và bán được sản phẩm thì họ sẽ có nguồn thanh toán, và thời gian này thường không dài do vậy chủ yếu là tín dụng ngắn hạn.
2.2.2.2.Hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng đối với mỗi doanh nghiệp là tùy thuộc vào từng dự án xin vay, không có hạn mức chung đưa ra cho tất cả các dự án, các doanh nghiệp vì tùy theo dự án có quy mô lớn hay nhỏ, hiệu quả cao hay thấp, uy tín của doanh nghiệp khách hàng mà ngân hàng sẽ đưa ra các hạn mức khác nhau. Có hai hình thức cho vay theo hạn mức, đó là hạn mức cuối kỳ và hạn mức trong kỳ. Nếu là hạn mức cuối kỳ (mức dư nợ cao nhất cuối kỳ) thì trong kỳ doanh nghiệp có thể vay bao nhiêu cũng được nhưng đến cuối kỳ phải đảm bảo duy trì được hạn mức mà ngân hàng đưa ra. Còn hạn mức trong kỳ nghĩa là trong kỳ doanh nghiệp được phép vay nhưng bị giới hạn bởi một số nào đấy. Đây là một chính sách đúng đắn của ngân hàng vì không thể đưa ra một hạn mức chung cho tất cả các doanh nghiệp được. Nếu đưa ra một hạn mức chung như vậy thì sẽ làm giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng vì có doanh nghiệp sẽ cần một lượng vốn lớn nhưng lại không đủ trong khi có doanh nghiệp không cần đến thì cũng lại được cấp một hạn mức như vậy. Tuy nhiên hạn mức đối với tín dụng xuất nhập khẩu của chi nhánh là không
hạn chế. Tức là nếu doanh nghiệp đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh tốt và có nhu cầu tài trợ thì ngân hàng sẽ tài trợ, càng nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu tìm đến ngân hàng thì càng tốt, ngân hàng sẽ không từ chối cho vay đối với những dự án hiệu quả cao. Điều này thể hiện chính sách của ngân hàng trong việc khuyến khích mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu. Số lượng cho vay là tùy thuộc vào từng dự án xin vay. Chi nhánh sẽ xem xét dự án và nếu doanh nghiệp chứng minh được hiệu quả của phương án thì chi nhánh sẽ tài trợ nhưng tối đa là 70% giá trị của lô hàng, có khi lên đến 80% giá trị của lô hàng
2.2.2.3.Quy mô cho vay và dư nợ
Doanh số cho vay mỗi năm khoảng 900 tỷ VNĐ. Trong đó cho vay một số ngành chính như sau:
Bảng 2.6.Quy mô cho vay và dư nợ một số ngành
STT Chỉ tiêu vị tínhĐơn 2005 2006 2007
1 Dư nợ TD XNK/TDN % 15 17 20
2 Cho vay nhập khẩu nguyên vật liệu phân bón Tỷ đ 24.9 30 803 Cho vay nhập khẩu thức ăn chăn nuôi Tỷ đ 20 25 75