Bảng 1.11: Kế hoạch trả nợ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 54 - 77)

2005 983000000 98300000 55109438 153409438 Kỳ thứ 1 933850000 49150000 28261250 77411250 Kỳ thứ2 884700000 49150000 26848188 75998188 2006 196600000 93262125 289862125 Kỳ thứ 1 835550000 49150000 25435125 74585125 Kỳ thứ 2 786400000 49150000 24022063 73172063 Kỳ thứ 3 737250000 49150000 22609000 71759000 Kỳ thứ 4 688100000 49150000 21195938 70345938 2007 196600000 70653125 267253125 Kỳ thứ 1 638950000 49150000 19782875 68932875 Kỳ thứ 2 589800000 49150000 18369813 67519813 Kỳ thứ 3 540650000 49150000 16956750 66106750 Kỳ thứ 4 491500000 49150000 15543688 64693688 2008 196600000 48044125 244644125 Kỳ thứ 1 442350000 49150000 14130625 63280625 Kỳ thứ 2 393200000 49150000 12717563 61867563 Kỳ thứ 3 344050000 49150000 11304500 60454500 Kỳ thứ 4 294900000 49150000 9891438 59041438 2009 196600000 25435125 222035125 Kỳ thứ 1 245750000 49150000 8478375 57628375 Kỳ thứ 2 196600000 49150000 7065313 56215313 Kỳ thứ 3 147450000 49150000 5652250 54802250 Kỳ thứ 4 98300000 49150000 4239188 53389188 2010 98300000 4239188 102539188 Kỳ thứ 1 49150000 49150000 2826125 51976125 Kỳ thứ 2 0 49150000 1413063 50563063

Chương 2: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương VN

2.1 Định hướng hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch 1 NHCTVN

Thành công lớn nhất, bao trùm trong suốt quá trình đổi mới hoạt động của Sở giao dịch 1 NHCT VN trong hơn 10 năm là đã thích nghi và có phương pháp quản lý, tập quán kinh doanh và tư duy kinh tế đúng đắn và phù hợp. Do đó Ngân hàng đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh của mình, duy trì được sự ổn định và tăng trưởng, nâng cao uy tín với khách hàng, với các đối tác trong và ngoài nước. Kết quả đó có được là nhờ sự kết hợp nỗ lực của các cấp lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Sở giao dịch 1 NHVT VN, sự hỗ trợ của Chính phủ, NHNN, các Bộ ngành, chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế (hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng - tài chính).

Tuy nhiên, từ nay đến những thập kỷ tới, hoạt động Ngân hàng ở nước ta phải được tiếp tục đổi mới sâu sắc và toàn diện theo đường lối của Đảng để thích nghi với cơ chế thị trường, phục vụ và thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước, tăng khả năng hội nhập với quốc tế. Như vậy, nhiệm vụ của mỗi NHTM trong những năm tới là phải tự tìm cách tạo dựng và phát triển thế mạnh của mình. Ngân hàng nào không tự đổi mạnh mẽ sẽ không có thời cơ để tồn tại và phát triển.

Nhận thức rõ được điều đó, Sở giao dịch 1 NHCTVN đã nghiên cứu, xây dựng cho mình một chiến lược phát triển lâu dài trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn của bối cảnh kinh tế và tình hình quốc tế, từ kết quả của hơn 10 năm đổi mới và những bài học kinh nghiệm nhằm phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của đất nước và khả năng nội lực cảu ngân hàng. Chiến lược này sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, thông tin và phối hợp hành động trong ngân hàng.

Mục tiêu chiến lược phát triển của Sở giao dịch 1 NHCTVN là : phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, hoạt

động đa năng, kết hợp bán buôn bán lẻ, mở rộng các dịch vụ ngân hàng, phục vụ phát triển kinh tế trong nước và trở thành một ngân hàng quốc tế khu vực.

Phương châm hoạt động của Sở giao dịch 1 NHCTVN: an toàn - hiệu quả - tăng trưởng an toàn trong mọi lĩnh vực kinh doanh, hiệu quả mang ý nghĩa kinh tế xã hội, tăng trưởng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế đất nước và chính sách tiền tệ của ngành ngân hàng. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng hoàn hảo cho khách hàng, quán triệt sâu sắc phương châm mang lại thành công cho khách hàng là trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng chính là tôn chỉ của Sở giao dịch 1 NHCTVN.

Định hướng hoạt động cho vay: Duy trì và phát huy các biện pháp huy động vốn hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các doanh nghiệp, củng cố uy tín cao ở trong và ngoài nước để tranh thủ tiếp nhận được nguồn vốn uỷ thác của Nhà nước và các tổ chức nước ngoài có như vậy ngân hàng mới đầu tư vào những dự án lớn, cho các ngành và các tổ chức kinh tế mũi nhọn của Nhà nước.

Hoạt động tín dụng bảo đảm tăng trưởng, an toàn, hiệu quả.

Dành lượng vốn lớn để cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh, các tập đoàn kinh tế của nhà nước, các dự án có tầm cỡ quốc gia và lĩn vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Mở rộng tín dụng đi liền với củng cố và nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn giảm tỉ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi xuống tỷ lệ cho phép.

Định hướng của công tác thẩm định: Thẩm định tài chính dự án đầu tư với tư cách là một hoạt động có khâu tố chức điều hành, quy trình riêng cũng như đội ngũ cán bộ thực hiện nên trước khi đưa ra các giải pháp hoàn thiện nó cũng cần phải có định hướng rõ ràng. Dưới giác độ ngân hàng (cụ thể là Ngân hàng Công thương nhằm phát huy tối đa các lợi thế tiềm năng của ngân hàng, đạt được mục tiêu đề rảtong hoạt động đầu tư tín dụng cũng như chiến lược phát triển chung) nên có những định hướng sau:

Thẩm định tài chính dự án đầu tư phải đứng trên quan điểm của người cho vay phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án, nhận thức rõ lợi ích của ngân hàng gắn bó chặt chễ lợi ích của dự án.

Phát huy từ tình hình thực tiễn trong ngành và phục vụ cho hoạt động cho vay của ngân hàng Công thương trong từng giai đoạn.

Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phải được quán triệt trong toàn hệ thống không chỉ các cán bộ trựctiếp thực hiện thẩm địnhmà có cả các bộ phận khác với những mức độ yêu cầu cho công việc khác nhau.

Tẩm định tài chính của dự án phải được tiến hành thường xuyên liên tục với tất cả các dự án xin vay với cả 3 giai đoạn trước và trong khi cho vay.

Không ngừng đổi mới tìm tòi, khai thác thế mạnh của mình. Song dù đã rất cố gắng Sở giao dịch 1 NHCTVN cũng không thể không có những yếu điểm. Qua phân tích đánh giá trên, chúng ta càng nhận ra công tác thẩm định có một vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của Ngân hàng. Để tránh tình trạng vốn đóng băng hoặc sử dụng vốn không có hiệu quả thì chất lượng tín dụng lại càng cần có những giải pháphữu hiệu hơn. Những hạn chế trong công tác thẩm định tại Sở giao dịch 1 NHCTVN vẫn còn những tồn tại, nhưng đó là cả một sự cố gắng của tập thể cán bộ, nhân viên tại Ngân hàng để khắc phục những tồn tại trên tôi xin đưa ra những giải pháp trước mắt, để loại bỏ những nguyên nhân tôi xin đưa ra những kiến nghị.

2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam

Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là một yêu cầu luôn được đặt ra trong công tác thẩm định tài chính dự án của Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương để Ngân hàng có thể chủ động từ chối những dự án tồi và tài trợ cho những dự án hiệu quả, đem lại những nguồn thu an toàn cho Ngân hàng. Một tờ trình thẩm định có chất lượng cao, khoa học, rõ ràng sẽ giúp cho Ngân hàng dễ dàng đưa ra kết luận chính xác, nhanh chóng, tận dụng được cơ hội kinh doanh tốt. Và ngay cả trong trường hợp nếu không chấp nhận dự án thì Ngân hàng cũng không làm mất thời gian của chủ đầu tư, có những lý giải thoả đáng cho quyết định không cho vay, hoặc lại có thể tham gia tư vấn, góp ý cho chủ đầu tư về việc lập và thực hiện dự án, giúp Ngân hàng nâng cao uy tín và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.

Nhưng vấn đề cơ bản là phải làm sao để nâng cao được chất lượng thẩm định tài chính dự án. Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, qua phân tích, đánh giá thực trạng thẩm định tài chính dự án ở Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương và căn cứ vào những phương hướng, nhiệm vụ mà Ngân hàng đã đặt ra trong thời gian tới, một số giải pháp sau đây có lẽ sẽ là phù hợp với Ngân hàng:

2.2.1 Giải pháp về nội dung và phương pháp thẩm định.

Công tác thẩm định có chất lượng cao tất nhiên không chỉ thể hiện ở khâu thẩm định tài chính. Tất cả các khâu thẩm định đều phải được tiến hành nghiêm túc và được đặt trong một quy trình hợp lý, để kết quả của các khâu hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, mục đích của một bản thẩm định là đưa ra được đánh giá về dự án, mà kết quả của khâu thẩm định tài chính lại thể hiện rõ nhất tính hiệu quả hay không của dự án. Vì vậy ta phải chú trọng quan tâm nhất tới việc nâng cao chất lượng của khâu thẩm định tài chính.

Để hỗ trợ cho cán bộ thẩm định, Ngân hàng có thể xây dựng những quy trình, phương pháp thẩm định tài chính cụ thể cho các dự án phân theo một số nhóm ngành nghề chính hay theo các thời hạn khác nhau, hoặc ít nhất cũng là những lưu ý, khuyến nghị, những điểm cán bộ thẩm định cần tránh hay cần chú trọng đối với những dự án có đặc điểm, điều kiện khác nhau.

Nhưng dù sao thì yêu cầu đầu tiên cần đảm bảo là phải thẩm định đầy đủ mọi nội dung, bao gồm: thẩm định kế hoạch đầu tư vốn; thẩm định nguồn tài trợ; thẩm định các bảng dự trù doanh thu – chi phí và dòng tiền của dự án; thẩm định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án và thẩm định độ rủi ro, khả năng trả nợ của dự án. Tuy nhiên trong từng nội dung, ta lại phải tìm ra những giải pháp sao cho những nội dung ấy được thẩm định không mang tính hình thức, phải khoa học, chính xác và đáp ứng được mục tiêu chung.

2.2.1.1 Phải thẩm định tính đầy đủ của vốn đầu tư.

Trước hết, Ngân hàng phải kiểm tra sự đầy đủ từng bộ phận trong tổng vốn đầu tư, bao gồm:

- Vốn đầu tư cho tài sản cố định. Trong tổng vốn đầu tư, đây là bộ phận chiếm tỉ trọng lớn nhất. Ngân hàng cần căn cứ vào bản thiết kế công trình để xem xét sự đầy đủ của các hạng mục, các thiết bị về cả số lượng và đơn giá (có thể tham khảo cả giá thị trường và đơn giá theo quy định của Nhà nước). Với những công

trình, máy móc tận dụng lại mà chủ đầu tư vẫn đưa vào tính như vốn đầu tư, Ngân hàng cần xem xét về giá trị còn lại trên sổ sách, giá trị sau khi đánh giá lại xem có hợp lý không.

- Vốn lưu động ròng. - Vốn dự phòng.

- Vốn tài trợ cho những chi phí khác: một bộ phận chi phí rất hay bị bỏ qua trong quá trình dự toán vốn đầu tư là lãi vay phải trả trong thời gian thi công. Với những dự án được tài trợ nhiều từ nguồn vốn vay, thời gian thi công lại dài thì bộ phận chi phí này không phải nhỏ và ta cũng phải đưa vào tính toán.

Chủ đầu tư thường hay rút tổng vốn đầu tư xuống để dễ dàng hơn khi đi vay, vì vậy Ngân hàng không nên quá căn cứ vào những gì chủ đầu tư giải trình. Ngân hàng phải căn cứ vào bản thiết kế và tuỳ lĩnh vực đầu tư mà xem xét sự cân đối giữa từng bộ phận vốn để tính toán chính xác hơn tổng vốn đầu tư. Sự thận trọng này sẽ giúp Ngân hàng tránh được trường hợp khi thực hiện, dự án bị thiếu vốn, lúc đó Ngân hàng lại phải cho vay thêm để cứu vãn dự án khỏi bị đình trệ.

2.2.1.2 Xem xét, đánh giá nguồn tài trợ

Trước hết, ngân hàng cần xem xét về cơ cấu nguồn tài trợ, xem vốn vay chiếm bao nhiêu phần trăm, trong bộ phận vốn vay thì từng nguồn chiếm bao nhiêu phần trăm. Ngân hàng vẫn thường được khuyến nghị là nên tránh những dự án mà vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng quá thấp. Ta đều biết rằng chủ đầu tư thì luôn muốn tiến hành đầu tư bằng vốn vay càng nhiều càng tốt do tác dụng của đòn bẩy tài chính. Nhưng vốn chủ sở hữu càng ít thì về phía ngân hàng rủi ro lại càng lớn. Rủi ro phải kể đến đầu tiên là rủi ro về mặt đạo đức. Sau đó, nếu dự án đổ bể, dù chủ nợ có quyền thụ hưởng tài sản đầu tiên nhưng phải phân chia giữa nhiều chủ nợ thì phần thu hồi được của Ngân hàng cũng không đáng bao nhiêu.

Một lưu ý nữa là sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương cần xem xét về điều kiện của từng nguồn vốn vay, nhất là về lãi suất, thời hạn trả, từ đó đưa ra đánh giá liệu dự án có chịu gánh nặng về trả nợ hay không. Vấn đề này Ngân

hàng rất ít khi quan tâm. Hai nguồn trả nợ chính của dự án là lợi nhuận sau thuế và khấu hao, nhưng hai nguồn này là để trả cho tất cả các chủ nợ. Vì vậy nếu Ngân hàng không xem xét tới điều kiện của từng nguồn vốn vay thì khó đánh giá được khả năng trả nợ của dự án nói chung và trả nợ cho ngân hàng mình nói riêng.

2.2.1.3 Nâng cao độ chính xác khi dự đoán các yếu tố doanh thu, chi phí và dòng tiền của dự án.

Đây là khâu khó nhất vì có rất nhiều yếu tố phải dự đoán như chi phí, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền của dự án. Những yếu tố này không phải chỉ được dự đoán trong thời gian gần mà là cho suốt cả đời dự án. Tuy vậy, nó lại chính là những số liệu để lượng hoá về tính hiệu quả của dự án nên đòi hỏi phải có độ chính xác cao.

Để đánh giá được toàn diện về dự án thì dù thời hạn cho vay của Ngân hàng có kéo dài tới cuối đời dự án hay không, Ngân hàng vẫn cần phải xem xét dự án trong cả đời dự án, khi đó việc kết luận về hiệu quả dự án mới có ý nghĩa. Tất nhiên nếu thời hạn cho vay ngắn hơn đời dự án thì Ngân hàng sẽ chú trọng hơn tới dự án trong thời hạn cho vay, nhưng việc nhìn nhận tổng thể về toàn bộ dự án vẫn là điều cần thiết.

Ngân hàng phải phân tích kỹ thị trường đầu vào để ước lượng các khoản chi phí nguyên nhiên vật liệu. Có nhiều dự án mà đầu vào là các nguyên nhiên liệu phải nhập ngoại, hay nguồn cung cấp không ổn định, giá cả biến động bất thường, khi đó Ngân hàng phải thận trọng để tính toán giá thành được chính xác.

Để xác định được doanh thu, ba yếu tố quan trọng phải dự đoán là công suất thực hiện, mức tiêu thụ và giá bán sản phẩm. Muốn dự đoán được công suất thực hiện thì khâu thẩm định kỹ thuật phải chính xác. Ngân hàng cần xem xét mức độ phù hợp của công nghệ và trang thiết bị về mức độ hiện đại, số lượng, chủng loại, danh mục, tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất... từ đó đánh giá công suất thực hiện của dự án. Công việc này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có hiểu biết về kỹ thuật, công nghệ, vì vậy với những dự án phức tạp Ngân hàng có thể thuê chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực để đưa ra nhận xét chính xác.

Muốn dự đoán được mức tiêu thụ và giá bán sản phẩm thì khâu thẩm định

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 54 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w