Các kiến nghị về phía hiệp hội cà phê

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 107 - 122)

- Cũng giống như Chính Phủ, hiệp hội cà phê cần đưa ra các chính sách, định hướng hợp lí cho cho việc phát triển ngành cà phê và các sản phẩm chế biến sâu trong dài hạn. Chú trọng phát triển các sản phẩm chế biến sâu thu nhiều giá trị gia tăng, chủ động tham gia vào lĩnh vực phân phối, tiêu thụ cà phê thế giới chứ không chỉ tiếp tục chỉ là người cung cấp hàng thô.

- Có các nghiên cứu về kĩ thuật hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân. Trong đó bao gồm cả về giống cây trồng, cũng như những kĩ thuật trồng trọt, thu hái tới các công nghệ sản xuất, chế biến tiên tiến hiện đại nhằm tăng năng suất hạn chế tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng lực và trình độ chế biến chất lượng cà phê phù hợp với nhu cầu ngày càng cao nhưng cũng đa dạng và ngày càng khó tính của thị trường Hoa Kỳ.

- Nâng cao vai trò của hiệp hội để liên kết chặt chẽ hơn các doanh nghiệp kinh doanh cà phê của cả nước lại với nhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho ngành cà phê Việt Nam. Đồng thời cũng cần kịp thời có những kiến nghị kịp thời với Chính phủ để điều chỉnh cũng như hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê khi thị trường cà phê thế giới có nhiều biến động, cũng như khi ngành cà phê Việt Nam gặp khó khăn.

- Tìm kiếm các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp thành viên, nên thành lập một quỹ của hiệp hội để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi gặp khó khăn. Nguồn của quỹ là thông qua đóng góp của các thành viên hàng tháng hoặc hàng năm, theo tỷ lệ lợi nhuận mà họ đạt được hoặc theo doanh thu. Ngoài ra hiệp hội cũng cần phải tìm kiếm nguồn từ bên ngoài thông qua các tổ chức của các nước phát triển hoặc của Liên hợp quốc. Bên cạnh đó hiệp hội cũng có thể lấy nguồn này từ ngân sách Nhà nước hay qua việc bán thông tin cho các doanh nghiệp trong ngành (Với các doanh nghiệp thành viên thì cung cấp thông tin miễn phí). - Ngoài việc cung cấp thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh…cho các doanh nghiệp thành viên thì hiệp hội cũng cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo, quảng bá sản phẩm cũng như tư vấn hỗ trợ về kỹ thuật pháp lý cũng như thương mại xuất khẩu cho các doanh nghiệp khi kinh doanh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

- Tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hiệp hội. Để giúp đỡ được các doanh nghiệp thành viên thì bản thân hiệp hội cần có những con người giỏi về chuyên môn, năng động, tích cực…Cải thiện nâng cao chính chất lượng nguồn nhân lực của hiệp hội để hiệp hội thực sự là cầu nối giữa người nông dân - doanh nghiệp sản xuất chế biến - người tiêu dùng.

Trong những năm vừa qua, cà phê Việt Nam đã và đang có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hiện đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu của cà phê Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng vẫn không ngừng tăng lên.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại vấn đề bức xúc đáng phải quan tâm đó là lượng cà phê bột, đã qua chế biến hay các sản phẩm cà phê hòa tan có thể uống liền xuất khẩu vẫn thấp. Các sản phẩm cà phê của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thì vẫn quá ít ỏi, chưa được nhiều người biết đến, năng lực cạnh tranh chưa cao. Trong khi Việt Nam có rất nhiều những ưu thế về cây cà phê của mình, Hoa Kỳ lại là một thị trường khổng lồ, với nhu cầu tiêu thụ cà phê vào cỡ lớn nhất thế giới và đồng thời hiện cũng đang là nước nhập khẩu cà phê nhân lớn nhất của Việt Nam.

Như vậy, mặc dù Hoa Kỳ thực sự là một thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam có thể tìm được cơ hội phát triển nhưng để nâng cao được năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm cà phê Việt thì đòi hỏi sự cố gắng không chỉ của bản thân các doanh nghiệp mà còn phải bao gồm cả người nông dân lẫn sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và hiệp hội cà phê Việt Nam.

Qua quá trình thực tập tìm hiểu và nghiên cứu, em viết chuyên đề này hi vọng đã có thể làm rõ hơn thực trạng về năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam nói chung và các sản phẩm cà phê chế biến nói riêng trên thị trường Hoa Kỳ và từ đó góp phần đưa ra một số những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường này.

Qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm như doanh thu, thị phần, chất lượng, thương hiệu...chuyên đề đã có thể phần nào

cho thấy một cái nhìn rõ hơn về thực trạng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm gần đây.

Tuy nhiên do khả năng nhận thức cũng như nguồn số liệu còn hạn chế, cách thức tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm khá phức tạp nên chuyên đề chưa thể hoàn toàn đi sâu phân tích nhận xét tường tận năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Một lần nữa, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cán bộ trực tiếp hướng dẫn, Phó Vụ trưởng Hoàng Thị Tuyết Hoa cùng các chuyên viên tại Vụ kế hoạch của Bộ Công Thương đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập.

Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Hoa đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.

Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên: Phạm Minh Đức

Tài liệu tham khảo

- Cẩm nang về thị trường xuất khẩu- NXB Lao động xã hội

- Hướng phát triển thị trường xuất khẩu Việt Nam tới 2010- NXB Thống kê - Giáo trình kinh tế quốc tế - trường ĐH KTQD

- Giáo trình chiến lược kinh doanh- trường ĐH KTQD

- Báo cáo tổng kểt năm 2008 (chính thức) của Bộ Công thương - Đề án phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Báo cáo của Viện nghiên cứu thương mại - Bộ Công Thương - Đề án phát triển xuất khẩu - Bộ công thương

- Niên giám thống kê-2007

- Luận văn “ Nâng cao năng lực canh tranh xuất khẩu của cà phê Việt Nam đến 2020” – LV.PT46-13

- Luận văn “ Giải pháp nâng cao giá trị gia ăng cà phê xuất khẩu của Việt Nam” – LV.PT45-13

- Luận văn “Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU” – LV.KTQT46-02

- Luận văn “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” – LV.KTQT45-49

• Một số website:

-www.moit.gov.vn Bộ Công thương

-www.vicofa.org.vn Hiệp hội cà phê Việt Nam -www.gso.gov.vn Tổng cục thống kê

-www.vietrade.gov.vn

-www.vinanet.com.vn Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại BCT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-www.cafeviet.com

-www.agro.gov.vn Cục xúc tiến thương mại

-www.dddn.com.vn Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam

-www.ico.com Tổ chức cà phê thế giới

-www.agroviet.gov.vn Chuyên về hàng nông sản củ Việt Nam (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)

-www.vneconomy.com

-www.customs.gov.vn Tổng cục hải quan

-www.usvtc.org Hội đồng thương mại Việt Mỹ -www.siphawail.com

- Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ - Hiệp hội cà phê Hoa Kỳ - Cà phê Trung nguyên

- Vinacafe

Phụ lục số 1: Cà phê uống liền

Cà phê uống liền/cà phê hòa tan (instant coffee) là một loại đồ uống bắt

nguồn từ cà phê. Cà phê uống liền xuất hiện trên thị trường vào những năm 1950. Từ đó, cà phê uống liền đã phát triển nhanh chóng và trở thành loại cà phê phổ biến nhất, được uống bởi hàng triệu người trên toàn thế giới.

Loại cà phê này rất tiện sử dụng, nhưng quy trình chế biến ra nó lại đòi hỏi những công nghệ hết sức phức tạp và đắt đỏ.

Quy trình chế biến cà phê đi qua ba bước để khử nước trong cà phê, chuyển cà phê sang dạng những hạt nhỏ (granule). Ba bước đó là: Khử “giai đoạn đầu” (pre-stripping), khử những chất hoà tan được của cà phê (soluble coffee solids) và sấy khô.

1. Khử giai đoạn đầu (Pre-stripping)

Trước khi khử những chất hoà tan, các hợp chất dễ bay hơi phải được loại bỏ. Thường thì việc này được thực hiện bằng cách cho hơi đi qua lớp cà phê đã được rang và xay.

2. Khử những chất hoà tan của cà phê (soluble coffee solids)

Ở quá trình này, nước được sử dụng như một dung môi. Những chất hoà tan có thể được khử bằng ba cách: khử bằng bộ lọc (percolation batteries), khử bằng hệ thống “nước ngược” (counter-current system) và phương pháp hỗn hợp (slurry extraction).

Cà phê được giữ trong một hệ thống ống. Sau đó nước nóng được cho qua hệ thống và khử những chất hoà tan có trong cà phê. Những chất này được tách khỏi hệ thống, còn cà phê sau khi đã tách chiết thì được thải ra ngoài.

* Phương pháp khử bằng hệ thống “nước ngược” (counter-curren system):

Cà phê được giữ trong một ống máng nghiêng, sau đó được đẩy lên trên nhờ hai đinh quay với tốc độ cao. Nước nóng sau đó được đưa vào phần trên của ống máng, làm những chất hoà tan trong cà phê bị khử và dung dịch thoát ra qua phần đáy ống máng Phương pháp này rất đắt tiền và không phù hợp với sản xuất quy mô nhỏ.

* Phương pháp khử hỗn hợp (slurry extraction):

Cà phê và nước được trộn lẫn với nhau trong một bể, sau đó được tách ra nhờ bơm li tâm. Đây cũng là một phương pháp rất tốn kém.

3. Sấy khô:

Có hai phương pháp chính dùng để sấy khô: Sấy đông lạnh (freeze drying) và Sấy phun (spray drying).

* Sấy đông lạnh (freeze drying):

Ở phương pháp này, nước trong cà phê bốc hơi để lại một dung dịch có nồng độ cà phê cao. Sau đó dung dịch này được làm lạnh đến -40oC, tạo ra các tinh thể đá. Nhờ quá trình thăng hoa (chất rắn chuyển sang dạng hơi), đá được tách ra khỏi tinh thể. Phần hạt khô còn lại chính là cà phê uống liền. Mặc dù phương pháp này khá tốn thời gian, nhưng nó có khả năng giữ lại mùi vị của cà phê tốt hơn nhiều so với phương pháp sấy phun.

Sau quá trình bốc hơi tự nhiên, dung dịch cà phê đậm đặc được phun từ một tháp cao vào buồng chứa không khí nóng. Sự lưu thông khí nóng trong buồng này tách nước ra khỏi dung dịch và để lại bột cà phê khô. Phương pháp này đơn giản hơn rất nhiều so với phương pháp sấy đông lạnh. Tuy nhiên nhiệt độ quá cao lại làm cho hương vị cà phê bị mất đi nhiều hơn. Nếu cà phê uống liền cần được khử caffein thì quá trình khử này phải diễn ra trước khi rang.

Thế mạnh của cà phê uống liền là ở chỗ nó có thể bảo quản được lâu và rất dễ sử dụng. Bột cà phê đã được khử nước lại được hydrat hoá khi cho nước nóng vào, và nó được rất nhiều người đánh giá là “cà phê” ngon. Bất tiện lớn nhất của cà phê loại này là nó rất dễ bị hỏng nếu không được bảo quản ở một nơi khô ráo và được giữ tránh tiếp xúc với không khí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ lục số 2: Mười thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam giai đoạn 2000-2006

Đơn vị: triệu USD

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Japan 2575.2 Japan 2509.8 US 2452.8 US 3938.6 US 5024.8 US 5924.0 US 7828.7 2 China 1536.4 China 1417.4 Japan 2437.0 Japan 2908.6 Japan 3542.1 Japan 4340.3 Japan 5232.1 3 Australia 1272.5 US 1065.3 China 1518.3 China 1883.1 China 2899.1 China 3228.1 Australia 3651.3 4 Singapore 885.9 Singapore 1043.7 Australia 1328.3 Australia 1420.9 Australia 1884.7 Australia 2722.8 China 3030.0 5 Taiwan 756.6 Australia 1041.8 Singapore 961.1 Singapore 1024.7 Singapore 1485.3 Singapore 1917.0 Singapore 1630.6 6 US 732.8 Taiwan 806.0 Taiwan 817.7 Germany 854.7 Germany 1064.7 Germany 1085.5 Germany 1445.3 7 Germany 730.3 Germany 721.8 Germany 729.0 UK 754.8 UK 1010.3 Malaysia 1028.3 Malaysia 1214.6 8 UK 479.4 UK 511.6 UK 571.6 Taiwan 749.2 Taiwan 890.6 UK 1015.8 UK 1179.7 9 Philippines 478.4 France 467.5 Korea, Rep. 468.7 France 496.1 Malaysia 624.3 Taiwan 935.0 Taiwan 968.8 10 Malaysia 413.9 Korea, Rep. 406.1 Iraq 439.9 Netherlands 493.0 S. Korea 608.1 Thailand 863.0 Indonesia 958.0 Nguồn: www.usvtc.org

Phụ lục số 3: Các sản phẩm cà phê chế biến của Trung Nguyên

Các sản phẩm cà phê chế biến của Trung Nguyên được chia thành các loại sản phẩm như cà phê rang xay (bao gồm cả dòng cà phê cao cấp, trung cấp và phổ thông), cà phê hòa tan G7, cà phê 777:

Thứ nhất, về sản phẩm cà phê bột rang xay:

Dòng sản phẩm phổ thông: bao gồm một số loại như Sức sống (500g), I - Khát vọng (500g), S - Chinh phục (500g - 100g).

Loại sản phẩm được chọn lựa và kết hợp theo một tỷ lệ phù hợp từ những hạt cà phê Arabica, Robusta, Catimor, Excelsa ngon nhất để tạo ra một hương vị thật khác biệt, mùi thơm nồng và bền, nước pha màu nâu đen sóng sánh.

Dòng sản phẩm trung cấp: bao gồm một số loại cà phê chế phin rang xay như Passiona, cà phê sáng tạo, Gourmet Blend, House Blend.

Passiona: Được chế biến từ những hạt cà phê tốt nhất Excelsa và Arabica, cà

phê Passiona thích hợp cho những người mới uống cà phê, với thành phần caffeine thấp, hương thơm nhẹ nhàng và vị cà phê êm dịu.

Cà phê sáng tạo:

- Sáng tạo 1: (gói 250g) Sản phẩm cà phê được chế biến từ những hạt cà

phê Culi Robusta ngon nhất, có hương thơm nhẹ, vị êm, ít đắng và nước pha màu nâu đen.

- Sáng tạo 2: (gói 250g) Sự kết hợp của hai loại cà phê Robusta và Arabica đem đến cho bạn một hương thơm quyến rũ, vị dịu nhẹ.

House Blend (250g & 500g) Được chế biến từ những hạt cà phê tốt nhất Arabica, Robusta, Excelsa, Catimor. Sản phẩm này có nước pha màu nâu đậm, sánh rất đặc trưng.

Dòng sản phẩm cao cấp: bao gồm một số loại như Weasel, Diamond

Collection, Legendee, Clasic Blend

WEASEL (250g): Truyền thuyết về một loại cà phê do những con chồn

hương sinh sống trong những nông trang cà phê rộng lớn, chúng chỉ tìm những quả cà phê chín mọng và thơm ngon nhất để ăn. Khi vào dạ dày, phần thịt của trái cà phê được tiêu hóa còn hạt cà phê được chúng đưa ra ngoài. Dưới tác động

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 107 - 122)