sinh với mật độ khá thường xuyên, có khối lượng lớn. Việc dùng tỷ giá thực tế quy đổi để ghi sổ một mặt tạo nên tính chính xác, giúp kế toán phản ánh được một cách kịp thời những biến động tăng giảm ngoại tệ để đưa ra các kế hoạch, chính sách sử dụng, mua, bán đúng đắn. Tuy nhiên, việc này cũng sẽ gây không ít khó khăn cho
SV: Đặng Thị Hải - Lớp Kế toán 47B GVHD: TH.S Nguyễn Thị Thu Liên
Công ty CP Tam Kim
Khu CN Đồng Văn, Hà Nam
SỔ CHI TIẾT MỘT TÀI KHOẢN
Ngày…tháng…năm… Tk 2112B – “Máy móc, thiết bị nhập khẩu”
Số dư đầu kỳ:
Chứng từ Khách
hàng Diễn giải Tk đ/ư Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
Tổng phát sinh nợ: Tổng phát sinh có: Số dư cuối kỳ:
Chuyên đề thực tập
người làm công tác kế toán trong điều kiện các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên. Cụ thể, việc sử dụng tỷ giá thực tế đòi hỏi kế toán luôn phải cập nhập thông tin về tỷ giá và thực hiện điều chỉnh chênh lệch hàng ngày. Đồng thời, khi phát sinh nghiệp vụ thanh toán các khoản phải thu, phải trả kế toán lại phải xem lại tỷ giá đã ghi nhận, sau đó mới xem xét tỷ giá tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, rồi tiến hành điều chỉnh. Việc này sẽ làm tốn thời gian, công sức và dễ gây nhầm lẫn, sai sót…
Theo em, Công ty có thể sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ, sau đó vào cuối mỗi kỳ kế toán sẽ đánh giá mức chênh lệch tỷ giá hối đoái và thực hiện điều chỉnh. Việc này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho người làm công tác kế toán, cũng như tránh những trường hợp sai sót, nhầm lẫn.
- Về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái: Hàng ngày, khi có chênh lệch tỷ giá hối đoái, kế toán cần phải ánh vào Tk 635 (khoản lỗ) hoặc Tk 515 (khoản lãi). Sau đó, vào cuối năm tài chính, khi đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ mới sử dụng đến tài khoản 413. Cụ thể như trường hợp ví dụ nêu ở trên (mua hàng nhập khẩu của nhà cung cấp Thái Lan Bayer):
Vào ngày 15/9 khi thanh toán nốt số tiền còn lại cho nhà cung cấp Bayer Thái Lan, kế toán xác định chênh lệch tỷ giá hối đoái là 68.814đ và kế toán đã
phản ánh: Nợ Tk 413: 68.814đ
Có Tk 33121: 68.814đ
Điều này là không đúng bản chất kế toán.Vào ngày 15/9, khi thanh toán cho nhà cung cấp và xác định chênh lệch tỷ giá hối đoái, kế toán phải ghi tăng chi phí hoạt động tài chính:
Nợ Tk 33121: 113.542.935đ
Nợ Tk 635: 68.814đ
Chuyên đề thực tập
Có Tk 1121ACB: 90.887.385đ
Sau đó, vào cuối kỳ, khi đánh giá lại ngoại tệ của những tài khoản có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân cuối năm, kế toán mới phản ánh vào Tk 413 – “chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Cụ thể:
Nếu chênh lệch tăng (tỷ giá giao dịch cuối năm lớn hơn tỷ giá đã ghi sổ): Nợ Tk 413:
Có Tk 33121:
Nếu chênh lệch giảm (tỷ giá giao dịch cuối năm bé hơn tỷ giá đã ghi sổ) Nợ Tk 33121:
Có Tk 413:
Vào cuối năm tài chính, xử lý chênh lệch do đánh giá lại ngoại tệ:
Nếu số phát sinh nợ Tk 413 lớn hơn số phát sinh có, hạch toán vào chi phí hoạt
động tài chính: Nợ Tk 635:
Có Tk 413:
Nếu số phát sinh nợ Tk 413 bé hơn số phát sinh có, hạch toán vào doanh thu
hoạt động tài chính: Nợ Tk 413:
Có Tk 515:
- Khi phát sinh nghiệp vụ hàng hoá đã về đến cảng Hải Phòng tuy nhiên chưa được làm thủ tục hải quan để về kho DN, kế toán đã không ghi nhận nghiệp vụ mà chờ đến khi hàng về nhập kho kế toán mới hạch toán:
Nợ Tk 152:
Có Tk 3311
Điều này sẽ làm mất đi tính kịp thời của ngiệp vụ. Giả sử ngày hàng về đến cảng là ngày cuối cùng của năm tài chính 31/12/N, kế toán không ghi nhận mà sang năm tài chính sau mới ghi nhận. Điều này là vi phạm nguyên tắc đúng kỳ khi ghi nhận tài sản. Theo em kế toán nên sử dụng tài khoản 151 để ghi nhận hàng đang đi
SV: Đặng Thị Hải - Lớp Kế toán 47B GVHD: TH.S Nguyễn Thị Thu Liên
Chuyên đề thực tập
đường để có thể phản ánh được kịp thời giá trị tài sản cũng như theo dõi được chính xác công nợ với các nhà cung cấp.
+ Khi hàng chưa về kho (có thể là đang lưu tại cảng hay đang trên đường),
kế toán hạch toán: Nợ Tk 151
Có Tk 3311
+ Khi hàng về nhập kho: Nợ Tk 152
Có Tk 151
Hoàn thiện báo cáo tài chính sử dụng: