Năng lực cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 64 - 69)

I Nguồn vốn huy động tại ĐP 4,438,600 5,100,000 661,400 15%

2.1.1Năng lực cạnh tranh:

2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TẠI CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI – NHNO&PTNT

2.1.1Năng lực cạnh tranh:

Trong điều kiện hội nhập ngày này để tồn tại, có một vị trí chắc chắn trong hệ thống ngân hàng, thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cần không ngừng năng cao năng lực của mình dựa trên những lợi thế nhất định mà ngân hàng đã có. Ngân hàng cần tiến hành phân tích môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý và môi trường đối ngoại,.. để có được định hướng về vị trí và nhiệm vụ của ngân hàng trong nền kinh tế. Đối với chi nhánh Nam Hà Nội cần phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội, tiềm

năng thị trường khu vực này, và xu thế cạnh tranh để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, không để tụt hậu so với các chi nhánh đơn vị khác và các ngân hàng khác.

Khu vực Hà Nội là đô thị loại I của nước ta, chính vì vậy đây là môi trường cạnh tranh gay gắt nhất, để đảm bảo năng lực cạnh tranh thì một trong những nội dung quan trọng là chi nhánh cần tổ chức nghiên cứu khách hàng: đi sâu vào đặc điểm, thói quen và tâm lý của họ. Trên cơ sở đó chi nhánh có thể đưa ra những biện pháp thích hợp để thoả mãn nhu cầu khách hàng, đồng thời tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Thật đáng mừng trong tháng 3 năm 2008, chi nhánh Nam Hà Nội đã thành lập phòng Marketing, đây là bộ phận chuyên chăm sóc khách hàng, cũng như để ra các chương trình khuyến mại, hỗ trợ các hoạt động khác của chi nhánh, nâng cao lợi nhuận cho chi nhánh.

Tăng cường công tác tiếp thị, đổi mới phong các giao dịch, thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, phong phú về loại hình, lãi suất và chi trả phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm tiện ích cho khách hàng và trọng tâm hướng nguồn vốn vào nguồn có tính ổn định cao, hạn chế dần các nguồn vốn thiếu tính ổn định. Chi nhánh cần đẩy mạnh công tac marketing thu hút khách hàng gửi tiền bằng một số biện pháp sau:

- Đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo rộng rãi về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động vốn, huy động tiền gửi,.. để đông đảo công chúng biết đến sản phẩm, dịch vụ ấy. Trong thực tế quan sát tại một số điểm giao dịch, ngay cả khi khách hàng đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ thu hút tiền gửi, sản phẩm huy động vốn của các NHTM trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng chưa nắm hết được tiện ích của các sản phẩm đó. Vì vậy, Chi nhánh nên đa dạng hóa các loại tờ rơi, tờ giới thiệu tại quầy giao dịch để khách hàng có thể đọc được khi đến giao dịch.

- Cần có sự quan tâm đúng mức hơn tới bộ mặt bên ngoài của các văn phòng chi nhánh giao dịch, từ kiến trúc tới lôgo, mầu sắc nhằm gây ấn tượng đối với khách hàng

- Bộ phận chăm sóc khách hàng cần tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng mỗi khi tới giao dịch tại ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hướng dẫn khách hàng giao dịch, trả lời mọi thắc mắc của khách hàng, tư vấn, giới thiệu sản phẩm mới của ngân hàng cho khách, xây dựng văn hoá giao dịch riêng của ngân hàng. Nét văn hoá đó thể hiện qua phong cách, thái độ văn minh lịch sự, trang phục, mang đặc trưng riêng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Mặt khác trình độ công nghệ cao sẽ làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng về dịch vụ được cung ứng và họ yên tâm quan hệ với ngân hàng. Để chất lượng dịch vụ huy động vốn của chi nhánh có thể đáp ứng được các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế, đòi hỏi công nghệ phải không ngừng cải tiến, hiện đại và nâng cấp thực sự trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhân viên ngân hàng.

Chi nhánh Nam Hà Nội cần phát triển thêm các dịch vụ như:

- Mở rộng và phát triển thêm nhiều dịch vụ mới đặc biệt là các dịch vụ tiền gửi, dịch vụ tài khoản cá nhân, phát triển tín dụng tiêu dùng để thu hút và giữ chân khách hàng.

- Thực hiện một số dịch vụ như quản lý tài chính, chi trả thu nhập, lương cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là hoạt động thu hút lượng vốn đáng kể với chi phí không cao, mặt khác tiện lợi đối với khách hàng, làm cho họ gắn bó với ngân hàng hơn.

- Phát triển các dịch vụ kiều hối và các dịch vụ khác nhằm thu hút ngoại tệ và tăng tích luỹ, phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối và tăng dự trữ ngoại tệ cho chi nhánh.

- Hiện nay thị trường chứng khoán ở nước ta đã phát triển là điều kiện để phát triển các loại hình dịch vụ đi kèm với sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Một yếu tố không thể không nhắc tới trong các nhóm biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đó là văn hoá doanh nghiệp. Cần xây dựng văn hoá doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu NHNo&PTNT, tạo môi trường kinh doanh tốt, đem lại lợi ích chung cho cả hệ thống cũng như lợi ích khách hàng của NHNo&PTNT. Mỗi chi nhánh phải góp phần vào nhiệm vụ xây dựng thương hiệu và văn hoá của NHNo&PTNT.

2.1.2 Thị phần

Thực hiện các biện pháp về năng lực cạnh tranh cũng góp phần không nhỏ trong việc giữa vững và nâng cao thị phần của chi nhánh trên thị trường. Chi nhánh cần coi trọng công tác tiếp thị, và cần sự đồng lòng nhất trí của toàn bộ ban lãnh đạo và tất cả nhân viên, vì vậy chi nhánh cần có cơ chế khuyến khích, tạo động lực đến từng cán bộ. Cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, đặc biệt là cán bộ phòng giao dịch cần có thái độ ân cần niềm nở, làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Thái độ phục vụ rất trong trọng nó tạo nên, và để lại ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng về ngân hàng và tăng uy tín của ngân hàng.

Chi nhánh phải có chiến lược khách hàng đúng đắn: chiến lược tiếp cần và khai thác khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, bên cạnh đó phải giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống, thắt chặt mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng đảm bảo lợi ích của hai bên. Tuy nhiên chi nhánh cần phân loại khách hàng để có chính sách riêng đối với từng nhóm khách hàng nhằm thu được hiệu quả cao hơn, cần có chính sách ưu đãi thích hợp, khuyến khích đối với khách hàng lớn và khách hàng lâu năm, khách hàng có tình hinh kinh doanh hoạt động tốt.

2.2 Quản lý lãi suất chi trả.

Chiến lược tạo nguồn vốn luôn gắn với chiến lược sử dụng vốn trong một thể thống nhất, vì vậy lãi suất chi trả và lãi suất cho vay có mối quan hệ chặt chẽ. Để đảm bảo lợi nhuận, lãi suất cho vay luôn phải cao hơn lãi suất chi trả và khoảng chênh lệch này cao hơn khoản chi phí hoạt động của ngân hàng. Công tác quản lý lãi suất chi trả của chi nhánh cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Chỉ đạo lãi suất theo cơ chế thị trường, từng bước tăng dần chênh lệch lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào, trích đủ, kịp thời các khoản dự phòng rủi ro…Thực hiện phương châm, mọi khoản đầu tư của chi nhánh phải đem lại hiệu quả.

Đa dạng hoá lãi suất chi trả phân biệt theo loại tiền và theo thời gian huy động phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất, như khả năng tiết kiệm của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, sự biến động của thị trương chứng khoán,.. Từ đó chi nhánh đưa ra được mức lãi suất danh nghĩa làm sao đảm bảo rằng lãi suất thực tế dương thu hút, hấp dẫn khách hàng. Thực hiện chính sách lãi suất hợp lý kết hợp với các hình thức khuyến khích bằng lợi ích vất chất.

Chi nhánh định kỳ tính lãi suất bình quân, theo dõi cập nhật về tình hình chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào, đảm bảo khả năng sinh lợi của chi nhánh.

Chi nhánh cần thiết lập mô hình tổ chức quản lý rủi ro, trong đó có quản lý rủi ro lãi suất, hình thành các chính sách quản lý rủi ro lãi suất.

Cải tiến phương pháp thông kê nhằm cung cấp thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho việc đo lường, giám sát, kiểm soát, và báo cáo tình hình rủi ro lãi suất.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất: cần chú ý tích cực duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa nguồn vốn và dư nợ, phòng ngừa rủi ro khi lãi suất thị trường biến động.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 64 - 69)