Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 63 - 68)

3.1. Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh các văn bản quản lý hoạt động đấu thầu.

Tuy Luật đấu thầu đã được ban hành và thực hiện trong nhiều năm qua, nó cũng đã phát huy được nhưng tác dung tích cực trong hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng. Song bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và hạn chế cần được khắc phục sữa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Có thể xem xét thông qua những điều khoản ràng buộc của Luật đấu thầu. Trong điều 12, khoản 10, Luật đấu thầu quy định cấm : “ sắp đặt để cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột tham gia các gói thầu mà mình làm bên mời thầu hoặc là thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tổ chuyên gia thẩm định xây dựng lực chọn nhà thầu hoặc là người phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu”. Hành vi sắp đặt này bị cấm vì cho là có thể có những mục tiêu cá nhân. Tuy nếu để trục lợi cá nhân thì chẳng cần phải có tình cảm gia đình mới làm được, chẳng hạn cho bạn bè và người quen thì sao? Do đó có một thực tế hiện nay của Luật đấu thầu là nó vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, cẫn còn những khe hở để các cá nhân, tổ chức lách luật. Do đó, Nhà nước cần phải hoàn chỉnh, cải cách, bổ sung những văn bản có liên quan để hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng sẽ có hiệu quả cao.

3.2. Cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính

Thủ tục đấu thầu hiện nay được quy định còn quá rườm rà, riêng khâu sơ tuyển, thông báo mời thầu, chuẩn bị hồ sơ, cùng với giai đoạn lập thủ tục, hồ sơ để thiết kế, xây dựng dự án, thẩm định, cũng mất rất nhiều thời gian.

khích họ tiếp tục theo đuổi thực hiện phương án đầu tư. Chính vì vậy, cần đơn giản hoá các thủ tục đó bằng cách tinh giảm bộ máy quản lý hoạt động đấu thầu, đi đôi với việc giảm thiểu các thủ tục không cần thiết với nhiều cấp, nhiều cơ quan khác nhau. Điều này không chỉ làm giảm thời gian làm thủ tục cho các nhà đầu tư mà còn là một biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí cho cả chủ đầu tư và cho cả Nhà nước.

Để thực hiện được điều này, Nhà nước cần tạo cơ chế pháp lý thông thoáng để khuyến khích, tạo điều kiện cho chủ đầu tư tổ chức đấu thầu rộng rãi như vậy mới tạo điều kiện để các nhà thầu cạnh tranh một cách công bằng, công khai và minh bạch.

3.3. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu, cũng như các công trình của Nhà nước. đấu thầu, cũng như các công trình của Nhà nước.

Một trong những vấn đề còn thu hút sự quan tâm và gây bức xúc lớn trong công tác đấu thầu ở nước ta hiện nay là có hiện tượng có những nhà thầu tham dự thầu với giá không tưởng, giá thấp hơn cả giá thành sản phẩm, chỉ để được trúng thầu. Nhưng sau đó, khi đã ký kết được hợp đồng và bắt tay vào thi công công trình thì họ tìm cách cắt xén nguyên vật liệu, sử dụng vật tư, vật liệu không đảm bảo yêu cầu. Điều này dẫn đến kết quả tất yếu là công trình kém chất lượng, có nghĩa là mục tiêu kết quả của đấu thầu không còn được đáp ứng. Để khắc phục được vấn đề đó, biện pháp hữu hiệu và trước mắt là cần thanh tra, giám sát chặt chẽ từ hoạt động đấu thầu, tính toán kỹ luỡng, chi tiết để từ đó chọn ra nhà thầu phù hợp có đủ năng lực để đảm nhận dự án. Cùng với đó, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thi công xây dựng công trình.

Đấu thầu xuất hiện đã mang đến một hình thức gần như là tối ưu để thực hiện việc mua sắm ( hàng hoá, dịch vụ, công trình). Ngày càng nhiều lĩnh vực áp dụng hình thức này, cũng như ngày càng nhiều các chủ đầu tư sử dụng đấu thầu để mua hàng hoá. Vì vậy, quản lý hoạt động đấu thầu được siết chặt hơn. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đang từng bước tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước được bình đẳng trước pháp luật, điều đó cũng có nghĩa là tính cạnh tranh trong đấu thầu ngày một khốc liệt hơn, khó khăn hơn. Tình thế đó đặt ra cho các nhà thầu những thách thức vô cùng lớn, để trở thành người thắng cuộc đòi hỏi các nhà thầu phải có những chiến lược và biện pháp trong đấu thầu thực sự phù hợp với thực tiễn.

Với hơn 50 năm hình thành và phát triển, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, tham gia nhiều gói thầu cả trong và ngoài nước, Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ không tí những hạn chế còn tồn tại do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao khả năng đấu thầu cho Công ty là hết sức cần thiết.

Nhìn chung, các biện pháp được đặt ra chỉ nhằm mục đích là phát huy tối đa những thế mạnh và hạn chế đến mức thấp nhất các vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực hoạt động đấu thầu của Công ty. Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ thực trạng của Công ty trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để đưa ra các giải pháp sao cho phù hợp, hơn nữa cũng nên sử dụng kết hợp với các chiến lược sản xuất kinh doanh của toàn Công ty để nâng cao khả năng thành công trong khi tham dự thầu.

lai Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội sẽ tiếp tục khẳng định vị thế lớn mạnh của mình trên thị trường trong nước và vươn xa ra thị trường quốc tế.

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂUTÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. T.S Đinh Đào Ánh Thủy ( 2006 ), “ Bài giảng môn Quản trị Đấu thầu”, Hà Nội.

2. Luật Đấu thầu ( 2005 ). 3. Luật Đầu tư ( 2005 ).

4. Tạp chí “ Thông tin Đấu thầu”, “ Thời báo Kinh tế Việt Nam”, Báo “ Đầu tư”.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w