Trên cơ sở phân tích các yếu tố thuộc môi trường nội bộ của công ty Shell Việt Nam ngành gas, Tôi tập hợp được các điểm mạnh, điểm yếu của công ty vào ma trận các yếu tố bên trong như sau:
Bảng 20 : Ma Trận các yếu tố bên trong
TT Các yếu tố chủ yếu bên trong
Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Tính chất tác động 1 Năng lực sản xuất lớn 0,10 4 0,40 + 2 Khả năng tài chính mạnh 0,11 4 0,44 + 3 Lao động được đào tạo và có
chế độ đãi ngộ tốt 0,12 3 0,36 + 4 Công nghệ nạp gas hiện đại 0,08 3 0,21 +
5 Shell là thương hiệu hàng đầu thế giới
0,08 3 0,21 + 6 Marketing chung của công ty
còn yếu
0,12 1 0,12 - 7 Dịch vụ sau bán hàng còn yếu 0,08 1 0,08 -
8 Hệ thống phân phối còn yếu 0,06 2 0,12 - 9 Hoạt động yểm trợ yếu 0,06 2 0,12 - 10 Khai thác năng lực còn thấp 0,10 1 0,10 - 11 Giá thành sản xuất còn cao 0,09 1 0,09 -
Tổng cộng 1,00 2,25
( Nguồn: Tác giả nghiên cứu thực tế)
Nhận xét: Qua kết quả phân tích bằng ma trận các yếu tố bên trong ở bảng trên ta thấy tổng số điểm quan trọng là 2,25 thấp hơn mức trung bình ( 2,5). Như vậy chứng tỏ khả năng hoạt động của công ty Shell Việt Nam còn yếu chưa khai thác được những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Các yếu tố mà công ty cần quan tâm nhiều trong quá trình phát triển của mình là : marketing, dịch vụ sau bán hàng,xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, tăng cường hoạt động yểm trợ, giảm giá thành sản phẩm, tận dụng khai thác năng lực sẵn có.
CHƯƠNG III
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM GAS DÂN DỤNG CỦA CÔNG TY SHELL
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010